Dom jalan ngak mbang hu kein laba
Kadha “Urang ngak hamu caong thau” harei ini, khaol dahlak likau khan brei ka mikva thau dom bruk ngak mbang mek hu kein laba di dom baoh sang daok pak An Giang.
Ong A Mách daok di palei Phũm Soài, xã Phong Châu, ban sit Tân Châu nan lac sa baoh sang yau nan. Dahlau diah sang ong A Mách tok thau ngak bruk menyim jih dahlah meng kan di bangsa Cam, rai diuk jeng tok ginup mbang cai, oh labaih hu hadom. Min meng tari tareng, thau patak pataom dalam cai pandar ong jeng patak pataom hu hasit phun jien piah ngak mbang pala drak, ngan haong bruk ngak padai gam haong raong limo palimek.
Akaok mereip, meng phun jien takik, ong tok blei hu 5 công taneh (5.000 m2) piah ngak padai 2 vụ. Meng thau pandar ilamu kỹ thuật tame bruk pala drak nan ye năng suất padai di hamu ong tuk halei jeng hu 9,5 tấn sa ha, hadei di kaoh bloh phun jien buh tame ong daok laba hu meng 25 triệu tal 30 triệu đồng sa ha. Jien laba pataom hu, ong blei taneh piah peih prong jang bruk ngak mbang pala drak, tal urak ini ong hu 42 công taneh ngak padai, kein laba dak harei dak glaong. Langiu jien mek tame meng bruk ngak padai, sang ong daok hu jien mek tame biak ralo meng raong limo pajaih, palimek limo saong cửa hàng pablei khan ao di diuk ong. Urak ini sang ong lac sa dalam dom baoh sang urang nong kaya meda di palei Cam, yaok thun jien mek tame hu jaik 400 triệu đồng.
Di 9 palei Cam An Giang urak ini baoh sang kaya meda yau sang ong A Mách mboh biak ralo, baoh sang kathaot trun samar tui jalan khang kajap. Jaik 5 thun mai ini, bruk raong limo palimek hu mong yau sa dalam dom jalan patagok kinh tế baoh sang biak siam, nan ye hu bhap bani Cam pak ini ngak tui. Tui ong Sa Ma Êl daok pak palei Cam Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, dahlau diah sang ong diuk rai meng bruk nao ngak mbang pah, nan ye yaom lac biak glaih glar rambah rambup min jeng daok kathaot. Mboh mikva dalam palei jak gauk raong limo tui jalan palimek, ba mai kein laba biak tani tanat, bo takik gaok khat lihik nan ye sang ong kham merat blei sa yau limo mai raong. Meng thun 2010 tal ini, meng bruk raong ilmo bo sang ong tapa truh kathaot, patak pataom hu jien piah padang ngak sang khang kajap, raong anek mbang bac.
Bruk raong le le di palei Cam xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, bruk cakrok patagok du lịch cộng đồng di palei Cam xã Châu Phong, ban sit Tân Châu saong palei Cam xã Đa Phước, huyện An Phú. Abih di nyu nan lac bruk raong le le di xã Vĩnh Hanh mboh biak siam mekre, hu sang jien mek tame yaok rituh triệu đồng sa thun. Ong Sa Lê lac sa dalam dom urang Cam nao dahlau dalam bruk raong le le dalam labik meteh glai tamo. Ngan haong mblang taneh jaij 1.000 m2, yaok thun ong Sa Lê palao raong jaik 500 drei le le, hadei di 8 bilan ba pablei, urang blei mai tal labik raong piah blei, kaoh abih jien buh tame sang ong daok laba hu jaik 100 triệu đồng.
Ong Sa Lê brei thau, raong le le dalam labik meteh glai tamo hu ba mai kein laba glaong saong oh kan hagait ralo./.
Tiết mục: “Nhà nông cần biết”
Tiết mục “Nhà nông cần biết” hôm nay , chúng tôi xin giới thiệu cùng bà con một số mô hình kinh tế hộ gia đình làm ăn hiệu quả ở An Giang.
Những mô hình làm ăn hiệu quả
Ông A Mách ở ấp Phũm Soài, xã Phong Châu, thị xã Tân Châu là một ví dụ điển hình. Trước đây gia đình ông A Mách vốn làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Chăm, cuộc sống cũng chỉ đủ trang trải chứ không khá giả. Nhưng nhờ chăm chỉ, biết căn cơ tiết kiệm trong chi tiêu ông cũng tích cóp được một ít vốn để đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, với mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi bò vỗ béo.
Ban đầu, với đồng vốn còn ít ông chỉ mua được 5 công đất (5.000 m2) để trồng lúa 2 vụ. Nhờ biết áp dụng những tiến bộ của khao học, kỹ thuật vào canh tác nên năng suất lúa của ruộng ông luôn đạt bình quân 9,5 tấn/ha, sau khi trừ mọi chi phí ông có lợi nhuận từ 25 triệu đồng – 30 triệu đồng/ha. Lợi nhuận tích lũy được, ông tiếp đầu tư mua đất để mở rộng phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn, đến nay ông đã có 42 công đất trồng lúa, lợi nhuận ngày càng tăng cao. Ngoài nguồn thu nhập từ trồng lúa, gia đình ông còn có một nguồn thu nhập khác rất đáng kể từ chăn nuôi bò giống, bò vỗ béo và cửa hàng bán quấn áo, vải vóc của người vợ. Hiện nay gia đình ông là một trong những nông hộ khá giả ở làng Chăm, với tổng thu nhập khoảng gần 400 triệu đồng/năm.
Ở 9 làng Chăm An Giang hiện nay tỷ lệ hộ giàu như gia đình ông A Mách chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo hướng bền vững. Khoảng 5 năm trở lại đây, chăn nuôi bò vỗ béo được xem là một trong những mô hình phát triển kinh tế gia đình rất hiệu quả, nên được cộng đồng người Chăm nhân rộng. Theo ông Sa Ma Êl ở làng Chăm Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành chia sẻ, trước đây gia đình ông mưu sinh bằng việc làm thuê làm mướn, nên dù vất vả lam lũ nhưng vẫn nghèo khó. Nhận thấy người dân trong làng đua nhau nuôi bò theo mô hình vỗ béo, đem lại lợi nhuận khá ổn định, lại ít rủi ro nên gia đình ông quyết mua một cặp bò về nuôi. Từ 2010 đến nay, nhờ nuôi bò mà gia đình ông thoát nghèo, có tích lũy làm được nhà vững chắc, nuôi các con ăn học.
Mô hình nuôi vịt trời ở làng Chăm xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở làng Chăm xã Phong Châu, thị xã Tân Châu và làng Chăm xã Đa Phước, huyện An Phú. Đặc biệt là mô hình nuôi vịt trời (le le) ở xã Vĩnh Hanh rất thành công, có gia đình thu nhập hàng 100 triệu đ/năm. Ông Sa Lê là một trong những người Chăm đi tiên phong trong việc triển khai thực hiện mô hinh nuôi le le trong môi trường bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000 m2, mỗi năm ông Sa Lê thả nuôi khoảng 500 con le le sau 8 tháng cho xuất chuồng, thương lái tới tận nơi đặt mua, trừ mọi chi phí gia đình ông còn có lời khoảng 100 triệu đồng.
Ông Sa Lê cho biết, nuôi le le trong môi trường bán hoang dã mang lại lợi nhuận cao và thực hiện cũng không quá khó./.
Viết bình luận