Kadha: “Urang ngak hamu caong thau”
Urang ngak nong angan Đoàn Văn Le, daok pak palei Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ngak hu siam bruk raong dum dalam bein piah khik caga phun pala bo oh njauk pandar jru khik caga phun pala (BVTV).
Tabiak bein, ong Le ba khaol dahlak mong iek dom sruh dum bo drei daok raong. Mboh kol dahlak caik meta tui iek anek dum angaok phun, ong Le brei thau: “Ini lac janih dum sambo kanjik katam bahrau ngak sruh angaok glaong, aenk dum ini nyu biak khang, sahanak, mbang hu dom janih halak halin, côn trùng; halak balau bo manuac urang drei tuk mboh ye biak huac. Daok janih dum juk ini biak takre daok dalam srok phun kayau. Tapa mong iek mboh nyu nduac nao nduac mai luac harei, pandap mbang bo nyu takre nan lac rệp sáp”.
Ong Le hadar veik: “Tuk bahrau blei taneh di Định Quán mboh bein daok lapih, tok hu hasit phun pa-aok bleit, phun durieng, chôm chôm nan ye ong pala pabak phun ca cao. Dalam sa mbang nao pasram pala phun ca cao, Tiến Sỹ Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông lâm bal raya Hồ Chí Minh) tacei dahlak pandar anek dum piah khik caga phun pala. Hadei di nan gru Phước pato ka dahlak jalan raong dum”.
Meng tari tareng, ong jeng glang iek tapol dum di drei yaom lac pndiak atau hajan. Bloh mbang thu hoạch akaok meti hu siam lagaih. Yaom lac oh pandar jru khik caga phun pala min bein phun di ong oh hu jit ruak, năng suất baoh glaong jang dom baoh sang jaik taphia.
Meng thun 2014 tal ini, chôm chôm dalam bein ong Le pak Trảng Bom brei năng suất glaong jang thun dahlau jaik 20% (mek hu jaik 4 tấn meteh) pablei blaoh brei jien mek tame glaong. Ong Le ndom lac bruk raong dum oh kan kayua dum jeng dreih yau dom janih anek raong karei, njauk brei pandap mbang ka nyu meng khik takai nyu hu. Njauk thau lac, dum biak takre daok angaok dom janih phun tabiak bingu piah njuk mật saong mek dom janih halak, côn trùng mai ndam. Tuk raong njauk kak talei piah ngak jalan nao ka dum meng dhal phun ini tapa dhal phun diah.
Tuk dum nduac nao mai, nyu mboh saong nyu kaik côn trùng. Dum jeng dreih yau anek danko, tuk nyu caih ralo ye nyu hu drei dum dang akaok saong neh tapon piah ngak jeng tapon bahrau. Meda daong ka anek dum meng bruk kak rilo talei, pabak ralo pandap mbang jang piah palaghaih ka nyu nao padang tapon bahrau./.
Tiết mục: “Nhà nông cần biết”
Lão nông Đoàn Văn Le, ngụ ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng thành công phương pháp nuôi kiến trong vườn để bảo vệ cây trồng mà không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Ra khu vườn, ông Le hướng dẫn chúng tôi quan sát những tổ kiến mà mình gây đàn. Thấy mọi người chăm chú nhìn kiến trên cây, ông Le giải thích: “Đây là loài kiến vàng ưa làm tổ trên cao, đặc tính rất khỏe, hung dữ, có khả năng tấn công các loại sâu bọ, côn trùng; kể cả sâu róm lông xù mà nhiều người chỉ thấy đã sợ. Còn giống kiến đen này rất thích ở hốc cây. Qua theo dõi thấy kiến hoạt động suốt ngày, món khoái khẩu của nó là rệp sáp”.
Ông Le nhớ lại: “Lúc mới mua đất ở Định Quán thấy vườn còn thưa, chỉ có ít cây điều, sầu riêng, chôm chôm nên tui quyết định trồng thêm ca cao. Trong một lần tập huấn canh tác ca cao, Tiến Sỹ Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh) đã gợi ý tui sử dụng nguồn lợi tự nhiên tại chỗ để bảo vệ cây trồng. Sau đó thầy Phước chỉ cho tui cách nuôi kiến”.
Với đức tính cần cù, ông vẫn theo dõi và chăm sóc đàn kiến của mình bất kể trời nắng hay mưa. Và vụ thu hoạch đầu tiên đã không phụ công ông. Dù không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật song vườn không xảy ra dịch bệnh, năng suất trái cao hơn hẳn các hộ xung quanh.
Từ đầu năm 2014 đến nay, chôm chôm trong vườn ông Le tại Trảng Bom cho năng suất cao hơn năm ngoái khoảng 20% (đạt gần 4,5 tấn) bán xong cho thu nhập cao. Ông Le khẳng định việc nuôi kiến không khó bởi kiến cũng như các vật nuôi khác, phải cho nó thức ăn thì mới giữ chân lâu được. Đặc tính lớn nhất của kiến là rất thích sống trên các loại cây ra hoa để hút mật và bắt các loài sâu bọ, côn trùng tìm đến. Khi nuôi phải giăng dây để tạo đường đi của kiến từ nhánh cây này sang nhánh cây khác.
Quá trình di chuyển giúp kiến phát hiện và tiêu diệt côn trùng gây hại. Điều thú vị nữa ở kiến là cũng giống như ong, khi chúng phát triển đông đúc quá mức thì sẽ tự sinh ra kiến chúa và tách bầy để tạo nên đàn mới. Có thể hỗ trợ kiến bằng cách giăng thêm dây, tăng thêm thức ăn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng di chuyển lập đàn mới./.
Viết bình luận