Ba boóch H’re nắc râu nghệ thuật diễn xướng bơơn bấc ngai kiêng, cóh đếêc nắc dáp tước apêê bh’ươr ba boóch H’chôi (Ka choi) lâng Tă têu 9Ka lêu) chr’nắp âng ma nuýh H’re. Cóh apêê sinh hoạt văn hoá zập t’ngay, ma nuýh H’re choom ba boóch zập đhị, zập bhêl, lấh t’ngay đhêy pa bhrợ căh cợ cóh apêê bh’rợ bhui har ắt cha ớh, bhiệc bhan…
Cung cơnh apêê acoon cóh ađhi noo lơơng đhị zr’lụ Trường Sơn-Tây Nguyên, ma nuýh H’re vêy chr’nắp văn hoá,pr’ắt x’nưl ty đanh bấc râu lâng pr’hay liêm. Ma nuýh H’re vêy bấc râu tr’cọ x’nưl bhrợ lâng cram, bh’o, k’đóh a lui cơnh: n’jưl brook, a luốt talía, a luốt pơpel, nhị rađang, “chiêng tre” ching kala. Râu chr’nắp bhlầng nắc pazêng apêê tr’cọ x’nưl nâu zêng bơơn ta đươi dua đoọng piáh đhị ba boóch. Zập ba boóch lâng cơnh ba boóch âng ma nuýh H’re âng đơơng râu chr’nắp lalay âng ma nuýh H’re. T’coóh Vi Tấn Bảo, ma nuýh lêy cha mệêt, ma nuýh pa chắp lêy tr’cọo x’nưl ty đanh, đoọng năl: “Cóh zập g’lúh bhiệc bhan tệt tọc, xay xơ cắh cợ nắc đhị bêl bhui har ắt cha ớh, tớt âm buốh, ma nuýh H’re nắc hát đoọng zập ngai xợơng ting bh’ươr Ka choi, Ka lêu… Zập ba boóch zêng ting tr’cọo x’nưl chiing goong, ta đớc nắc chinh tốc căh cợ nắc pr’hát bơơn ta âng đơơng đh’rứah lâng râu xưl âng tr’cọo x’nưl ma núyh H’re tu cơnh đếêc nắc bêl xợơng apêê pr’hát pr’hay cắh dzợ cơnh. Xa nay âng zập pr’hát nắc deh hơnh vel đong, déh hơnh pr’ắt tr’mông pa bhrợ ta têng, chr’nắp bhlầng nắc loom luônh tr’kiêng chr’roonh zr’muông. Ma nuýh H’re ba boóch cơnh muy bhiệc pa cắh râu cr’nọo cr’niêng loom luônh liêm ta níh cóh pr’ắt tr’mông lâng pa bhrợ ta têng”.
Cóh nền âm nhạc ty đanh âng ma nuýh H’re, bơr bh’ươr Kalêu, ka choi (hát tr’ơơi âng n’đil lâng n’jứih) nắc pazêng râu chr’nắp liêm. Kachoi nắc bh’ươr laliêm pr’hay bấc ngai năl tước, cóh đếêc Kalêu hát muy cơnh cơnh a năm. Bh’ươr Kachoi nắc ơy vêy bh’ươr x’nul ha dợ cr’liêng xa nay pr’hát nắc ma nuýh hát tự pa chắp xợơng lâng hát t’ơơi ting cơnh c’lâng xa nay sinh hoạt. Bh’ươr Kachoi choom hát đhơ đhơ cơnh cung choom lâng apêê chr’roonh zr’muông choom hát hớ ha dợ cắh choom pr’lứch. Đhị zập bêl bhiệc bhan, tệt tọc, xay xơ, cắh cợ nắc bhui har ắt cha ớh… tớy âm buốh, bêl k’nặ bọol, ma nuýh H’re buôn ta pr’zước hát Kalêu, Kachoi đoọng giao lưu, pa prá, pa cắh loom luônh, cắh cợ nắc pa cắh râu bhriêl choom, z’hai g’lăng hát Kachoi (hát tr’ơơi âng n’đil lâng n’jứih) lâng zập ngai. Vêy ngai hát đh’rứah toong t’ngay ha dưm bhrợ t’ngay bhiệc bhan ting r’rộ r’răm lấh mơ, lâng âng đơơng chr’nắp liêm lấh mơ…
Đắh xa nay, ma nuýh H’re buôn ba boóch đoọng pa cắh loom luônh, bơơn pr’zợc cắh cợ prá xay muy râu bh’rợ ha dợ cắh choom moon tíh. Tợơ hát tr’ơơi, pa cắh lâng pr’hát, thơ, đươi dua pazêng cr’liêng pr’hát ba bi zập cơnh đoọng pa cắh loom luônh âng đay.
Z’lấh t’ngay c’xêê, apêê bh’rợ sinh hoạt văn hoá, bhiệc bhan, tr’cọ x’nưl ty đanh âng acoon cóh H’re xoọc bil pất r’dợ. Bấc nghệ nhân ma nuýh H’re choom pa cắh lâng năl ghít liêm chr’nắp đăh tr’cọ x’nưl, đắh apêê ba boóch cung bil pất r’dợ. Đhơ cơnh đếêc, cóh đhanuôr H’re dzợ vêy nghệ nhân dân gian Đinh Ngọc Su vel đong đhị chr’hoong Sơn Hà, đhị tỉnh Quảng Ngãi tr’haanh bhlầng. T’coóh nắc ma nuýh choom bhrợ têng, cha ớh bấc râu tr’cọ x’nưl lâng choom ba boóch H’re. Lâng cơnh pa choom tợơ ma nuýh đâu pa choom đoọng ma nuýh tốh, ca căn pa choom đoọng ca coon, t’coóh nắc cung hay bấc, chếêc lêy ba boóch lâng cr’liêng xa nay ty đanh. Tu cơnh đếêc, ma nuýh cơnh Đinh Ngọc Su bơơn apêê lêy cha mệêt văn hoá dân gian xay moon cơnh muy cr’liêng ngọc chr’nắp. Ma nuýh lêy pa chắp văn hoá dân gian Đinh Ngọc Vũ, xay moon: “Nghệ nhân Đinh Ngọc Su nắc ma nuýh zư lêy ra vai đoọng ha coon cóh H’re. T’coóh ta béch đhị prá xay, hát tr’ơơi. Râu chr’nắp lấh mơ nắc t’coóh dzợ choom bhrợ têng tr’cọo x’nưl âng ma nuýh H’re. Ngành văn hoá xoọc pa zưm đh’rứah lâng t’coóh đoọng bhrợ pa dưr, pa choom pazêng c’năl đắh bhrợ têng lâng đươi dua apêê tr’cọo x’nưl apêê tr’cọo x’nưl lang choom hát zập râu bh’ươr”.
Cóh zập chu liên hoan ba boóch prang k’tiếc k’ruung pazêng c’moo đăn đâu, apêê bh’ươr lâng tr’cọo x’nưl âng ma nuýh H’re ơy t’pấh loom âng ma nuýh lêy, xợơng cóh k’tiếc k’ruung hêê lâng đắh k’tiếc k’ruung lơơng. Bhiệc zư lêy, pa dưr lâng zư lêy chr’nắp văn hoá liêm choom âng manuýh H’re vêy chr’nắp liêm. Pazêng pa zay âng ngành văn hoá lâng nghệ nhân Đinh Ngọc Su cung chroi k’rong bhrợ pa dưr lâng pa dưr chr’nắp văn hoá Việt Nam liêm choom, âng đơơng chr’nắp acoon cóh./.
DÂN CA CỬ NGƯỜI H'RE
Tô Tuấn VOV5
Dân ca H’re là loại hình nghệ thuật diễn xướng được nhiều người yêu thích, trong đó phải kể đến các làn điệu H'chôi (Ka choi) và Tă têu (Ka lêu) đặc trưng của người H’re. Trong các sinh hoạt văn hóa thường ngày, người H’re có thể hát dân ca ở mọi nơi, mọi lúc, sau ngày nghỉ lao động hay trong các cuộc vui, lễ hội…
Cũng như các dân tộc anh em khác ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, người H’re có nền văn hóa, âm nhạc dân gian đa dạng và đặc sắc. Người H’re có nhiều loại nhạc cụ làm bằng tre nứa, vỏ bầu như: đàn brook, ống tiêu talía, đàn môi pơpel, nhị rađang, "chiêng tre" ching kala. Điều đặc biệt là hầu hết các nhạc cụ này đều được sử dụng để đệm cho hát dân ca. Các bài dân ca và cách hát dân ca của người H’re rất độc đáo và mang bản sắc riêng của người H’re. Ông Vi Tấn Bảo, nhà sưu tầm, nghiên cứu âm nhạc dân gian, cho biết: "Trong các dịp lễ tết, đám cưới hay trong dịp sinh hoạt vui chơi, ngồi bên ché rượu cần, người H’re thường hát cho nhau theo làn điệu dân ca Ka choi, Ka lêu…Các bài dân ca thường được diễn xướng trên nền nhạc cồng chiêng theo nhịp điệu gọi là chinh tốc hoặc bài hát được phụ họa bởi các loại nhạc cụ đặc sắc của người H’re nên khi nghe các bài hát thể hiện được chất trữ tình. Nội dung những bài dân ca thường là ca ngợi quê hương, ca ngợi cuộc sống lao động, đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Người H’re hát dân ca như một cách để chia sẻ tâm tư tình cảm trong đời sống và sản xuất".
Trong nền âm nhạc dân gian của người H’re, hai làn điệu Kalêu, Kachoi (hát đối đáp nam nữ) là những di sản đặc sắc. Ka choi là làn điệu dân ca có bài bản, có nhịp điệu và có nhiều bài phổ biến nhất, trong khi Ka lêu chỉ có một lối hát. Làn điệu Ka choi về giai điệu âm nhạc thì luôn có sẵn, còn phần lời thì người hát tự ứng tác tại chỗ theo nội dung sinh hoạt. Làn điệu Ka choi không có bài bản cụ thể, nên có thể hát nhiều nội dung khác nhau và các cặp đôi có thể hát với nhau mà không có đoạn kết. Trong các dịp Tết, cúng, đám cưới, hay sinh hoạt vui chơi, giải trí... ngồi bên ché rượu cần, khi có chút men rượu, người H’re thường rủ nhau hát làn điệu Ka lêu, Ka choi để giao lưu, tâm sự, chia sẻ tâm tư tình cảm của mình, hoặc để thể hiện khả năng tài nghệ hát Ka choi( hát đối đáp) với mọi người. Có những cặp hát với nhau suốt cả đêm làm cho không khí ngày xuân, lễ hội thêm rộn rã, đầm ấm, và mang nhiều ý nghĩa..
Về nội dung, người H’re thường hát dân ca để tỏ tình giao duyên, kết bạn, tâm tình hoặc để trao đổi một công việc nào đó mà không tiện nói với nhau bằng lời nói cụ thể. Thông qua cách hát đối đáp, thể hiện bằng âm nhạc, lời thơ, dùng những từ ngữ ví von sâu xa, có vần, điệu để diễn tả tình cảm của mình.
Trải qua thời gian, các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, nhạc cụ truyền thống của dân tộc H’re đang dần bị mai một. Số nghệ nhân người H’re biết trình diễn và am hiểu sâu sắc về nhạc cụ, về các làn điệu dân ca cũng thưa vắng dần. Tuy nhiên, trong cộng đồng người H’re vẫn có nghệ nhân dân gian Đinh Ngọc Su quê ở huyện Sơn Hà, ở tỉnh Quảng Ngãi rất nổi tiếng. Ông là người có khả năng vừa tự chế tác, trình tấu các loại nhạc cụ độc đáo vừa hát dân ca H’re. Bằng cách học truyền miệng từ cha mẹ từ khi còn nhỏ, ông cũng là người nhớ thuộc, sưu tầm được nhiều bài hát dân ca cổ xưa. Bởi vậy, những người nghệ nhân như ông Đinh Ngọc Su được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá như một viên ngọc quý. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đinh Ngọc Vũ, nhận xét: "Nghệ nhân Đinh Ngọc Su chính là người giữ hồn cho dân tộc H’re. Ông có tài ứng xử, hát đối đáp rất hay trong dân ca H’re. Điều đặc biệt ông còn chế tác rất nhiều nhạc cụ của người H’re. Ngành văn hóa đang phối hợp cùng ông để mở các lớp dạy trao truyền những kiến thức về chế tác và cách sử dụng các nhạc cụ và biết hát các làn điệu dân ca".
Trong các cuộc liên hoan dân ca toàn quốc những năm gần đây, các làn điệu dân ca và âm thanh của nhạc cụ của người H’re đã chinh phục đông đảo khán giả trong và ngoài nước. Nghệ nhân Đinh Ngọc Su đã được mời tham gia biểu diễn hát dân ca và trình tấu nhạc cụ của người H’re tại Hàn Quốc và được khán, thính giả các nước đánh giá cao. Việc bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người H’re có ý nghĩa rất quan trọng. Những nỗ lực của ngành văn hóa và nghệ nhân Đinh Ngọc Su cũng góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Viết bình luận