LÝ SƠN – ZR’LỤ TƯỚC T’PÂH T’MOOI DU LỊCH
Thứ năm, 17:26, 09/05/2024 Thành Long Thành Long
Bấc c’moo hay, đảo tiền tiêu Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ta luôn năc đhị tước liêm pr’hay âng t’mooi du lịch coh k’tiếc k’ruung hêê lâng bha lang k’tiếc.

 

 

Pazêng t’ngay đhêy lễ bêl hơnh deh Chiến thắng 30/4 lâng t’ngay Quốc tế lao động 01/5 c’moo đâu, t’mooi du lịch gluh ooy đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ting bấc. Pazêng g’luh bhuông lướt đâh Sa Kỳ - Lý Sơn ta luôn bấc t’mooi. Tước Lý Sơn pazêng t’ngay đâu, t’mooi bơơn lêy bhiệc bhan Khao lề thế lính Hoàng Sa, j’niêng bh’rợ pa têệt lâng k’bhuh Hùng binh kiêm quản Bắc Hải ơy vêy lịch sử tơợ k’ha riêng c’moo hay. Nâu năc muy j’niêng bh’rợ bơơn apêê tô k’bhuh coh đảo Lý Sơn bhrợ têng moọt c’xêê 2 lâng c’xêê 3 âm lịch zập c’moo.

Ơy tước chr’hoong đảo Lý Sơn, căh choom căh tước đong pa căh Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải, đhị zư đơc bấc tư liệu, p’đươi bơơn k’rong đơc bhrợ pa dưr pa têệt lâng k’bhuh hùng binh Hoàng Sa tơợ 400 c’moo hay. Tước ha bu, bêl căh lâh ang p’răng dzợ, ting k’bhuh t’mooi năc chô lêy đảo đhị tượng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, lêy đong pa căh. Anoo Võ Thiện Hảo, t’mooi thành phố Hồ Chí Minh g’luh tr’nơợp tước đảo Lý Sơn xay moon: “Lý Sơn năc đảo ha dưr bấc rau, đhanuôr coh đâu cung ặt tớt liêm lâng t’mooi, pa bhlầng năc pleng k’tiếc coh đâu liêm pr’hay pa bhlầng, năc cu quyết định tước Lý Sơn đoọng ặt đhêy bêl đâu. Lâng k’bhuh zi cung năl bấc rau ooy pr’ặt tr’mông âng đhanuôr t’bơơn a xiu, pa bhlầng năc chr’năp bêl đhanuôr ặt bhrợ coh biển, zư lêy c’la âng ca noong biển đảo âng hêê”.

Đảo Lý Sơn pleng k’tiếc liêm pr’hay, bãi biển liêm cra, l’thai. Coh đâu dzợ zư đơc bấc pr’đươi crêê tước c’la âng biển đảo chr’năp ma bhuy âng k’tiếc k’ruung hêê. T’mooi bơơn lướt lêy tu da ding Thới Lới, da ding oih bêl a hay căh cợ tước chùa hang, hang Câu, c’riing Tò vò căh cợ lướt lêy clung choh hành, tỏi rau chr’năp âng chr’hoong đảo.

C’moo hay, pazêng đợ t’mooi tước đảo 170.000 chu, coh đêêc k’nặ 2.000 chu năc t’mooi bha lang k’tiếc. Pazêng c’moo đăn đâu, cơ sở hạ tầng, cơ sở ặt đhêy đhị Lý Sơn cung ơy k’rong bhrợ, pa mâng. Xoọc đâu, Lý Sơn vêy 130 đhị ặt đhêy, coh đêêc vêy 23 khách sạn, 47 đong đhêy ặt lâng 55 bêệ homestay. Tơợ lễ Giỗ tổ Hùng Vương tước nâu kêi, đợ t’mooi tước Lý Sơn dưr bấc lâh mơ. T’ngay c’xu Lý Sơn t’pâh tơợ 300 – 400 t’mooi, bêl lễ nâu năc dưr bấc lâh bơr, pêê chu, bấc bhlầng năc moọt t’ngay 22/4 t’mêê đâu, Lý Sơn t’pâh âh 1.000 chu t’mooi/t’ngay.

P’căn Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND chr’hoong Lý Sơn moon ghit, du lịch năc ngành kinh tế bha lầng âng chr’hoong. Bhiệc pa dưr t’bấc t’mooi năc pa têệt lâng quy hoạch zr’lụ za zưm t’hước tước Trung tâm du lịch biển đảo ting xa nay Nghị quyết 26 âng Bộ Chính trị đăh “Pa dưr kinh tế - xã hội lâng tệêm ngăn quốc phòng, an ninh zr’lụ Bắc Trung Bộ lâng truih biển Trung Bộ tước c’moo 2030, t’hước tước c’moo 2045”: “Coh bhiệc pa dưr du lịch, a zi năc xoọc bhrợ têng quy hoạch đoọng pa dưr Lý Sơn vaih năc đhị du lịch đảo. Vel đong t’pâh apêê đong k’rong bhrợ, k’rong bấc ooy cơ sở hạ tầng lâng pa bhlầng năc apêê dịch vụ cao cấp, dịch vụ trung bình lâng apêê zr’lụ bhui har ặt cha ơh đoọng ha bhiệc pa dưr du lịch pa têệt lâng rau liêm cra ơy vêy tơợ đanh âng chr’hoong đảo. Zr’lụ n’đoo bhrợ têng dịch vụ, zr’lụ đoo đơc cơnh n’ty đoọng zư lêy zập đhị liêm pr’hay, lịch sử coh vel đong chr’hoong bơơn bhrợ têng ghit liêm”.

Nghị quyết 26 âng Bộ Chính trị đăh “Pa dưr kinh tế - xã hội lâng tệêm ngăn quốc phòng, an ninh zr’lụ Bắc Trung Bộ lâng truih biển Trung Bộ tước c’moo 2030, t’hước tước c’moo 2045” xay moon ghit, pa dưr Lý Sơn vaih trung tâm du lịch biển, đảo âng tỉnh Quảng Ngãi. Nâu đoo năc pr’đơợ chr’năp đoọng apêê chuyên gia quy hoạch, t’pâh k’rong bhrợ têng. T’cooh Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao lâng Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đoọng năl: “Azi năc ơy lêy pa dưr du lịch Lý Sơn năc pa têệt lâng chr’năp liêm âng Lý Sơn, năc đoo chr’năp âng pleng k’tiếc lâng zr’lụ k’tiếc k’bunh coh đâu. Năc pa têệt lâng chr’năp văn hóa âng biển đảo, pa bhlầng năc pa têệt lâng truyền thống zư lêy c’la biển đảo âng hêê đăh chr’năp văn hóa Hải đội Hoàng Sa, pa têệt lâng rau ha dưr âng ha rêê đhuôch, pa bhlầng nắc hành, tỏi. Zư đoọng bơơn đảo Lý Sơn ha dưr liêm choom bhlầng”./.

LÝ SƠN- ĐIỂM ĐẾN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

Nhiều năm qua, đảo tiền tiêu Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi luôn là điểm đến ấn tượng với khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh du lịch biển đảo còn hoang sơ thì giá trị lịch sử, của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, gắn với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo là điểm hấp dẫn với du khách mong được một lần đến tham quan, trải nghiệm.

Những ngày nghỉ lễ nhân kỷ niệm Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm nay, dòng khách du lịch ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày một đông. Những chuyến tàu cao tốc Sa Kỳ- Lý Sơn luôn kín khách. Đến Lý Sơn những ngày này, du khách được chứng kiến Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nghi lễ gắn với đội Hùng binh kiêm quản Bắc Hải có lịch sử cả trăm năm trước. Đây là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.  

Đã ra với huyện đảo Lý Sơn, không thể không ghé thăm Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải, nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật được sưu tầm phục dựng gắn với đội hùng binh Hoàng Sa cách đây hơn 400 năm. Cuối buổi chiều, khi ánh nắng dần nhạt, từng đoàn khách khởi đầu chuyến tham quan đảo tại tượng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, tham quan nhà trưng bày. Anh Võ Thiện Hảo, du khách thành phố Hồ Chí Minh lần đầu ra đảo Lý Sơn cảm nhận: “Lý Sơn là hòn đảo rất phát triển, người dân nơi đây cũng rất thân thiện và đặc biệt là cảnh quan nơi đây cũng rất đẹp nên tôi quyết định chọn Lý Sơn làm địa điểm trong hành trình nghỉ dưỡng lần này. Và đoàn cũng hiểu biết thêm về cuộc sống của ngư dân, đặc biệt là ý nghĩa khi ngư dân bám biển, gìn giữ chủ quyền biển đảo quê hương”.

Đảo Lý Sơn phong cảnh hoang sơ, có bãi biển đẹp, không khí trong lành. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều hiện vật liên quan đến chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Khách được tham quan đỉnh núi Thới Lới, ngọn núi lửa cổ xưa hay đến với chùa hang, hang Câu, cổng Tò vò hoặc đi tham quan cánh đồng hành, tỏi đặc trưng của huyện đảo.

Năm ngoái, tổng lượt khách ra tham quan đảo đạt 170.000 lượt, trong đó gần 2.000 lượt khách quốc tế. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú tại Lý Sơn cũng được đầu tư, nâng cấp. Hiện, Lý Sơn có 130 cơ sở lưu trú, trong đó có 23 khách sạn, 47 nhà nghỉ và 55 homestay. Từ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đến nay, lượng khách đến Lý Sơn tăng cao. Ngày thường Lý Sơn đón từ 300 - 400 khách, dịp lễ này tăng lên gấp đôi,  gấp ba, cao điểm ngày 22/4 vừa qua, Lý Sơn đón hơn 1.000 lượt khách/ngày.

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn khẳng định, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Việc phát triển du lịch phải gắn với quy hoạch không gian chung hướng tới Trung tâm du lịch biển đảo theo đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “Trong việc phát triển du lịch, chúng tôi đang thực hiện quy hoạch để phát triển Lý Sơn thành điểm du lịch đảo. Địa phương thu hút các nhà đầu tư, tập trung rất nhiều vào cơ sở hạ tầng và nhất là các dịch vụ cao cấp, dịch vụ trung bình và các khu vui chơi giải trí phục vụ cho việc phát triển du lịch trên đảo. Quan điểm là mang tính chất hiện đại, tuy nhiên phải gắn kết với vẻ đẹp tự nhiên của huyện đảo. Khu nào khai thác dịch vụ, khu nào giữ nguyên để bảo tồn các danh lam thắng cảnh, lịch sử trên địa bàn huyện được thực hiện rất rõ ràng”.

Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nêu rõ, phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là tiền đề quan trọng để các chuyên gia quy hoạch, thu hút đầu tư. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chúng tôi định hình phát triển du lịch Lý Sơn là phải gắn với các đặc sắc của Lý Sơn đó tính thiên nhiên và địa chất. Phải gắn với đặc trưng văn hóa của biển đảo, đặc biệt gắn với truyền thống bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua nét văn hóa Hải đội Hoàng Sa, kết hợp với sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt là hành, tỏi. Giữ cho được đảo Lý Sơn xanh-sạch-đẹp”./.

Thành Long

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC