Tơợ bêl n’niên váih tước bêl chô lâng a’bhướp a’dích, tô gộ lang đắh tốh, manứih Jarai nắc lêy lướt zi’lấh m’bứi bhlâng 2, 3 bhiệc bhan bhuốih c’rơ tr’mung. Bhiệc c’bhru c’toọr nắc đoo j’niêng cr’bưn bơơn bhrợ têng tr’nơợp ooy zâp bhiệc bhan tất lang tr’mung âng manứih Jarai. Ting lêy đhị pr’đơợ âng zâp pr’loọng đông, đhanuôr bhrợ têng bhiệc c’bhru c’toọr đoọng zước nhăn râu pr’đoọng liêm chr’nắp, đợc pr’đợc ha k’coon t’mêê n’niên lâng lêy năl ơn zâp a’bhô dang, zước nhăn đoọng ha coon a’châu mamung k’rơ, bhriêr ta’bách, dưr váih manứih liêm chr’nắp âng pr’loọng đông lâng đhanuôr. PV Đài p’rá Việt Nam xay moon ooy bhiệc c’bhru c’toọr nắc râu j’niêng cr’bưn liêm chr’nắp âng manứih Jarai cóh Tây Nguyên.
Ting cơnh amoó Siu H’nưn,cóh vel Plei Chôt, thị trấn Sa Thầy, chr’hoong Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, bhiệc bhan c’bhru c’toọr nắc đoo bhiệc bhan chr’nắp đoọng ha manứih t’mêê n’niên cóh pr’loọng đông, n’jứah nặc râu bhui har, n’jứah nặc râu trách nhiệm, pa’gơi đoọng cr’noọ cr’niêng tước zâp apêê a’bhô dang t’bhlâng zư lêy lâng p’too pachoom k’coon cha’châu dưr pậ:
P’niên xang bêl n’niên váih, 2, 3 t’ngay apêê nắc lêy chọ zợ búah, coọp a’tứch, a’ọc, lấh mơ nắc k’roóc ting lêy ooy pr’đơợ âng zâp pr’loọng đông, bhrợ bhiệc bhan c’bhru c’toọr lâng đợc pr’đợc. đông ngai z’zăng nắc bhrợ pậ, ôộm búah r’rộ r’răm, đông ngai zr’nắh k’đhạp lấh nắc lêy chọ zợ búah lâng acoon a’tứch nắc xang ặ. Rơơm kiêng ađi năl xơợng, choom prá lâng bhriêr ta’bách ha y chroo. Zước nhăn đoọng ha đhi đấh dưr pậ k’rơ.
Bêl ahay, pân’đil Jarai buôn n’niên k’coon cóh đông, vêy manứih đương zooi zúp lêy k’đhơợng zư. xang bêl n’niên váih k’coon, pr’loọng đông nắc bhrợ têng bhiệc c’bhru c’toọr đợc pr’đợc ha p’niên, cảm ơn manứih lêy k’đhơợng zooi zúp ađoo n’niên k’coon, zước nhăn râu pr’đoọng chr’nắp liêm ha pr’loọng đông lâng p’niên. Ooy pr’ắt tr’mung xoọc đâu, đhanuôr nắc ơy năl tước trạm y tế khám padứah cr’ay lâng n’niên k’coon. Hân đhơ cơnh đêếc, lâng cr’noọ cr’niêng liêm chr’nắp, bhiệc c’bhru c’toọr cung dzợ ta bhrợ têng.
Râu chr’nắp nắc ting lêy đhị pr’đơợ pr’ắt tr’mung pr’loọng đông, lêy pay cr’chăl t’ngay bhrợ têng bhiệc bhan c’bhru c’toọr bêl p’niên n’niên váih lâng bhrợ têng pậ hay tứi. Vêy đhị nắc đhanuôr dzợ bhrợ bhiệc bhan bêl p’niên n’niên váih 1 tuần, cắh cậ bêl p’niên ơy tr’toót dứah pưn, lâng bhrợ têng bhiệc đợc pr’đợc ha p’niên. Hadang pr’đơợ tr’mung zr’nắh k’đhạp, tước bêl p’niên nâu choom ta’tơ, lấh mơ nắc choom lướt, pr’loọng đông nắc vêy bhrợ bhiệc c’bhru c’toọr lâng đợc pr’đợc.
P’căn Nay H’tang, cóh vel Plei Tel A2, chr’val Ia Sol, chr’hoong Phú Thiện, tỉnh Gia Lai nắc manứih ơy taluôn zooi zúp apêê n’niên váih k’coon lâng bhuốih bhiệc c’bhru c’toọr đoọng ha bấc apêê p’niên đoọng năl bhiệc bhrợ têng c’bhru c’toọr nâu cơnh đâu:
Apêê ra’văng đợc mưy p’nong a’tứch, zợ búah, k’coon n’jứih nắc a’tứch gôông, k’coon n’đil nắc a’tứch căn đh’rứah lâng zợ búah. A’tứch xang bêl bhrợ liêm chêện nắc apêê lêy pay đhị c’nắt yêm chr’nắp cóh cr’loọng âng acoon a’tứch, pa’đhang moon cơnh loom, lêệ, luônh, a’ham… nắc zêng lêy đợc cóh a’pưới k’tứi, ta’gập hi’la liêm sạch. Búah nắc toong ooy p’ngan đoọng lêy bhuốih bhrợ bhiệc c’bhru c’toọr. manứih đương lêy zooi zúp ngai n’niên k’coon lâng manứih bhuốih lướt zước nhăn râu pr’đoọng chr’nắp, bhuốih a’bhô dang lêy zooi zúp, zư lêy p’niên nâu. Apêê cắh choom ha vil t’đang zâp dang, tô bhúh, a’dích a’bhướp, dang đông, dang tây, dang crâng dading, tâm k’ruung, dang n’niên váih k’coon, zư lêy acoon manứih…bêl bhuốih, apêê nắc âng đơơng p’niên t’mêê n’niên nâu lêy ha mệ, k’poọc cóh a’chặc, đhi’đhưa, ooy hoọng lâng nắc lêy c’bhru c’toọr.
P’căn Kpă H’bian, cóh vel Plei Tel A2, chr’val Ia Sol, chr’hoong Phú Thiện, tỉnh Gia Lai nắc moon:
Ting cơnh j’niêng cr’bưn ty chr’nắp ahay, nắc lêy ra’văng a’ngoọn k’páih, bhai… zợ búah, acoon a’tứch, cha’nêếh lâng cắh choom cắh vêy p’ngan đồng đoọng đợc búah hr’lục pazưm lâng a’ham ta cút. Bêl lêy zooi manứih n’niên váih k’coon, manứih bhuốih nắc vêy mặt đhị đêếc, apêê moon k’căn k’conh ha mệ p’niên đoọng tớt đhị râu ta bhuốih bhrợ nâu đoọng manứih ma dang lêy bhuốih bhrợ. k’căn k’conh n’niên nâu nắc tớt l’lăm, nắc đắh đông âng râu pr’đươi ta bhuốih, ha dợ manứih bhuốih nắc tớt đắh tây âng râu pr’đươi ta bhuốih nâu.
Nâu cơy nắc râu cr’liêng xa’nay bhuốih nhăn âng t’coóh vel Ơi H’pưonh, vel Bôn Ling, chr’val Ia Hiao, chr’hoong Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đhị bhiệc bhan c’bhru c’toọr:
Ơ zâp apêê abhô dang, nâu azi âng đoọng ha zâp u’pêê đợ búah yêm, búah ngam, lêệ a’ọc a’tứch, kiêng lêy bhrợ bhiệc c’bhru c’toọr ha đoo, rơơm kiêng zâp apêê dang lêy zooi zúp, zư lêy, băn padưr, k’âng k’đơơng ađoo. Ahêê chọ zợ búah đoọng ha bhô dang zúp manứih n’niên k’coon, a’bhô dang zư lêy p’niên, rơơm kiêng ha y chroo zâp ngai cóh đông lướt ooy ha’rêê, k’căn nắc tệch óih, pay đác doọ râu lưm zr’nắh k’đhạp, zước nhăn đoọng ha p’niên nâu mamung k’rơ. Dưr pậ bơơn k’conh k’căn g’nưm pr’đươi bhrợ ha’rêê, đơơng đác, k’rơ liêm, ôộm búah, bhui har lâng zâp ngai doọ crêê búah đươn, a’bhưy boọ ặt bhrợ mốp lết. zâp râu búah yêm, lêệ đha’hưm đoọng ha zâp apêê dang đoọng ha y chroo lướt ooy k’ruung, ooy tâm, ooy crâng dading, hân đhơ đhị cha’cêết ra’ngoóh cắh cậ đhị pứih cr’hộ, boo priu nắc taluôn bơơn apêê dang lêy zooi zúp, cha’groong zư lêy ha đoo tất lang…
Zước nhăn, bhuốih bhrợ liêm xang, manứih bhuốih bhrợ nắc lêy k’poọc tr’xin ooy a’cọ, đhi’đhưa, ooy hoọng, dzung têy p’niên lâng c’bhru ooy c’toọr p’niên. Bhrợ têng xang nắc lêy manứih bhuốih k’đươi manứih đương zooi zúp manứih n’niên k’coon, xang nặc lướt ooy đhanuôr bhúh xoọng đh’rứah ôộm búah bhui har lâng pr’loọng đông. Lâng bhiệc c’bhru c’toọr, manứih Ja Rai tin đươi, p’niên nắc vêy taluôn k’rơ, bhriêr ta bách, đa’đấh, dưr váih mứy manứih liêm chr’nắp đoọng ha pr’loọng đông, đoọng ha vel bhươl./.
LỄ THỔI TAI CỦA NGƯỜI JARAI
Từ khi sinh ra đến lúc về với ông bà tổ tiên, người Jarai phải trải qua ít nhất hai, ba lễ cúng sức khoẻ. Lễ thổi tai là lễ nghi được thực hiện đầu tiên trong các lễ vòng đời của người Jarai. Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, bà con tổ chức lễ thổi tai để chúc phước, đặt tên cho em bé mới sinh và tạ ơn các thần linh, cầu cho đứa trẻ khoẻ mạnh, khôn ngoan, trở thành con người tốt của gia đình và cộng đồng. Phóng viên Đài TNVN giới thiệu về Lễ thổi tai-nét độc đáo của người Ja rai ở Tây Nguyên.
Theo chị Siu H’Nưn, ở thôn Plei Chôt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, Lễ thổi tai là nghi lễ rất quan trọng cho một người mới sinh trong gia đình, vừa là niềm vui, vừa là trách nhiệm, gửi gắm mong muốn các thần linh tiếp tục bảo vệ và dạy bảo con trẻ lớn lên:
“Em bé sau khi được sinh ra, hai, ba ngày người ta tiến hành cột ché rượu, bắt con gà, con heo, thậm chí con bò tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, làm Lễ thổi tai và đặt tên. Nhà nào khá thì làm to, uống rượu linh đình; nhà nào khó khăn thì cột ché rượu với con gà là xong. Mong muốn em bé biết nghe, biết nói và thông minh sau này. Cầu chúc cho bé mau lớn khoẻ mạnh, có sức khoẻ dồi dào”.
Trước đây, phụ nữ Ja rai thường sinh con tại nhà, có bà đỡ. Sau sinh nở, gia đình tổ chức Lễ thổi tai để đặt tên cho em bé, cảm ơn bà đỡ, cầu chúc những điều tốt đẹp cho gia đình và đứa trẻ. Trong cuộc sống hiện nay, bà con đã biết đến trạm y tế khám chữa bệnh và sinh nở. Tuy vậy, với ý nghĩa tốt đẹp, Lễ thổi tai vẫn được thực hiện.
Điều đặc biệt là tùy theo điều kiện kinh tế mà gia đình chọn thời điểm tổ chức lễ thổi tai cho em bé và quy mô lớn hay nhỏ. Có nơi thì bà con tổ chức lễ khi em bé sinh được một tuần, hoặc khi em bé đã rụng rốn, và thực hiện đặt tên cho bé. Nếu điều kiện khó khăn, đến khi em bé biết bò, thậm chí biết đi, gia đình mới làm lễ thổi tai, đặt tên.
Bà Nay H’Tang, ở thôn Plei Tel A2, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, là người đã từng đỡ đẻ và cúng thổi tai cho nhiều em bé, cho biết việc thực hiện Lễ thổi tai như thế này:
“Người ta chuẩn bị một con gà, ché rượu cần; con trai thì gà trống, con gái thì gà mái cũng với ché rượu. Con gà sau khi mổ thịt, người ta chọn ra một vài miếng trong bộ phận của con gà, ví dụ miếng gan, thịt, lòng, tiết…. tất cả bỏ vào cái rổ nhỏ, lót lá cây sạch.Rượu thì rót vào bát đồng để tiến hành lễ thổi tai. Bà đỡ, thầy cúng đến chúc phước, cầu mong sự may mắn; cúng thần hộ mệnh bảo vệ trẻ sơ sinh. Người ta không quên gọi các yang tổ tiên, ông bà; yang đông yang tây, yang rừng rú, suối sông; yang sinh đẻ, bảo vệ loài người… Khi cúng, người ta mang em bé sơ sinh ra bồng bế, vỗ nhẹ thân thể, vào ngực, vào lưng em và tiến hành thổi tượng trưng vào tai”.
Bà Kpă H’Bian, ở thôn Plei Tel A2, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, thì cho biết:
“Theo phong tục xưa, mình phải chuẩn bị cuộn chỉ, bông vải nữa; ché rượu, con gà, gạo tẻ và không thể thiếu cái bát đồng để đựng rượu hoà tiết con vật hiến sinh. Khi bà đỡ, thầy cúng có mặt người ta gọi cha mẹ đẻ bế em bé sơ sinh ra ngồi trước lễ vật để thầy cúng khấn. Cha mẹ em bé ngồi phía trước, tức là phía đông của lễ vật, còn thầy cúng thì ngồi ở phía tây của lễ vật”.
Đây là lời cúng của già làng Ơi H’Pơnh, làng Bôn Ling, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnhGialai tại Lễ thổi tai:
“Hỡi các (yang) thần linh, này đây chúng ta dâng các thần bằng rượu ngọt, rượu chua; thịt heo gà, muốn tiến hành thổi tai cho nó, mong rằng các yang che chở, bao bọc, nuôi nấng, dìu dắt nó. Chúng ta cột ché rượu ba, rượu năm để dâng cho thần đỡ đẻ, thần trông nom trẻ, mong sau này cả nhà đi rẫy lên nương, mẹ nó chẻ củi, lấy nước không có gì vướng mắc trắc trở; cầu cho em bé sống khoẻ mạnh đến thọ. Nó lớn lên được cha nhờ gánh nước, mẹ nhờ nương rẫy; người nó được khoẻ mạnh, uống rượu, vui chơi với mọi người không bị rượu đè, ma xui làm việc xấu. Này đây, các loại rượu ngon, thịt thơm dâng cho các yang để sau này, ra sông, xuống suối; vào rừng lên núi; dù trời lạnh hay nóng, mưa hay nắng luôn luôn được các yang che chở cho nó suốt cuộc đời….’’
Khấn xong, thầy cúng xoa nhẹ vào đầu, vào ngực, vào lưng, tay chân em bé, và thổi tượng trưng vào tai bé. Thực hiện xong nghi lễ, thầy cúng mời bà đỡ uống trước, cha mẹ em bé, rồi đến bà con họ hàng, buôn làng cùng uống vui với gia đình. Với Lễ thổi tai, người Ja rai tin rằng, em bé sẽ luôn khoẻ mạnh, khôn ngoan, lanh lợi, trở thành con người tốt cho gia đình, cho cộng đồng buôn làng./.
Viết bình luận