PV: Ớ, nhăn chào t’cooh Ngô Hữu Tường, Phó Giám đốc Dịch vụ Nông nghiệp chr’hoong da dinh ca coong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. A cu năc A lăng Lợi, PV t’ruih p’rá Cơ Tu, Đài P’rá Việt Nam. Chăp hơnh t’cooh âi đơc đoọng cr’chăl prá xay lâng zi ooy bh’rợ băn a xiu coh rôh đhị apêê a boc đac.
Đha nuôr lâng pr’zơc da dêr! T’cooh Ngô Hữu Tường da dêr!
Pr’đhang bh’rợ băn a xiu coh rôh đhị apêê a boc đac căh dzợ chrih lâng đha nuôr coh da ding ca coong căh a lua. Lâng coh zr’lụ da ding ca coong xooc công vêy z’zăng bâc a boc đac. Năc đoo pr’đơợ ga măc, ha dang ahêê năl bhrợ pa dưr pr’đơợ đươi dua măt đac apêê a boc đac, apêê k’ruung, đơơng p’xoọng băn m’ma a xiu t’mêê, vêy chr’năp dal cơnh a xiu Lăng nha, zing, Diêu hồng... p’têệt lâng bh’rợ bhrợ t’bhưah thị trường đươi dua năc vêy bơơn bhrợ t’vaih râu pa dưr k’rơ coh bh’rợ n’nâu. Cơnh đêêc năc, bh’rợ băn a xiu coh rôh đhị a boc đac ng’cơnh u liêm choom?
T’cooh Ngô Hữu Tường: Ớ, Moon ooy râu liêm choom âng bh’rợ băn a xiu coh rôh năc, muy năcđac hooi ta luôn tu cơnh đêêc doó ca pân u nha nhự tân đong đac lâng apeê pr’luh cr’ay trơơi boọ công doó buôn dưr vaih. Đac ta luôn bơơn tr’xăl, đac chriêt bhrợ t’vaih pr’đơợ đoọng ha xiu đơơh dưr pậ. Băn a xiu coh rôh pa bhlâng liêm choom ha bh’rợ băn pa trơơi coh da ding ca coong.
N’đhơ cơnh đêêc vêy râu căh liêm choom. Tu đợ đac tr’xăl ta luôn tu cơnh đêêc năc đhêêng vêy muy g’luh boo, đợ oxi lâng độ hòa tan côh đac công tr’xăl, đợ a xiu căh lâh k’rơ buôn căh mă ma mông.
PV: Cơnh lâng râu liêm choom lâng căh liêm choom cơnh đêêc, ahêê choom p’ghit n’hâu bêl bhrợ rôh băn?
T’cooh Ngô Hữu Tường: Bhrợ rôh băn choom băn cơnh lâng xooc mơ glăp, dâng 40 p’nong muy mét vuông. Coh a boc muy bha nụ ra pă tơợ 10-15 rôh, apêê bha nụ rôh chr’ngai tơợ 200-300m, đơc c’chăl. Băn bâc lâh năc buôn nha như căh u choom. Rôh choom bhrợ lâng apêê nam, cr’đêê, n’loong. Cơnh lâng coh da ding ca coong năc choom đươi dua cr’đêê, n’loong âi vêy coh crâng ca coong đoọng c’bơơch zên.
PV: Ớ, cơnh lâng râu xay moon âng t’cooh Ngô Hữu Tường, năc bh’rợ bhrợ têng rôh đoọng băn pa bhlâng chr’năp. Cơnh đêêc, ha dợ cr’chăl p’loh băn năc ng’cơnh, a nhi choom xay moon đoọng ha đha nuôr năl căh?
T’cooh Ngô Hữu Tường: Râu muy năc ahêê choom chơơih cr’chăl hân noo p’loh băn. A hêê choom p’loh băn cr’chăl bêl xang boo, xang hân noo tuh. Ahêê căh choom p’loh băn moot cr’chăl boo pit, tu ha dang căh, ãiu buôn bhr’hêêc nhiệt cr’đơơng tươc chêêt căh cậ căh đơơh dưr pậ.
PV: Coh băn a xiu rôh, tu đợ đac căh choom ch’mêêt lêy cơnh băn coh a pêê a boc ta tâng, năc zêng g’nưm lêy ooy plêêng k’tiêc, tu cơnh đêêc a hêê chơơih pay đơc rôh đhị đoo đoọng u liêm glăp?
T’cooh Ngô Hữu Tường: Ahêê chơơih pay đhị zr’lụ đac ta tâng, căh choom chơơih pay đhị đac hooi la lâh hor, tu cơnh đêêc đhị đêêc buôn căh choom k’đhơợng nhiệt độ lâng dinh dưỡng. P’loh a xiu moot bêl đơơh ra diu lâng ha bul đh’ngụ. bêl ra văng p’loh choom choh bao k’độ a xiu ooy rôh băn đanh dâng 10-15 phut, xang n’năc đoọng đac moọt tr’xin tơợ boop ch’đhung lâng p’loh a xiu.
PV: Ting a cu pa chăp, bhrợ rôh băn căh cậ chơơih pay cr’chăl băn a xiu công chr’năp, n’đhang bh’rợ chơơih pay m’ma a xiu công pa bhlâng chr’năp căh a lua. Cơnh đêêc ahêê chơơih pay a ma a xiu ng’cơnh đoọng vêy bh’nơơn dal?
T’cooh Ngô Hữu Tường: Chơi m’ma a xiu coh da ding ca công, lâh mơ m’ma liêm glăp năc choom ch’mêêt lêy thị trường. Thị trường coh da ding ca coong xooc kiêng c’bhuh a xiu chép, mè, rô phi, trắm, diêu hồng...
Chơơih pay m’ma a xiu muy năc choom ch’mêêt lêy m’ma ma mơ mr’cơnh pậ lâng câl đhị apêê vêy choom đươi dua, choom ch’mêêt lêy đợ c’bhuh pr’luh cr’ay.
PV: Lâh apêê bh’rợ cơnh a hêê t’mêê xay moon năc ki, năc đợ c’bhuh ch’na lâng cr’chăl zư x’mỉ rlêy năc ng’cơnh đoọng băn a xiu coh rôh bơơn bh’nơơn dal lâng pa xiêr râu bil bal ha ma nưih băn?
T’cooh Ngô Hữu Tường: Đợ ch’na bâc bhlâng năc ch’na công nghiệp. bêl đoọng a xiu cha năc ahêê choom đoọng u cha ting mơ pậ âng a xiu. A dang đoọng u cha căh zâp năc căh vêy dinh dướng, ha dợ đoọng u la lâh bâc năc đợ ch’na n’nâu u clêch xrăh bhrợ nha nhự môi trường đac cr’đơơng tươc a xiu crêê u boọl.
Bh’rợ zư x’mir lêy năc dưm băn coh a boc, tu cơnh đêêc a hêê căh choom xăl đac, xăl ooy đêêc năc choom bhrợ bhr’lậ đợ ch’na lâng vêy cr’chăl đoọng u cha liêm glăp. Buôn năc đoọng a xiu cha đơơh ra diu lâng ha bu lâng choom đoọng ha xiu cha crêê giờ giấc.
Ha dang bêl dưr vaih pr’luh cr’ay choom đơc la lay đhị lơơng đoọng cha groong cr’ay. Oó tơơp crêê ngân năc vêy đhr’năng trơơi boọ đơơh, năc choom pay pa lúch a xiu.
PV: Ớ, ahêê t’mêê xơợng t’cooh Ngô Hữu Tường, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp chr’hoong da ding ca coong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi xay moon đoọng ha bh’rợ băn a xiu coh rôh đhị a boc. Nhăn chăp hơnh t’cooh tu đợ xa nay liêm chr’năp n’nâu. Lâng p’rơơm, đhị g’luh pa prá n’nâu, đha nuôr vêy bơơn năl ha đay đợ kinh nghiệm băn a xiu liêm choom lâh.
T’cooh Ngô Hữu Tường: Ớ, ra văng moot hân noo p’loh băn t’mêê, a cu công rơơm kiêng đha nuôr vêy bơơn bhrợ têng bâc coh hân noo t’mêê n’nâu.
PV: Ớ! Muy chu cớ chăp hơnh t’cooh Ngô Hữu Tường, chăp hơnh đha nuôr lâng pr’zơc âi ta luôn ta mêêng xơợng t’ruih “ Xay moon ng’cơnh choom bhrợ cha” âng t’ruih. Đha nuôr lâng pr’zơc công oó ha vil ch’mêêt xơợng c’năt t’ruih “ xay moon ng’cơnh choom bhrợ cha” apêê g’luh t’tun đoọng vêy p’xoọng kinh nghiệm, zhai ha c’la đay ớ. Ha dợ nâu câi, A lăng Lợi nhăn chào lâng nhăn tr’lum cớ đhị c’năt t’ruih t’tun./.
Trao đổi:
Kỹ thuật nuôi cá lồng bè ở miền núi
(Thực hiện: Alăng Lợi)
Trong những năm qua, mô hình nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ thủy điện ở khu vực miền núi phát triển khá mạnh về quy mô và hình thức. Đây được xem là hướng đi góp phần cải thiện sinh kế, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư và làm thay đổi bộ mặt ở vùng nông thôn miền núi. Vậy kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ chứa như thể nào cho hiệu quả, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Ngô Hữu Tường, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ngay sau đây.
Vâng, xin chào ông Ngô Hữu Tường, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Tôi là A lăng Lợi, phóng viên Chương trình tiếng Cơ Tu, Đài TNVN. Xin cảm ơn ông đã dành thời gian để trao đổi với chúng tôi về Kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ thủy điện.
PV: Mô hình nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ chứa không còn xa lạ với bà con ở miền núi phải không ạ. Và ở vùng miền núi hiện nay, các hồ chứa nước của thủy lợi, thủy điện tương đối nhiều. Đó là lợi thế lớn, nếu chúng ta biết khai thác tiềm năng diện tích mặt nước các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, các sông, đưa thêm giống cá nuôi mới, đa dạng hóa các loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao như cá Lăng nha, leo, chình, cá Diêu hồng,... gắn với việc mở rộng thị trường tiêu thụ thì sẽ tạo được bước phát triển đột phá trong lĩnh vực này. Thưa ông Ngô Hữu Tường, việc nuôi cá lồng bè trên lòng hồ có những ưu điểm và nhược điểm gì, thưa ông Ngô Hữu Tường?
Ông Ngô Hữu Tường: Vâng! Nói về ưu điểm của việc nuôi cá lòng hồ thì thứ nhất dòng nước chảy liên tục nên không sợ việc ô nhiễm môi trường nước và các mầm dịch bệnh lây lan. Nước được thay đổi liên tục, dòng nươc mát tạo điều kiện cho cá mau lớn. Nuôi cá lòng hồ rất thuận lợi trong mô hình nuôi trồng thủy sản ở miền núi.
Còn nhược điểm là: Do lượng nước thay đổi liên tục nên chỉ cần mà sau một cơn mưa thôi, thành phần Oxi và độ hòa tan trong nước cũng sẽ thay đổi, những dòng cá kén chọn thì nó không thích nghi được.
PV:Với ưu và nhược điểm như vậy, chúng ta cần lưu ý điều gì khi thiết kế lồng bè?
Ông Ngô Hữu Tường: Làm lồng bè nên nuôi với mật độ thích hợp, khoảng 40 con/m2. Ở hồ chứa mỗi cụm bố trí từ 10 – 15 lồng, các cụm lồng cách nhau từ 200 – 300m, đặt so le nhau. Nuôi nhiều hơn sẽ bị ô nhiễm không tốt. Khung lồng nuôi cá có thể làm bằng các nguyên liệu như sắt, tre, gỗ. Đối với miền núi có thể tận dụng các nguyên liệu gỗ, tre hoặc lồ ô có sẵn tại địa phương để giảm chi phí làm lồng.
PV: Vâng, như lời chia sẻ của ông Ngô Hữu Tường thì việc thiết kế lồng bè để nuôi cá là rất quan trọng. Thưa ông, còn thời điểm nuôi thả cá thì thế nào ạ, ông có thể chia sẻ cho bà con được biết?
Ông Ngô Hữu Tường: Thứ nhất là ta phải chọn thời vụ thả giống. Ta nên chọn những thời điểm vào sau cơn mưa, sau cơn mưa lũ. Chúng ta không nên thả giống vào những thời điểm mưa giông, bởi nếu không cá dễ sốc nhiệt dẫn đến cá chết hoặc cá chậm phát triển.
PV: Trong nuôi cá lồng bè, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như nuôi trong các thủy vực ao, đầm mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì thế chọn lựa vị trí như thế nào thích hợp để neo lồng bè ?
Ông Ngô Hữu Tường: Chúng ta chọn những vùng nước yên tĩnh, không chọn những nơi nước chảy quá mạnh, vì những địa điểm đó sẽ không đảm bảo được nhiệt độ và dinh dưỡng. Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cá cần cân bằng môi trường bằng cách ngâm bao chứa cá vào lồng nuôi trong thời gian 10-15 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả cá.
PV: Theo tôi nghĩ, thiết kế lồng bè hay chọn thời điểm nuôi thả cá cũng quan trọng, nhưng việc chọn giống cá cũng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả phải không ạ. Vậy thì chúng ta chọn giống cá như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất?
Ông Ngô Hữu Tường: Chọn giống cá ở miền núi, ngoài loài giống phù hợp thì nên tính theo thị trường. Thị trường ở miền núi đang chuộng chép, mè, rô phi, cá trăm, diêu hồng...
Chọn giống cá thứ nhất phải có độ lớn đồng đều và ở những cơ sở uy tín, kiểm soát được nguồn dịch bệnh.
PV: Ngoài các kỹ thuật như chúng ta vừa đề cập đến là vị trí đặt lồng, thả cá giống, thì nguồn thức ăn và quá trình chăm sóc như thế nào để nuôi cá lồng bè trên lòng hồ đạt hiệu quả cao và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi?
Ông Ngô Hữu Tường: Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Khi cho cá ăn thì chúng ta sẽ cho ăn theo với trọng lượng của cá. Nếu cho ăn thiếu thì không đủ được dinh dưỡng mà thừa thì lượng thức ăn tự phân hủy gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến cá bị ngộ độc.
Việc chăm sóc do nuôi trong lòng hồ, nên mình không thay được nước. thay vào đó mình có thể điều chỉnh lượng thức ăn và có thời gian cho cá ăn cho phù hợp. Thông thường cho cá ăn chiều tối và sáng sớm và mình cũng tập cho cá ăn theo giờ giấc mới đảm bảo được.
Khi xảy ra dịch bệnh cần cách ly lồng đến vị trí an toàn và tiến hành phòng bệnh cho cá. Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiến hành thu hoạch cá.
PV:Vâng, chúng ta vừa nghe ông Ngô Hữu Tường, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên lòng hồ. Xin chân thành cảm ơn ông vì những thông tin bổ ích này. Và hy vọng rằng, qua cuộc trao đổi này, bà con có thể thu nạp cho mình những kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi cá hiệu quả hơn.
Ông Ngô Hữu Tường: Vâng, chuẩn bị bước vào mùa vụ thả mới, tôi cũng xin chúc bà con nhân dân thắng lợi trong mùa vụ mới này.
PV: Vâng! Một lần nữa cảm ơn ông Ngô Hữu Tường, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cảm ơn bà con và các bạn đã luôn đồng hành cùng chúng tôi trong CM “ Bàn cách làm ăn” của Chương trình. Bà con và các bạn cũng đừng quên theo dõi CM “ Bàn cách làm ăn” những lần sau để có thêm những kinh nghiệm và kĩ năng cho riêng mình nhé. Còn bây giờ, A lăng Lợi xin chào và hẹn gặp lại./.
Viết bình luận