Bình Định liêm choom tơợ bh’rợ băn k’roóc t’mọ cóh vel An Đồn
Thứ ba, 00:00, 01/09/2020
Vel An Đôn, chr’val Ân Phong, chr’hoong Hoài Ân, tỉnh Bình Định vêy 110 pr’loọng nắc vêy tước 107 apêê bhrợ bh’rợ băn k’roóc t’mọ. Lâng zên pa chô tơợ bhiệc băn nâu, pr’ắt tr’mung âng đhanuôr cóh đâu dưr z’zăng lấh mơ.

 

Acoon c’lâng k’đơơng moót ooy vel An Đôn, chr’val Ân Phong, chr’hoong Hoài Ân bơơn ta bhrợ lâng bê tông liêm áih, 2 đắh toor c’lâng nắc đợ đhăm k’tiếc t’viêng liêm đoọng đhanuôr băn k’roóc. Đhăm k’tiếc An Đôn bêl ahay nắc chóh ha roo, hân đhơ cơnh đêếc, tu cắh liêm choom lâng đhanuôr k’rong lêy băn pa dưr k’roóc, nắc đhăm k’tiếc nâu zêng xăl chóh bhơi k’tang. Tơợ xang bêl bhrợ têng dự án a’bóc đác An Đôn, vel An Đôn nắc lêy bhrợ đhị đhăm k’tiếc ắt t’mêê liêm choom lấh. C’lâng lướt vốch cóh vel đông bơơn bhrợ ting c’lâng bàn cờ, zâp pr’loọng đông zêng vêy k’tiếc bhứah liêm đoọng zâp bhrợ đông ga mắc, zâp pr’loọng đông nắc zâp k’tiếc đoọng bhrợ c’roọl bh’năn. Bêl hi bu, zêng lêy đhị zr’lụ vel bhươl nâu dưr n’léh t’viêng liêm âng crâng k’coong, tơơm n’loong, nắc đợ xe âng đơơng bhơi k’tang t’viêng chô tước zâp đông. T’coóh Lê Văn Quang, đhanuôr cóh vel An Đôn chi ol moon ooy k’roóc m’ma BBB-buôn ta moon nắc m’ma 3B bơơn câl đơơng chô tơợ 6 c’xêê l’lăm ahay, t’coóh moon k’roóc n’nâu bêl câl nắc 26 ực, xang 6 c’xêê zư lêy, băn t’mọ, zên pa câl xoọc đâu nắc 45 ực đồng, hân đhơ cơnh đêếc acu cắh ơy pa câl, đương 2, 3 c’xêê dzợ nắc pa câl dal lấh mơ.

Đhị zâp vel đông, zâp ngai, zâp đông zêng băn zư, t’mọ k’roóc. Diịc điêl t’coóh Phạm Tấn Sinh lâng p’căn Trần Thị Thanh Hương xoọc băn t’mọ 8 p’nong k’roóc cóh c’roọl bh’năn. T’coóh Sinh moon: Kinh tế âng đhanuôr cóh đâu nắc băn k’roóc. Bêl ahay bấc ngai băn a’ọc, hân đhơ cơnh đêếc, tu pr’lúh cr’ay lâng pa câl zên cắh bấc, đhanuôr nắc lêy băn k’roọc t’mọ. Ting băn t’mọ cơnh đâu, zâp c’moo, zâp pr’loọng đông cung pa chô k’zệt ực đồng.

Trưởng vel An Đôn Lê Thanh Bình moon, băn k’roóc t’mọ xoọc nặc bh’rợ tr’nêng bhlâng âng đhanuôr cóh vel An Đôn. Prang vel đông vêy 110 pr’loọng nắc vêy 107 pr’loọng băn k’roóc t’mọ. Ting lêy zâp pr’loọng ta luôn băn t’mọ tơợ 6-10 p’nong k’roóc. Xang nặc pa glúh pa câl. Ha dang lêy bh’nơơn pa chô nắc liêm choom lấh, mơ 10 ực đồng đhị 1 p’nong xang bêl băn t’mọ, vêy bêl thị trường liêm buôn lấh nắc bơơn bấc lấh.

Bh’rợ băn k’roọc đhị chr’hoong Hoài Ân, tỉnh Bình Định pa dưr pa xớc đenh đươnh. Bêl ahay, đhanuôr An Đôn pazưm băn a’ọc đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung, bấc c’moo đăn đâu zêng xăl băn k’roóc. Chr’hoong Hoài Ân nắc điển hình âng prang k’tiếc k’ruung đắh b’băn nắc An Đồn nắc điển hình âng Hoài Ân đắh băn t’mọ k’roóc. Đhị vel An Đôn, đenh ặ, chính quyền vel đông doọ dzợ lêy pa choom đoọng bhiệc băn zư k’roóc ha zâp pr’loọng đhanuôr. đhanuôr lấh mơ nắc tự lêy ta moóh pa choom đh’rứah.

T’coóh Nguyễn Thanh Vương, Phó giám đốc k’đhơợng bhrợ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp chr’hoong Hoài Ân đoọng năl, ooy cr’chăl 2020, chr’hoong Hoài Ân bơơn Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Định bhrợ pa dưr 2 bh’rợ băn k’roóc lai. Zâp bh’rợ bơơn zooi zúp 10 p’nong k’roóc m’ma liêm chr’nắp lâng zooi zúp zên b’băn 25 ực đồng đoọng pa xoọng ch’na cha lâng chóh bhơi k’tang.

Băn k’roóc chr’nắp dal lấh mơ zâp râu bh’năn lơơng, tu zêng chất ta lơi zêng bơơn k’rong bhrợ phân bón, doọ bil zên bhrợ pa dưr hệ thống lêy bhrợ pa liêm, môi trường ta luôn têêm ngăn. Đợ vel đông cơnh An Đôn đhị zr’lụ k’tiếc clung dứp lâng đợ zr’lụ da ding k’coong cơnh chr’hoong Hoài Ân nắc ting bấc lấh mơ ooy cr’chăl cắh mơ đenh./.

Bình Định: Hiệu quả từ mô hình nuôi bò vỗ béo ở làng An Đôn

Thôn An Đôn, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có 110 hộ thì có đến 107 làm nghề nuôi bò vỗ béo. Với nguồn thu nhập từ nghề này, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng ấm no, sung túc.

Con đường dẫn vào thôn An Đôn, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân được bê tông sạch đẹp, 2 bên là những cánh đồng cỏ xanh tốt phục vụ bà con chăn nuôi bò. Cánh đồng An Đôn trước được trồng lúa, nhưng vì hiệu quả không cao cùng với việc người dân tập trung vào chăn nuôi nên cánh đồng đã được chuyển hoàn toàn sang trồng cỏ. Từ sau khi được tái định cư khi thực hiện dự án hồ chứa nước An Đôn, thôn An Đôn được bố trí định cư rất bài bản. Đường làng ngõ xóm được quy hoạch theo lối bàn cờ, mỗi căn hộ đều có diện tích lớn đủ để ngoài việc xây dựng nhà ở khang trang, mỗi gia đình đều có thể làm chuồng trại chăn nuôi. Chiều xuống, cả một vùng quê hiện lên màu xanh thẫm của núi rừng, cây cối, thì những chiếc xe lôi chở đầy cỏ tươi lại được đưa về từng nhà. Ông Lê Văn Quang, người dân thôn An Đôn chỉ tay vào con bò lai giống BBB (thường gọi là giống 3B) được mua về từ 6 tháng trước, nói: “Con đó, lúc mua về 26 triệu, sau 6 tháng chăm sóc, vỗ béo, giá của nó bây giờ là 45 triệu đồng, nhưng mà tôi chưa bán, chờ vài tháng nữa, nó sẽ có giá cao hơn nhiều”.

       Khắp thôn, người người, nhà nhà đều chăm bò, vỗ béo bò. Vợ chồng ông Phạm Tấn Sinh và bà Trần Thị Thanh Hương đang vỗ béo 8 con bò trong chuồng. Ông Sinh vui vẻ nói: “Kinh tế của người dân ở đây là con bò. Trước thì nhiều người nuôi lợn nhưng sau khi lợn bị dịch bệnh và kinh tế giảm, người dân chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Cứ vỗ béo bò như vậy, mỗi năm, mỗi gia đình cũng thu được vài chục triệu”.

        Trưởng thôn An Đôn Lê Thanh Bình khoe: “Nuôi bò vỗ béo hiện đang là ngành nghề chính của người dân thôn An Đôn. Toàn thôn có 110 hộ thì có 107 hộ nuôi bò vỗ béo. Bình quân, mỗi hộ dân thường xuyên nuôi vỗ béo từ 6 - 10 con bò. Sau đó sẽ luân chuyển khi xuất chuồng. Nếu tính hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận ròng khoảng 10 triệu đồng/con sau khi vỗ béo, có khi thị trường thuận lợi thì lợi nhuận còn cao hơn”.

Nghề chăn nuôi bò tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định phát triển từ lâu đời. Trước đây, dân An Đôn tập trung nuôi lợn để phát triển kinh tế, vài năm gần đây đều đã chuyển sang nuôi bò. Vì thế, nghề chăn nuôi đối với người dân vùng trung du và cả miền núi này không hề khó khăn.
Huyện Hoài Ân là điển hình của cả nước về chăn nuôi thì An Đôn là điển hình của Hoài Ân về nuôi bò vỗ béo. Tại thôn An Đôn, đã lâu lắm rồi, chính quyền địa phương không phải hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc bò cho các hộ dân. Người dân chủ yếu tự học hỏi lẫn nhau. Ông Phạm Tấn Sinh kể: “Vợ chồng tôi học bà con lối xóm về kỹ thuật chăn nuôi bò. Cả ngày cho bò ăn cỏ, trưa thì cho uống cám. Tùy vào trọng lượng của bò mà tăng dần lượng cám, từ 1kg lên 2kg rồi 3kg/ngày”.

      Ông Nguyễn Thanh Vương, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Hoài Ân cho biết, trong năm 2020, huyện Hoài Ân được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định xây dựng 2 mô hình chăn nuôi bò lai. Mỗi mô hình được hỗ trợ 10 con bò giống chất lượng cao và hỗ trợ nguồn kinh phí chăn nuôi 25 triệu đồng để bổ sung thức ăn và trồng cỏ.

       Hoài Ân hiện có tổng đàn bò hơn 2.300 con; trong đó, trên 80% tổng đàn là bò lai chất lượng cao. Nhu cầu về chăn nuôi bò hiện nay cũng đang phát triển mạnh. Nhiều hộ nông dân đã đầu tư tiền tỉ để nuôi bò, một số hộ chăn nuôi bò cái để phối tinh bò lai, con giống xuất chuồng cho người nuôi vỗ béo bò thịt với giá từ 20 - 25 triệu đồng/con giống, cao hơn gấp 5-7 lần so với nuôi giống bò thường.

       Chăn nuôi bò có lợi lớn so với các loại vật nuôi khác do toàn bộ chất thải đều được thu hồi làm phân bón, không phải tốn chi phí xây dựng hệ thống xử lý, môi trường luôn được đảm bảo. Những thôn, xóm như An Đôn trên vùng đất trung du và một phần thuộc khu vực miền núi như huyện Hoài Ân sẽ ngày càng nhiều hơn trong tương lai gần./.

Bài và ảnh:Phạm Kha/ TTXVN 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC