Đhanuôr Giẻ Triêng ắt mamông bấc đhị bơr tỉnh Kon Tum lâng Quảng Nam. Manuýh Giẻ Triêng pazêng vêy 4 c’bhúh manuýh bha lâng nắc: Giẻ, Triêng, Ve lâng Bhnoong. Cóh zr’lụ tỉnh Quảng Nam, manuýh Bhnoong ắt mamông cóh chr’hoong Phước Sơn, manuýh Ve, manuýh Giẻ Triêng ắt mamông cóh chr’hoong Nam Giang. Manuýh Giẻ Triêng cóh miền Tây Quảng Nam nắc dợ zư đớc bấc rau văn hoá vật thể lâng phi vật thể xay truíh gít pr’ắt bh’rợ âng đhanuôr Bắc Tây Nguyên. Cóh x’rịa âng t’ruíh bêl đâu, đhanuôr lâng pr’zớc đh’rứah chêếc n’năl c’cir văn hoá âng manuýh Giẻ Triêng đhị bha ar xrặ cơnh đâu:
Đhanuôr Giẻ Triêng vêy k’nặ 51 r’bhâu cha nắc manuýh. Công cơnh manuýh Xơ Đăng, Ba Na, manuýh Giẻ Triêng vêy đong bhươl cr’noon ty đanh ( đong rông). Nâu đoo nắc đhr’nong đong chr’nắp âng đhanuôr, nắc zr’lụ cha ớh, đhêy ắt, bhrợ têng bhiệc bhan, bhrợ têng pr’họp âng bhươl cr’noon, xét xử bh’rợ kiện, zr’lị zư đớc a cọ âng a đhắh dzăm cóh bêl ahay… Ooy rau bha lâng, đhr’nong đong âng bhươl cr’noon nắc cơnh đhr’nong đong âng pr’loọng đong cóh bhươl cr’noon, hân đhơ cơnh đêếc nắc vêy ta bhrợ têng bấc cơnh, ga mắc lấh mơ, liêm lấh mơ lâng bil bấc g’lêếh c’rơ lấh mơ. Đong ắt âng manuýh Triêng lâng manuýh Ve nắc đợ đhr’nong đong đh’rơơng ếp, cơnh đhr’nong vêy zr’pợ cơnh tr’đuáh coóp, rau đêếc nắc đhr’nong đong vêy 4 cơnh xr’pợ, vêy 2 xr’pợ cóh toor. Ahêê choom lêy đhr’nong đong ty đanh âng manuýh Ve, Tà Riềng cóh Đắc Pring, Đắc Pre cắh cậ Đắc Ốc ( Nam Giang) nắc công cơnh đêếc. Ting cơnh apêê bhrợ bh’rợ pa chắp ch’mêết lêy, nâu đoo nắc đhr’nong đong ty đanh, chr’nắp âng đhanuôr ắt mamông cóh zr’lụ Đông Nam Á.
Đhanuôr Giẻ Triêng dợ zư đớc xa nấp ty đanh lâng bấc cơnh, cơnh n’đoóh, a doóh, xa nấp ch’guốc, g’hur, khăn, pr’nơng, xà náp ch’luung… n’đoóh nắc vêy ta taanh tơợ k’pái, íh pa têết bơr tơợ. Pr’họm âng n’đoóh nắc pr’họm tăm, lâng pazêng rau cha năm vêy ta bhrợ lâng pr’họm bhrôông, bhoóc. N’đoóh vêy ta đươi cóh bhiệc bhan nắc liêm lấh mơ. Vêy bhiệc bhan nắc apêê đoo buôn đhân đhôông. Rau chr’nắp pa bhlâng cóh xa nấp ty đanh âng manuýh Giẻ Triêng nắc mị pân juýh lâng pân đil nắc lứch vêy a doóh ch’guốch, muy rau xa nấp ch’guốc xay p’cắh rau ty đanh ahay.
Chr’nắp bhlâng, manuýh Bhnoong cóh Phước Sơn nắc muy c’bhúh manuýh đươi dua xa náp ch’luung cóh zr’lụ da ding k’coong Trường Sơn. Cóh toor âng xa náp ch’luung nắc vêy ta lắp íh, đoọng bhai doọ choom tr’đhuốih, cóh mr’ních duung nắc dợ pa coọng a rác xơợng rau pr’họm. Đợ xa nấp n’nâu tước nâu cơy nắc dợ vêy ta đươi, tu a đoo choom pa ngắn a chắc, ting n’nắc zâl đhr’năng rau cắp duung. Xa náp ch’luung bhrợ ha manuýh nắc liêm lấh mơ. Cóh bhiệc bhan, apêê pân đil Bhnoong cắh ha vil đươi xa náp đoọng bhrợ pa liêm lấh mơ xa nấp ty đanh âng đhanuôr đay. Manuýh Giẻ Triêng đươi cha năm cơnh pa nâng, x’noonh, coọng têy, coọng duung…
Đhanuôr Giẻ Triêng nắc dợ ziư đớc rau j’niêng cr’bưn la lay cóh bh’rợ bơơn k’díc k’điêl, rau chr’nắp pr’hay bhlâng nắc bha noọ óih âng a nhi pân juýh pân đil nặ tr’pay, cắh cậ bha nọ óih âng anhi díc điêl. Bêl tước c’moo chêếc tr’năl, apêê pân đil buôn tước ooy crâng đoọng bơơn óih chô đơơng bọ đớc, đoọng y chroo chô đơơng ooy đong k’díc. Óih mốp cắh cậ liêm, văng cắh cậ tíh, bấc cắh cậ m’bứi nắc xay p’cắh rau zay ta béch, rau pậ banh lâng đhr’năng bhrợ c’la cóh pr’loọng đong âng manuýh pân đil. Nâu đoo nắc óih bơơn k’díc cắh cậ óih đoọng ha k’díc. Cóh t’ngay bhrợ ta moóh, ađoo pân đil nhăn ta moóh apêê t’coóh bhươl, pr’loọng đong xang n’nắc đơơng âng bha nọ óih n’nâu tước ooy đong k’díc. Manuýh guy óih lấh ooy ađoo bơơn k’díc nắc dợ apêê pân đil n’lơơng ơy vêy k’díc cóh bhươl cr’noon ting guy đoỌng. Bêl pr’đợ óih vêy ta trứah, ađoo pân đil pay n’jéh óih tr’nơớp đoọng ooy k’díc xang n’nắc k’díc đoọng ooy a conh a căn, đoọng nắc boọ óih ooy tir. Cóh bhiệc bhan văn hoá thể thao pazêng manuýh acoon cóh da ding k’coong c’moo 2014 đhị chr’hoong Bắc Trà My, bhiệc bhan bơơn k’díc k’điêl Bhnoong chr’hoong Phước Sơn ơy bhrợ t’váih cớ, lâng bha noọ óih k’nặ tr’pay díc điêl nắc đợ bh’rợ pr’hay pa bhlâng, xay p’cắh gít j’niêng cr’bưn la chr’nắp pr’hay âng acoon manuýh.
Nghệ thuật tr’coọ xa nul âng manuýh Giẻ Triêng bấc pa bhlâng lâng bấc rau tr’coọ xa nul, tr’haanh bhlâng nắc chiing, goong lâng đinh tút. Chiing goong nắc rau tr’coọ xa nul chr’nắp lâng bấc ta đươi cóh pazêng rau bhiệc bhan ga mắc, cơnh bh’rợ đắh t’rí, cha ha roo t;mêê, mót đong bhươl cr’noon t’mêê. Đinh tút âng manuýh Giẻ Triêng pazêng vêy cha pắt n’coo dal, ếp lâng ga mắc, k’tứi la lay cơnh nắc vêy ta bhrợ am pa oo. Đinh tút nắc rau tr’coọ xa nul ba buôn, nắc vêy xa nul grơm, ch’lăng la lay cơnh, lâng bh’rợ plong zazum, pazum đh’rứah crêê cơnh bhlưa tr’coọ xa nulm t’nơớt lâng xa nấp ty đanh. Vêy cơnh cậ nắc tơợ bh’rợ plong ooy n’coo am pa oo đoọng ta đang moon r’vai âng ha roo cóh bhiệc bhan cha ha roo t’mêê lâng ting t’ngay nắc vêy ta pa dưr ooy tr’coọ xa nul chr’nắp âng acoon manuýh.
Lấh n’nắc đhanuôr nắc dợ đươi muy bơr rau tr’coọ xa nul n’lơơng cơnh a luốt, pazêng rau n’jưl lâng pazêng rau tr’coọ xa nul vêy ta bhrợ têng tơợ am pa oo, tơợ a lui goóh. Nghệ thuật pa chăm âng manuýh Giủe Triêng nắc vêy ta p’cắh cóh bh’rợ t’taanh, cơnh taanh zong, pr’đươi pa bhrợ (cơng chuung, toong ch’piáh, n’coo đớc cha rắh); pr’đươi ng’đươi zập t’ngay cơnh (bọc hót, a lui goó k’độ đác); pazêng rau xa nấp lâng chr’nắp bhlâng nắc cóh n’loong coong đong bhươl cr’noon. Pa chắm a cọ a đhắh nắc bh’rợ nghệ thuật ty đanh âng acoon manuýh. Muy bơr rau a cọ a đhắh, cơnh acọ c’roóc, t’rí, chr’gơơng… nắc vêy ta pa chăm bấc cơnh, bhrợ t’váih rau chr’nắp, ma bhuy. Pazêng rau cha năm n’nắc nắc lấh ooy rau la liêm pr’hay nắc dợ xay p’cắh cr’noọ cr’niêng lướt ta bơơn a đhắh dzăm, kiêng t’rí, c’roóc rứah váih bấc.
C’cir văn hoá ty đanh âng đhanuôr Giẻ Triêng n’jứah xay p’cắh rau chr’nắp âng đhanuôr Tây Nguyên n’jứah nắc xay p’cắh rau chr’nắp pr’hay âng Trường Sơn. Rau đêếc nắc bh’nơơn âng bh’rợ giao lưu văn hoá bhlưa pazêng acoon manuýh lâng c’bhúh manuýh vel đong âng manuýh Giẻ Triêng. Hân đhơ cơnh đêếc, tu crêê tước âng bấc rau, c’cir văn hoá âng đhanuôr cơnh xa nấp, đong xang, đong bhươl cr’noon, pr’hát, t’nơớt… ting t’ngay nắc bil bal. Tu cơnh đêếc, đơớh hân zư đớc, đươi dua lâng pa dưr pazêng rau chr’nắp văn hoá ang đhanuôr, bhrợ bha ar xay moon c’cir văn hoá phi vật thể cóh xa nay bh’rợ pr’hát, xa ul tu đanh đoọng ha nghệ thuật plong đinh tút, bhrợ têng bh’rợ coóch boóch n’loong, taanh n’đoóh a doóh, n’toong chiing goong… cóh bh’rợ bhiệc bhan âng chr’hoong lâng tỉnh bhrợ têng./.
DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI GIẺ TRIÊNG
Dân tộc Giẻ Triêng cư trú tập trung tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Người Giẻ Triêng bao gồm 4 nhóm người địa phương chính: Giẻ, Triêng, Ve và Bhnoong. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, người Bhnoong cư trú ở huyện Phước Sơn, người Ve, người Triêng cư trú ở huyện Nam Giang. Người Giẻ Triêng ở miền tây Quảng Nam còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh rõ nét đặc trưng của cư dân Bắc Tây Nguyên…
Dân tộc Giẻ Triêng có gần 51 ngàn người. Cũng giống như người Xơ Đăng, Ba Na, người Giẻ Triêng có kiến trúc nhà làng truyền thống (rông). Đây là công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của cộng đồng, là nơi vui chơi, nghỉ ngơi, sinh hoạt lễ hội, tổ chức các cuộc họp làng, xét xử các vụ kiện, nơi lưu giữ các bộ sọ thú như là chiến tích săn bắn trong quá khứ… Về cơ bản, ngôi nhà làng giống như các ngôi nhà ở của các gia đình trong làng, nhưng được làm và dựng cầu kỳ hơn, đầu tư nhiều công sức, to hơn và đẹp hơn. Nhà ở của người Triêng và người Ve là những ngôi nhà sàn ngắn thuộc loại hình nhà mái hình “mai rùa” hay “mu rùa”, đó là những ngôi nhà có 4 mái với hai mái chính hình chữ nhật, 2 mái phụ (chái), mỗi bên là một nửa hình chóp nón. Ta có thể thấy lối kiến trúc truyền thống của người Ve, Tà Riềng ở Đăk Pring, Đắc Pre hay Đắc Ốc (Nam Giang). Theo các nhà nghiên cứu, đây là loại hình kiến trúc nhà cổ điển, độc đáo nhất của các cư dân bản địa vùng Đông Nam Á.
Đồng bào Giẻ Triêng còn bảo lưu y phục truyền thống với nhiều loại hình khác nhau như váy, áo, khố, áo khoác, khăn, mũ, xà cạp… Váy được tạo nên từ 2 tấm vải bông, khâu ghép theo chiều rộng rồi khâu nối thành hình ống. Nền váy màu chàm đen, với các hoa văn trang trí kết hợp giữa mầu đỏ và mầu trắng. Váy dùng trong lễ hội thường có trang trí hoa văn đẹp. Khi mặc họ thường quấn váy cao ngang nách, che kín bộ ngực. Nét độc đáo nhất trong trang phục truyền thống của đồng bào Giẻ Triêng là cả nam lẫn nữ đều sử dụng tấm áo khoác, một loại hình trang phục choàng quấn mang dấu ấn cổ xưa.
Đặc biệt, người Bhnoong ở Phước Sơn là nhóm tộc người sử dụng xà cạp duy nhất ở vùng núi Trường Sơn. Mép xà cạp được gấp và khâu viền cho sợi vải khỏi xổ ra, phía dưới cổ chân còn đeo thêm vòng cườm ngũ sắc. Cách phục sức này đến nay vẫn còn phổ biến vì nó vừa giữ ấm cơ thể, vừa chống côn trùng cắn. Xà cạp quấn chân làm cho thân hình phụ nữ trở nên gọn gàng, kín đáo. Trong lễ hội, các cô gái Bhnoong không quên trưng diện chiếc xà cạp để làm đẹp thêm bộ trang phục truyền thống đặc trưng của dân tộc mình. Người Giẻ Triêng đeo trang sức như vòng cổ, hoa tai, vòng tay, vòng chân…
Đồng bào Giẻ Triêng còn giữ những phong tục riêng trong cưới xin, mà tiêu biểu là “Bó củi hứa hôn” hay “Củi vợ chồng”. Khi đến tuổi biết yêu đương, các cô gái thường lên rừng đốn củi mang về nhà xếp thành bó để sau này cõng về nhà chàng trai mà mình sẽ lấy làm chồng. Củi xấu hay đẹp, cong hay thẳng, nhiều hay ít thể hiện sự chăm chỉ, khéo léo, sự trưởng thành và khả năng làm chủ gia đình của người phụ nữ. Đây là củi bắt chồng hay củi cho chồng. Trong ngày ăn hỏi, cô gái xin ý kiến của già làng, gia đình sau đó chuyển đống củi sang nhà trai. Người cõng củi ngoài cô dâu còn có các phụ nữ có chồng trong làng cùng giúp. Khi bó củi cưới đã tháo ra, cô dâu phải lấy thanh củi đầu tiên đưa cho chồng rồi người chồng mới chuyển cho bố mẹ của mình để họ tự tay xếp củi lên giàn đã chuẩn bị sẵn. Trong Lễ hội văn hóa thể thao các dân tộc miền núi năm 2014 tại huyện Bắc Trà My, lễ cưới dân tộc Bhnoong huyện Phước Sơn được tái hiện, với “bó củi hứa hôn” là phần nghi lễ ấn tượng, chuyển tải sinh động tập tục tốt đẹp của tộc người.
Nghệ thuật diễn xướng dân gian Giẻ Triêng khá phong phú với nhiều loại nhạc cụ khác nhau mà tiêu biểu là cồng chiêng và đinh tút. Cồng chiêng là loại nhạc cụ quan trọng và phổ biến thường được diễn tấu trong các lễ hội lớn như ăn trâu, mừng vụ mùa bội thu, khánh thành nhà làng truyền thống. Đinh tút của người Giẻ Triêng gồm có sáu ống dài ngắn và lớn nhỏ khác nhau được làm từ thân cây trúc. Đinh tút là loại nhạc cụ đơn giản nhưng có âm thanh trầm bổng với lối diễn tấu tập thể gắn kết, phối hợp nhịp nhàng giữ âm nhạc, múa và trang phục truyền thống. Có lẽ xuất phát từ những tiếng thổi vào ống nứa để gọi hồn lúa trong lễ hội mừng mùa và dần dần được nâng lên thành điệu nhạc hồn cốt của tộc người.
Ngoài ra đồng bào còn sử dụng một số loại nhạc cụ khác như sáo (sáo thổi dọc, thổi ngang), các loại đàn (đàn môi, đàn dây) và các loại nhạc cụ chế tác từ tre nứa, quả bầu khô. Nghệ thuật trang trí của người Giẻ Triêng được thể hiện trên đồ đan như gùi, công cụ lao động (cán rìu, cán dao, ống đựng tên); đồ dùng sinh hoạt hàng ngày (tẩu thuốc, quả bầu khô đựng nước uống); sản phẩm dệt và đặc biệt trên các tấm gỗ làm xà nhà ở nhà làng (rông). Trang trí trên sọ thú là loại nghệ thuật tạo hình cổ điển của tộc người. Một số sọ thú như sọ bò, sọ trâu, sọ nai... được trang trí công phu, tạo nên nét đẹp rất bí ẩn. Các hình họa trang trí đó ngoài chức năng thẩm mỹ còn thể hiện ước mơ muốn săn được nhiều thú, muốn đàn trâu bò được sinh sôi, chóng phát triển thành bầy đàn.
Di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng vừa mang dấu ấn của cư dân Tây Nguyên vừa in đậm sắc thái Trường Sơn. Đó là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và các nhóm người địa phương của người Giẻ Triêng. Tuy nhiên, do tác động nhiều mặt, di sản văn hóa của tộc người như trang phục, kiến trúc nhà ở, nhà làng truyền thống, dân ca, dân vũ… đang bị mai một nhanh chóng. Do đó, cần khẩn trương sưu tầm, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào, lập hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình diễn xướng dân gian cho nghệ thuật diễn tấu đàn đinh tút, tổ chức các cuộc thi điêu khắc gỗ, dệt thổ cẩm, biểu diễn cồng chiêng… trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội do huyện và tỉnh tổ chức./.
Viết bình luận