Apêê c’xêê đăn đâu, đhanuôr đhị chr’val Sông Cầu, chr’hoong Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà k’jụôt lêy bêl n’leh muy rau tơơm chr’nóh liêm, t’viêng coh truih clung ruộng t’mêê pay xoót xang. Nắc đoo m’ma tơơm bạc hà Nhật Bản âng Công ty TNHH Nam Phú Khánh tợơp choh tợơ 3 c’xêê lalăm đếêc. Anoo Nguyễn Ngọc Phú, c’la doanh nghiệp đoọng năl, bhrợ bh’rợ luật sư, a noo ơy k’rong xay moon k’rong bhrợ bấc cr’nọo bh’rợ choh tơơm chr’noh đoọng ha pêê doanh nghiệp Nhật Bản.
Bạc hà liêm choom lâh pazêng tơơm cha p’lêê căh cợ apêê bhơi rơ veh lơơng tu nắc cr’chăl coh đhiệp 3 c’xêê, tợơ ơy đh’leh đoong nắc dzợ pay bh’nơơn ruh lơơng. 1 c’moo choom pay 3 ruh lâng lang ma mông âng tơơm chr’noh nâu nắc đanh tước 5 c’moo. Tinh dầu bạc hà nắc rau thị trường bha lang k’tiếc kiêng bhlầng. A noo Nguyễn Ngọc Phú dáp lêy: K’rong choh bhrợ 1 hecta xọoc tr’nợơp mơ 120 ức đồng, pazêng bhrợ k’tiếc, câl phân, m’ma, ra lắp hệ thống tưới đác lâng zên đoọng ha pêê bhrợ têng… 1 c’moo t’tun nắc ơy pay pa chô zên k’rong bhrợ têng. A noo Phú đoọng năl: Tợơ 2 hecta xọoc tr’nợơp choh liêm choom, ha y nắc doanh nghiệp ta bhưah đhăm choh bhưah tước 10 hecta. “Tơơm nâu mặ chắt vaih bấc đhị k’tiếc, pa bhlầng nắc k’tiếc lụ nhuum nắc choh liêm choom pa bhlầng. A cu đơơng tơơm chr’noh nâu đoọng ha đhanuôr vel đong choh bhrợ, nắc rau tơơm chr’noh ếp t’ngay, đâh pay bh’nơơn, chr’năp k’rong bhrợ doó bấc. Đâh pa chô zên k’rong bhrợ têng lâng pa xiêr rau căh pr’đoọng. Ha dang đay căh cắt pay nắc đoo tự răng xrặ. Chưng pay tinh dầu xoọc đếêc. Căh ơy loon ng’bhrợ nắc đớc pa gooh chưng pay tinh dầu t’tun cung choom.”
Đhị chr’val Khánh Hiệp, ặt đăh bắc chr’hoong Khánh Vĩnh, tợơ 3 c’moo đâu, Công ty TNHH trang trại za nươu Liên Sơn cung lơi bấc c’rơ g’lếêh đoọng choh k’zệt hecta apêê tơơm za nươu cơnh sa nhân, a hứ, bhăng xi, dâu tằm, hoài sơn… Xọoc đâu Công ty nâu xoọc ra lắp pr’đươi đoọng bhrợ têng bơr pêê rau chất za nươu lơơng lâng pa câl apêê lơơng. T’cooh Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH trang trại za nươu Liên Sơn đoọng năl, chơih pay zr’lụ k’tiếc Khánh Hiệp tu nâu đoo nắc zr’lụ k’tiếc liêm buôn, dzệêp dzoong bấc, ch’ngai tợơ zr’lụ đhanuôr ặt, tu cơnh đếêc doó crêê tước rau căh liêm coh đhr’năng bhrợ têng âng tơơm za nươu. T’cooh Nguyễn Đức Bình đoọng năl, doanh nghiệp xọoc pa chăp lêy tước bhiệc pa zưm lâng đhanuôr vel đong đoọng t’bhlầng đhăm choh tơơm za nươu:“C’lâng nâu nắc bhrợ têng đoọng pa tệêt rau liêm choom âng đhanuôr, Apêê pa zay bhrợ têng , pa dưr bh’nơơn bh’rợ, bh’nơơn đơơng chô đoọng ha pêê lâng bhiệc choh tơơm za nươu bấc nắc apêê vêy kiêng choh bhrợ, vêy cơnh đếêc nắc vêy choom zooi đoọng doanh nghiệp tệêm ngăn bh’nơơn tơơm chr’noh, liêm choom cơnh k’đươi đhị pa dưah cr’ay”.
Khánh Vĩnh nắc chr’hoong da ding ca coong dzợ bấc rau k’đhap k’ra âng tỉnh Khánh Hoà, bấc đhanuôr acoon coh ặt ma mông. Tợơ đanh a hay, đhanuôr dzợ choh bhrợ apêê tơơm chr’noh ơy u loih cơnh a tao, a bhoo, a rong, ha roo ruộng… Apêê cr’nọo bh’rợ choh tơơm za nươu liêm choom nắc ơy pa xoọng rau chơih pay đoọng ha đhanuôr vel đong coh bhiệc xăl tơơm chr’noh, t’vaih thu nhập. A noo Nguyễn Anh Tuấn, ma nuy pa bhrợ đhị muy cơ sở choh bạc hà đoọng năl: “Apêê k’rong bhrợ têng coh đâu nắc t’vaih pr’đợơ đoọng ha đhi noo zi đhị đâu vêy bhiệc bhrợ liêm ta nih bhlầng. A cu bhrợ zập c’xêê 5 ức đồng, đăn đong, lướt pa bhrợ cung buôn. Zập đoọng k’rang lêy tr’mông tr’meh pr’loọng đong. Nắc bhrợ cơnh ahêê bhrợ bhươn ậh, zih bhơi, vước phân, choọng n’coo ch’hooi đác.”
Bhiệc apêê doanh nghiệp pân k’rong bhrợ têng lâng vêy đơơng chô bh’nơơn tơơm za nươu nâu đhị zr’lụ k’tiếc Khánh Vĩnh ơy môn ghit nắc zr’lụ k’tiếc nâu vêy bấc rau liêm oọng dưr vaih nắc zr’lụ choh tơơm za nươu. T’cooh Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND chr’hoong Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà đoọng năl, đoọng ha pêê cr’nọo bh’rợ nâu bơơn ta bhrợ ta bhưah, ha dưr coh đhanuôr nắc lêy vêy bấc pr’đợơng đăh zên bạc, ‘, cơnh choh bhrợ. “Khánh Vĩnh vêy pr’đợơ k’tiếc k’bunh liêm, k’ruung tâm đác bấc, pleng k’tiếc liêm, choom choh pa dưr tơơm za nươu, n’jưah lâng apêê tơơm chr’noh bha lầng lơơng. Lâng pr’đựơ xoọc vêy, choom âng đơơng kỹ thuật liêm, cung choom pa dưr cr’noọ bh’rợ nâu coh vel đong da ding ca coong, lalăm nắc ha dang tợơp bhrợ đơơng chô bh’nơơn dal nắc lêy bhrợ ta bhưah lâh mơ. T’bấc apêê cr’nọo bh’rợ đhị vel đong da ding ca coong./.”
Trồng dược liệu, thêm hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở miền núi Khánh Hòa
PV Thái Bình /VOV Miền Trung
Sa nhân, hoài sơn, bạc hà…đã được nhân giống, trồng thành công tại huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.Điều này được kỳ vọng cây dược liệu sẽ thay thế những cây trồng không hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng miền núi.
Mấy tháng nay, người dân ở xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòangạc nhiên khi thấy xuất hiện một loại cây tươi tốt, xanh mướt bao quanh những ruộng mía vừa thu hoạch xong. Đó là giống cây bạc hà Nhật Bản do Công ty TNHH Nam Phú Khánh trồng thử nghiệm từ 3 tháng trước. Anh Nguyễn Ngọc Phú, chủ doanh nghiệp cho biết, làm nghề luật sư, anh đã tư vấn đầu tư nhiều mô hình cây trồng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Bạc hà có lợi thế hơn những cây ăn quả hay rau màu bởi thời gian trồng chỉ 3 tháng, sau khi cắt cành cây sẽ tiếp tục cho ra lứa khác. 1 năm có thể được 3 lứa và vòng đời cây có thể kéo dài đến 5 năm. Tinh dầu bạc hà lại đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Anh Nguyễn Ngọc Phú nhẩm tính: Đầu tư 1 héc ta ban đầu khoảng 120 triệu, gồm làm đất, mua phân, giống, lắp đặt hệ thống tưới và chi phí nhân công… 1 năm sau đã thu hồi chi phí đầu tư. Anh Phú cho biết:Từ 2 héc ta ban đầu trồng thành công, sắp đến doanh nghiệp sẽ mở rộng diện tích lên 10 héc ta:“Cây này nó chịu rất nhiều loại đây, đặc biệt là đất phù sa thì trồng rất là tốt. Mình mang cái cây này cho địa phương, nó xuất phát trong những cái cây ngắn ngày, thời gian thu hoạch rất ngắn, giá trị đầu tư nó thấp. Nhanh thu hồi vốn và giảm được rủi ro. Mình không cắt thì tự nó héo. Chưng cất luôn tinh dầu. Chưa làm kịp thì mình phơi khô để chưng cất tinh dầu sau.”
Tại xã Khánh Hiệp, nằm ở phía bắc huyện Khánh Vĩnh, từ 3 năm nay, Công ty TNHH trang trại dược liệu Liên Sơn cũng bỏ nhiều công sức để trồng hàng chục héc ta các loài cây dược liệu như sa nhân, gừng, sả, dâu tằm, hoài sơn (còn gọi là củ mài),… Hiện công ty này đang lắp đặt thiết bị để chiết xuất một số dược chất, sản xuất thuốc và cung cấp nguyên liệu cho các đối tác. Ông Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH trang trại dược liệuLiên Sơn cho biết, chọn vùng đất Khánh Hiệp bởi đây là vùng đất mưa thuận gió hòa, độ ẩm lớn, lại cách xa các khu dân cư nên tránh các tác động đến quá trình phát triển tự nhiên của cây thuốc.Ông Nguyễn Đức Bình cho biết doanh nghiệp đang tính việc hợp tác với người dân địa phương để tăng diện tích trồng cây dược liệu:
“Hướng này cần phải làm để gắn bó quyền lợi của người dân. Họ có gắn bó được hiệu quả kinh tế, thu nhập của họ đối với việc trồng cây dược liệu thì họ mới ham thích, theo đuổi, mới giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng cây dược liệu nó tốt, đạt yêu cầu điều trị.”
Khánh Vĩnh là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Khánh Hòa, có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Lâu nay, người dân vẫn loay hoay với những cây trồng quen thuộc như mía, bắp, sắn, lúa nước… Các mô hình trồng cây dược liệu thành công đã thêm lựa chọn cho người dân địa phương trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thêm thu nhập. Anh Nguyễn Anh Tuấn, lao động tại một cơ sở trồng bạc hà cho biết: “Người đầu tư về đây tạo điều kiện cho anh em ở đây làm cũng rất là tốt. Em làm mỗi tháng 5 triệu, gần nhà, đi lại rất là tiện. Trang trải cuộc sống được. Làm như làm vườn thôi, quăng phân, làm cỏ, cắt cây, bắt ống nước.”
Việc các doanh nghiệp mạnh dạn và trồng thành công loài cây dược liệu lên vùng đất Khánh Vĩnh đã khẳng định vùng đất này có nhiều yếu tố, cơ hội để hình thành vùng nguyên liệu dược. Ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, để các mô hình này nhân rộng, phát triển trong người dân cần có thêm nhiều điều kiện về vốn, giống, kỹ thuật. “Khánh Vĩnh có tiềm năng đất đai tốt, hệ thống sông suối đa dạng, nguồn nước dồi dào, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, có tiềm năng phát triển dược liệu bên cạnh các cây trồng chủ lực khác. Với điều kiện có vốn liếng, có chuyển giao kỹ thuật tốt, cũng nên định hướng phát triển mô hình này trên địa bàn miền núi, trước mắt nếu mình làm trọng điểm thành công, thì mình làm nhân rộng ra. Đa dạng mô hình kinh tế trên địa bàn miền núi./.”
Viết bình luận