Chóh vải đhị k’tiếc goóh gooi đơơng chô bh’nơơn m’pâng tỷ đồng zâp hécta
Thứ tư, 17:24, 05/05/2021
Bêl đợ t’nơơm công nghiệp chr’nắp cơnh cà phê, a’moót. Cao su zên pa câl cắh têêm ngăn, đhị bấc vel đông cóh Tây Nguyên nắc ơy lêy xăl tơơm chr’nóh. Bấc đhị ơy vêy đợ bhr’dzang gung dưr lâng đợ bh’nơơn pr’đươi nông nghiệp liêm choom. Tơơm vải âng đơơng đắh Bắc chô chóh đhị zâp zr’lụ k’tiếc goóh gooi cóh chr’hoong Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk nắc mưy bh’rợ chr’nắp cơnh đêếc, đơơng chô bh’nơơn m’pâng tỷ đồng zâp hécta zâp c’moo.

 

T’coóh Lê Văn Minh, cóh vel 8, chr’val Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk vêy 4ha k’tiếc ha rêê. Bêl ahay, đhị k’tiếc chóh nâu t’coóh chóh cà phê, a’moót, hân đhơ cơnh đêếc đợ t’nơơm a’moót zêng ma răng chêết, tơơm cà phê pa câl cung cắh liêm choom, bơơn bhrợ m’bứi. Mơ 8 c’moo chô ooy đâu, t’coóh nắc tơợp tr’xăl đợ đhị k’tiếc chóh cà phê lâng a’moót nâu đoọng chóh tơơm vải, lâng đợ râu m’ma bơơn lêy pay tơợ vel đông âng t’coóh cóh Thanh Hà, Hải Dương. Ooy đâu, 2 râu vải u hồng lâng u trứng dưr váih liêm choom lâng p’lêê yêm ngam nắc t’coóh lêy chóh t’bhứah lấh mơ. Tước đâu, đhị k’tiếc ha rêê 4ha nắc ơy zêng xăl chóh tơơm vải, ooy đâu 2ha ơy đoọng bơơn bhrợ. Bhươn chr’nóh âng t’coóh Minh cung đươi dua ting cơnh cr’noọ bh’rợ VietGap, tơợ đêếc nắc đoọng bh’nơơn liêm choom lâng zên pa câl cung liêm choom. zâp ha vải pa câl mưy c’moo pa chô 15 tấn, lâng zên pa câl mơ 35-40 r’bhâu đồng đhị mưy ký, pr’loọng đông t’coóh pa chô mơ 500-600 ực đồng đhị mưy hécta ooy mưy c’moo, bấc lấh k’zệt chu lâng chóh cà phê: “Bh’nơơn bơơn bhrợ ha dang liêm bấc nắc bhươn nâu lêy pa chô 50 tấn p’lêê nắc a’tếh. Bh’rợ VietGap nâu nắc liêm choom, bhrợ VietGap đoọng lêy pa choom, bhrợ pa dưr p’lêê vải liêm sạch, đoọng đhanuôr đươi p’lêê vải liêm sạch nắc têêm ngăn chất lượng.”

Bêl zr’lụ chóh vải pa dưr pa xớc, cóh Ea Sar đhanuôr cóh Ea Sar ơy bhrợ pa dưr bh’rợ p’têết pazưm đắh bhrợ têng lâng pa câl. T’coóh Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch lâng Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình, chr’val Ea Sar đoọng năl, lâng bhiệc bhrợ pa dưr hợp tác xã, nắc bhrợ pr’đơợ đoọng đhanuôr bơơn âng đơơng pa câl liêm choom lâng zên pa câl liêm glặp. Lâng, hợp tác xã cung lêy moon đoọng đhanuôr bhrợ têng ting cơnh zâp cr’noọ bh’rợ liêm choom cơnh VietGap, GlobalGap, tơợ đêếc choom bhrợ liêm crêê cơnh k’đươi pa câl ooy zâp thị trường k’tiếc k’ruung lơơng cung cơnh cóh thị trường bha lâng cơnh Châu Âu, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc: “Acu bhrợ pa dưr liêm crêê cr’noọ bh’rợ, chấc lêy đoọng p’lêê vải pa cala ch’ngai lấh. Lấh mơ thị trường cóh k’tiêc k’ruung nắc tước k’tiếc k’ruung lơơng. K’noọ tước đâu nắc vêy bh’rợ VietGap, chấc lêy tơơm ríah, mã vạch. C’la cu cung cơnh đhanuôr chóh vải nắc kiêng bhrợ ha cơnh đoọng p’lêê vải chất lượng, têêm ngăn ch’na đh’nắh đoọng ha manứih đươi dua.”

T’coóh Hồ Tấn Cư, Trưởng phòng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl chr’hoong Ea Kar, tỉnh Đắk Lăk đoọng năl, tu cắh liêm crêê âng râu tr’xăl plêệng k’tiếc lâng zên pa câl cắh têêm ngăn, bấc tơơm chr’nóh công nghiệp bha lâng bêl l’lăm ahay cơnh cà phê, a’moót, cao su.. cắh liêm choom. Tu cơnh đêếc, ngành nông nghiệp chr’hoong pazưm lâng chính quyền cấp chr’val, vel đông k’đươi moon đhanuôr tr’xăl tơơm chr’nóh đoọng liêm glặp. Tước đâu, prang chr’hoong nắc ơy tr’xăl tơơm chr’nóh bơơn mơ 4.000ha tơợ t’nơơm công nghiệp đoọng chóh tơơm cha p’lêê. Ooy đâu, đhị k’tiếc chóh vải nắc mơ 1.000ha lâng lêy cha mêết ooy 5 c’moo nâu a’tốh nắc bơơn mơ 3.000ha. ting cơnh t’coóh Cư, râu liêm buôn đoọng pa dưr pa xớc vải cóh Ea Kar nắc plêệng k’tiếc tr’xăl zâp cơnh, bhrợ p’lêê vải đoọm đấh lấh 1 c’xêê lâng vải miền Bắc. Tu cơnh đêếc, bhiệc pa câl liêm choom lấh mơ tơơm chr’nóh lơơng: “Lấh mơ bhiệc tr’xăl đoọng bhrợ liêm choom, nhâm mâng tơơm chr’nóh nắc bhiệc p’têết pazưm đhanuôr lâng bhrợ têng liêm choom ting n’juông nắc đoo chr’nắp. Azi cung ơy p’têết pazưm 2, 3 doanh nghiệp bhrợ têng lâng pa câl đươi bh’nơơn pr’đươi, doanh nghiệp k’rong bhrợ lâng pazưm zâp hợp tác xã, đhanuôr. ĐoỌng bhrợ ha cơnh pa zêng đợ n’juông nâu liêm nhâm tơợ bh’rợ bhrợ têng ting cơnh c’lâng bh’rợ VietGap, GlobalGap, lêy chô bhrợ têng lâng pa câl bh’nơơn pr’đươi, liêm choom đắh k’rong bhrợ lâng đơơng chô bh’nơơn liêm choom ha đhanuôr.”

Lêy cha mêết tr’xăl tơơm chr’nóh, tr’xăl cr’noọ bh’rợ bhrợ têng, đươi dua zâp cr’noọ bh’rợ ra văng chất lượng đoọng bhrợ pa dưr đợ bh’nơơn pr’đươi têêm ngăn, p’têết pazưm đoọng bhiệc bơơn bhrợ lâng pa câl liêm crêê lâng manứih chóh vải cóh Ea Kar. Tơơm vải xoọc đơơng chô bh’nơơn liêm choom đoọng ha đhanuôr cóh đâu./.

Trồng vải trên đất cằn cho thu nhập nửa tỷ đồng mỗi héc ta

                                    PV Công Bắc

Khi những cây công nghiệp truyền thống như cà phê, hồ tiêu, cao su giá cả bấp bênh, tại nhiều địa phương ở Tây Nguyên đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều nơi đã có những bước đột phá với những sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao. Cây vải đem từ miền Bắc về trồng trên các vùng đất cằn thuộc huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk là một điển hình, khi cho thu nhập đến nửa tỷ đồng mỗi héc ta một năm.  

        Ông Lê Văn Minh, ở thôn 8, xã Ea Sar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có 4ha đất rẫy. Trước đây, trên diện tích này ông trồng cà phê, hồ tiêu, nhưng cây tiêu bị chết hàng loạt, cây cà phê thì giá cả bấp bênh, hiệu quả thấp. Khoảng 8 năm trở lại đây, ông bắt đầu chuyển đổi diện tích cà phê và hồ tiêu sang trồng cây vải, với những loại giống được tuyển chọn từ quê hương của ông ở Thanh Hà, Hải Dương. Trong đó, hai loại vải u hồng và u trứng sinh trưởng tốt và cho quả khá ngon nên ông tiến hành nhân rộng. Đến nay, đám rẫy 4ha đã chuyển đổi hoàn toàn sang trồng vải, trong đó 2ha đã cho thu hoạch. Vườn cây của ông Minh áp dụng tiêu chuẩn VietGap, từ đó cho ra sản phẩm chất lượng và giá bán khá tốt. Mỗi ha vải một năm cho thu hoạch 15 tấn, với giá bán bình quân từ 35-40.000đ/kg, gia đình ông thu về từ 500-600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp chục lần so với trồng cà phê: “Sản lượng nếu được mùa thì vườn này cứ phải thu 50 tấn quả trở lên. Mô hình VietGap này thì mình rất nhiệt huyết, làm VietGap để mình học hỏi, tạo ra quả vải sạch, để cho bà con dùng sản phẩm vải sạch thì đảm bảo chất lượng.”

       Khi vùng trồng vải phát triển, nông dân ở Ea Sar dần hình thành những liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch kiêm Giám  đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình, xã Ea Sar, cho biết, việc thành lập hợp tác xã, tạo điều kiện để bà con nông dân được cung ứng vật tư đầu vào chất lượng và giá cả hợp lý. Đồng thời, hợp tác xã cũng sẽ định hướng để bà con sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, GlobalGap, từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu đến các thị trường các nước lân cận cũng như các thị trường cao cấp như Châu Âu, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc: “Tôi thành lập hợp mục đích là tìm đầu ra cho quả vải đi xa hơn. Ngoài thị trường trong nước thì tiến tới thị trường các nước. Tiến tới là có quy trình VietGap, truy xuất nguồn gốc, mã vạch. Bản thân mình cũng như người dân trồng vải thì muốn làm sao để quả vải chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.”

Ông Hồ Tấn Cư, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết,do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giá cả bấp bênh, nhiều cây trồng công nghiệp chủ lực trước đây như cà phê, hồ tiêu, cao su, hiệu quả không cao. Do đó, ngành Nông nghiệp huyện phối hợp với chính quyền các xã, thôn vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được khoảng 4.000ha từ cây công nghiệp sang cây ăn trái. Trong đó, riêng diện tích cây vải là khoảng 1.000ha; định hướng trong năm 5 năm tới sẽ đạt khoảng 3.000ha. Theo ông Cư, điểm thuận lợi cho phát triển cây vải ở Ea Kar là khí hậu khác biệt nên vụ vải chín ở đây thường sớm hơn 1 tháng so với miền Bắc. Do đó, việc tiêu thụ cũng dễ dàng và giá bán khá cao. Ông Cư khẳng định, cây vải đang cho hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác. “Ngoài vấn đề chuyển dịch để làm sao có hiệu quả, bền vững cây trồng thì vấn đề liên kết nông dân và tổ chức sản xuất theo chuỗi là hết sức quan trọng. Chúng tôi cũng đã liên kết một số doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp đầu tư và liên kết với các hợp tác xã, nông dân. Để làm sao chuỗi này hết sức chặt chẽ từ khâu tổ chức sản xuất theo quy trình VietGap, GlobalGap, tiến đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả trong đầu tư và đem lại hiệu quả cho nông dân.”

        Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng để tạo ra sản phẩm an toàn, liên kết tạo sự ổn định đầu vào và đầu ra chính là hướng đi đúng đắn đối với người trồng vải ở Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Cây vải đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nơi đây./.  

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC