Chr’va tân đôr bhr’ươr pr’hát Soong hao hơnh ha pruốt chô
Thứ hai, 00:00, 06/02/2017

                     Soong hao nắc bh’nơơn tinh thần, nắc muy cr’van chr’nắp pr’hắt bơơn zư đớc đhị bấc lang lâng âi dưr váih muy râu la lay cắh choom cắh vêy cóh pr’ặt tr’mông zấp t’ngay âng đha nuôr Nùng. Đha lum tơợp ha pruốt, đha nuôr lâng pr’zớc tước chr’val Chiên Sơn, chr’hoong Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, ta mêêng xơợng đợ bhr’ươr pr’hat Soong hao chr’va tân đôr cơnh xoọc chooi m’bhốc p’rơơm cóh bấc t’ngay tơợp c’moo t’mêê. Bha ar xrắ âng Hoàng Quy, Phóng viên Đài P’rá Việt Nam:

              Cóh m’pâng crâng ca coong t’ngay tơợp ha pruốt, đợ đha đhâm c’mâr xập xa nập liêm bhlâng đh’rứah pa cắh z’hai, pa cắh loom lâng pa đớp đợ boóp p’rá chăp nhêr, bhr’ươr pr’hat tr’ơơi đhị bấc bh’rươr Soong hao liêm pr’hay. Ha pruốt chô công nắc bêl bh’rợ tr’nêng âng c’moo ty âi lứch xang, ma nứih đong, pr’zớc chr’ớh, c’bhúh xoọng nắc tr’hơnh tr’déh dhd’rứah lâng apêê n’juông pr’hát hơnh ha pruốt. Đợ n’juông pr’hát Soong hao bêl grơm bêl priêng, bêl liêm cha ngoor ặt cơnh đêếc bhrợ ha der loom ma nứih zấp bêl Tết tước, ha pruốt chô, ặt đhộ ooy loom luônh âng ma nứih Nùng lâng bơơn zư đớc tơợ ahay tước nâu câi. T’coóh Mông Lợi Chung, muy cha nắc Nùng đhị chr’val Chiên Sơn xay moon nắc a đay xơợng pr’hay bhlâng đợ bhr’ươr pr’hát Soong hao tơợ bêl tơợp xơợng:

                 Tơợ bêl 6, 7 c’moo âi xơợng apêê đoo hát Soong hao, xang n’nắc chô công bơơn pa choom muy bơr n’juông, amế xơợng nắc a mế bhr’lậ đoọng, pa choom đoọng nắc hát nâu cơnh, tu a mế công năl hát, xang n’nắc a mế pa choom đoọng muy bơr pr’hát, tơợ đêếc nắc a cu vêy bơơn năl hát. Đợ nâu ahay nắc vêy looih, xoọc pa bhrợ ga lêếh ga lêêng nắc pa đhêy, hát muy bơr n’juông đoọng n’hil loom luônh xang n’nắc pa bhrợ cớ.

                Ting cơnh p’rá Nùng, Soong hao choom năl nắc bơr a nhăng. Nâu đoo nắc hát ting cơnh tr’ơơi vêy tơợ đanh âng ma nưuíh Nùng lâng bơơn p’ma cơnh bêệ poong ta poong p’têệt đoọng ha nhi n’jứih n’đil, chêếh váih loom tr’kiêng lâng dưr váih díc điêl. La lay lâng bấc c’bhúh acoon cóh n’lơơng, hát Soong hao âng ma nứih Nùng pr’hay đhị cắh vêy xa nul n’jưl. N’dhdơ cơnh đêếc, cắh tu cơnh đêếc nắc cắh xơợng u pr’hay, râu liêm cha ngoor. Soong hao vêy đợ bhr’ươr pr’hát bha lâng nắc hát tr’ơơi, xay xơ lâng t’ngay c’xu. Apêê c’bhúh pân jứih pân đil Nùng buôn đha lum bêl lướt chợ phiên, bêl bh’rương tr’cuôl cắh cậ đhị bêl Tết tước ha pruốt chô đoọng hát dh’rứah. Bấc g’lúh hát choom bhrợ đanh tơợ ra diu tước ha bu đăl, apêê đoo hát trúih p’lêếh c’lâng chô tước vel. Bêl đâu, apêê đoo vêy hát đợ bhr’ươr pr’hát cơnh lâng bấc cr’noọ cr’niêng đhộ clệch tơợ da dul lâng cắh hắt ngai âi dưr váih díc điêl xang bấc g’lúh hát n’nắc. t’coóh Vi Văn Phúc, trưởng Câu lạc bộ hát Soong hao chr’val Chiên Sơn xay moon ooy bhr’ươr pr’hát liêm pr’hay âng acoon ma nứih đay:

               Tơợ ahay ahươn, nắc âi bơơn đươi dua đoọng đhị bhiệc bhan xay xơ, giao lưu cóh pr’ặt tr’mông. Hát Soong hao nắc crêê bhr’ươr nắc pa bhlâng pr’hay n’đhơ cơnh đêếc nắc cắh crêê bhr’ươr nắc buôn cắh choom hát. Lấh n’nắc công cắh quy định p’niên t’coóh nắc vêy choom hát, tu n’dhơ nắc ma nứih t’coóh n’đhang công dzợ choom hát pa bhlâng pr’hay.

                      Lấh đhị đêếc, đợ bhr’ươr pr’hát Soong hao tơợ đanh âi nắc muy râu la lay căh choom cắh vêy cóh xay xơ âng ma nưih Nùng. Ting đhr’niêng cr’bưn âng ma nứih Nùng, đong n’jứih n’đil cắh muy nắc chơớih apêê liêm pr’dzoọng nắc dzợ choom hát pr’hay đoọng bhrợ t’váih râu bhui har cóh xay xơ.

Cơnh lâng a ngắh Hà Cắm Di, muy cha nắc âng câu lạc bộ hát Soong hao, cắh râu choom moon pa cắh lứch đợ râu bhui har bêl hát, pa cắh đợ bhr’ươr Soong hao, đh’rứah lâng xay trúih đợ râu pr’hay, râu liêm tước apêê lang t’tun:

                        Acu nắc công kiêng soong hao, tước t’ngay bhiệc bhan nắc azi công pa bhlâng kiêng bơơn hát giao lưu, lướt hát đoọng bơơn zư đớc râu ty đanh pr’chắp chr’nắp âng acoon ma nưuíh, đoọng brương tr’nu pa choom cớ ha ca coon cha chau đoọng ca coon cha chau năl zư đớc râu ty đanh âng acoon ma nứih đay bơơn a dích a bhướp đớc đoọng

                         T’ngay n’nâu, hát Soong cắh muy nắc cr’liêng pr’hát tr’ơơi liêm pr’hay âng pân jứih pân đil Nùng nắc dzợ bơơn đha nuor Nùng cha ớh cóh apêê bh’rợ văn nghệ, bấc g’lúh p’too moon. Cắh hắt cr’liêng pr’hát công bơơn xrắ t’mêê đoọng liêm glặp lâng pr’ặt tr’mông zấp t’ngay lâng cr’noọ xơợng xoọc đâu âng đha nuôr. Đợ bhr’ươr Soong hao cha ngoor, liêm pr’hay bơơn hát chr’va tân đor zấp bêl tết tước ha pruốt chô, nắc vêy bơơn ma nứih Nùng zư đớc cơnh “ crvan chr’nắp pr’hắt” âng acoon cóh đay ting c’moo c’xêê./.

Rộn vang điệu hát Soong hao đón xuân về

 

                   Soong hao là sản phẩm tinh thần, là một báu vật quý giá được lưu truyền qua bao thế hệ và đã trở thành một nét riêng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc Nùng. Nhân dịp đầu xuân, mời quý vị và các bạn đến xã Chiên Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, lắng nghe những tiếng phách, điệu hát Soong hao rộn ràng như đang gieo mầm hi vọng trong những ngày đầu năm mới. Bài viết của Hoàng Quy- PV Đài TNVN:

 

                   Giữa không gian bao la núi rừng ngày đầu xuân, những nam thanh, nữ tú trưng diện những bộ trang phục đẹp nhất cùng khoe sắc, đua tài, tỏ tình và trao gửi lời yêu thương, điệu hát giao duyên qua những điệu Soong hao mộc mạc, trữ tình. Xuân về cũng là lúc công việc của năm cũ khép lại, người thân, bạn bè, hàng xóm lại chúc tụng nhau bằng các câu hát chào xuân. Những câu hát Soong hao khi trầm bổng, lúc mượt mà cứ thế làm lay động lòng người mỗi dịp Tết đến, xuân về, ăn sâu vào tâm khảm của người dân tộc Nùng và tồn tại từ bao đời nay. Ông Mông Lợi Chung, một người Nùng tại xã Chiên Sơn chia sẻ rằng mình đã bị cuốn hút bởi những điệu hát soong hao từ những giai điệu đầu tiên nghe được:

                   "Từ lúc 6,7 tuổi đã đi nghe người ta hát soong hao, sau đó về cũng học được vài câu mình hát, mẹ nghe thấy thì mẹ chỉnh lại, dạy lại phải hát như thế này vì mẹ cũng biết hát, rồi mẹ dạy cho một số bài, thế là từ đó tôi mới biết hát. Sau này thì có thói quen là đang lao động mệt mỏi thì dừng lại nghỉ, hát mấy câu cho thoải mái rồi lại lao động tiếp"

                     Theo tiếng Nùng, Soong hao nghĩa là hai ta, đôi ta. Đây là lối hát giao duyên có từ lâu đời của dân tộc Nùng và được ví như cây cầu bắc mối lương duyên cho biết bao đôi trai gái đến với nhau, nảy nở tình yêu và kết đôi thành vợ chồng. Khác với nhiều dân tộc thiểu số khác, hát Soong hao của dân tộc Nùng đặc biệt ở chỗ không có nhạc đệm. Tuy nhiên, không vì thế mà nó kém đi sức hấp dẫn, sự say đắm và ngọt ngào. Soong hao có những điệu hát chính là hát giao duyên, đám cưới và ngày thường. Các nhóm trai gái người Nùng thường nhân những dịp đi chợ phiên, khi trăng rằm hoặc thời điểm tết đến xuân đến để hát với nhau. Những cuộc hát có thể kéo dài từ sáng sớm đến chiều muộn, họ hát say sưa dọc trên các ngả đường đi về bản. Lúc này, họ sẽ cất lên những điệu hát với biết bao tâm sự, nỗi lòng sâu kín từ trái tim và không ít đôi đã nên vợ nên chồng sau những cuộc hát ấy. Ông Vi Văn Phúc, Trưởng câu lạc bộ hát Soong Hao xã Chiên Sơn, chia sẻ về những điệu hát thân thương của dân tộc:

                       "Từ xa xưa thì nó đã được sử dụng để phục vụ trong các lễ hội, đám cưới, giao lưu trong cuộc sống. Hát Soong Hao mà hợp giọng thì rất là hay nhưng mà nếu không hợp giọng với nhau thì sẽ không thể hát được. Ngoài ra cũng không quy định già trẻ mới được hát bởi dù là người già nhưng vẫn có thể hát rất là hay"

                        Bên cạnh đó, những điệu hát Soong hao từ lâu đã là một nét riêng không thể thiếu trong đám cưới của người Nùng. Theo phong tục của dân tộc Nùng, nhà trai, nhà gái không chỉ chọn phù dâu, phù rể có ngoại hình đẹp mà đặc biệt phải hát hay để có thể tạo không khí vui vẻ, rộn ràng trong đám cưới.

                    Với cô Hà Cắm Di, một thành viên của câu lạc bộ hát Soong Hao, không gì có thể diễn tả được niềm vui khi cất vang, biểu diễn những điệu Soong hao, đồng thời giới thiệu những nét hay, cái đẹp tới những thế hệ sau:

                     "Tôi thì cũng yêu thích soong hao, đến ngày hội thì chúng tôi cũng rất thích được đi hát giao lưu, đi hát để giữ lại được cái truyền thống dân tộc, để sau này truyền đạt cho con cháu để con cháu biết để giữ lại được truyền thống dân tộc được truyền lại từ các cụ ngày xưa"

                          Ngày nay, hát Soong hao không chỉ là lời hát giao duyên nồng nàn của trai gái người Nùng mà còn được người dân Nùng biểu diễn trong các chương trình văn nghệ, các cuộc vận động. Không ít lời bài hát cũng được sáng tác mới cho phù hợp với cuộc sống thường ngày và nhu cầu thưởng thức hiện nay của người dân. Những làn điệu Soong hao dặt dìu, tình tứ, đầy tính nhân văn được cất lên rộn vang mỗi dịp tết đến xuân về chắc chắn sẽ được người Nùng giữ lấy như "bảo vật tinh thần" của dân tộc của mình cho đến mãi về sau./. 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC