CƠNH CHOH PIH TING CƠNH PR'ĐỢƠ VIETGAP
Thứ ba, 08:49, 30/03/2021
Coh pazêng c’moo hay, apêê vel đong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam ơy bhrợ têng bhiệc xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn, bhrợ têng bấc cr’noọ bh’rợ choh tơơm cha p’lêê cơnh prí, pih, pih bhung, bơ… Coh đếêc, cr’nọo bh’rợ choh pih đhị apêê chr’hoong da ding ca coong cơnh Tây Giang, Nam Giang xoọc ha dưr c’rơ bhlầng, chroi k’rong pa dưr dal bh’nơơn đoọng ha đhanuôr.

1/ Bhrợ k’tiếc, pêch bọong, g’bur phân:

Bhrợ k’tiếc lâng pêch bọong: Dzih pa lưch bhơi, pếh bọong bhưah 60cm, đhậu 60cm.

G’bur phân:

- Êệ t’rị k’roọc đớc đanh: 20 - 30 kg/bọong.

- Super lân: 0,5 - 0,7 kg/ bọong.

- Vôi bột: 0,3 - 0,5 kg/ bọong.

2/ Cr’chăl hân noo, bhlưa, cơnh choh bhrợ:

Cr’chăl hân noo:

- Hân noo choh tợơ c’xêê 2 tước c’xêê 4.

- Hân noo c’lọt choh tợơ c’xêê 8 tước c’xêê 10

Bhlưa: Choh pih bhưa apêê t’nơơm mơ (5m x 6 m), đợ bấc 333 cây/ha.

Cơnh choh: Pêch bọong lalăm choh tợơ 15 tước 30 t’ngay. Lúuc pa zập phân lâng clang k’tiếc đăh piing, xang đếêc nắc tước dứp bọong, g’bur dal lâh mặt bọong tợơ 15 cm tước 20 cm. Đớc muy boọng k’tứi đớc t’nơơm xang nắc g’lấp k’tiếc đọong liêm lâng đị pa mâng. Xang đếêc nắc n’lọt n’gươi chữ X ooy t’nơơm lâng chọ pa mâng oó đớc t’nơơm chệêt răng.

3/ K’rang lêy tơơm pih tợơ ơy choh bhrợ:

Tưới đác: Tợơ ơy choh bệêt xang nắc lêy pa đâh tưới đác. Ha dang pleng p’răng nắc tưới 1 chu/t’ngay tước bêl tơơm pih ha dưr liêm. Xang đếêc, lêy cơnh pr’đợơ chắt vaih lâng đhr’năng pleng k’tiếc nắc đoọng tưới.

G’bur phân:

- Cr’chăl tơơm k’tứi 1-3 c’moo: Zâp c’moo, nắc g’bur phân một c’xêê 1, c’xêê 2, c’xêê 5 lâng c’xêê 11.

- Đợ phân g’bur  bón:

+ Phân hữu cơ đớc đanh: 5 - 20 kg.

+ Đạm urê: 0,1 - 0,2 kg/t’nơơm.

+ Super lân: 0,2 - 0,5 kg/ t’nơơm.

+ Kali: 0,1 - 0,2 kg/ t’nơơm.

Bêl bón nắc pa zưm pa liêm k’tiếc, dzic bhơi.

- Cr’chăl pay bơơn tợơ c’moo thứ 4 nắc a tôh: Zập c’moo, nắc lêy t’bhlầng g’bur phân moọt apêê cr’chăl

+ Tợơp g’bur (tợơ c’xêê 8 tước c’xêê 11):phân hữu cơ + super lân + vôi.

+ G’bur pay pô, đoong ha pruốt tợơ t’ngay 15/1 tước t’ngay 15/3: đạm urê + kali.

+ T’bhlầng g’bur phân đoọng bấc moọt c’xêê 5: đạm urê + kali.

+ G’bur phân đoọng t’bấc p’lêê mọot c’xêê 7- c’xêê 8: đạm urê + kali. Bêl ơy boong p’lêê, tợơ zập g’luh pếêh p’lêê nắc lêy đh’leh đoong k’tứi, đoong crêê g’rưy… lâng lêy bhrợ ta luôn, tvaih rau liêm choom boong p’lêê.

Cha groong rau căp cha:

- Ta luôn lêy cha mệêt bhươn p’lêê, đâh bơơn lêy g’rưy.

- Đươi dua apêê bh’rợ đoọng bhrợ têng (đh’leh đoong, pếêh lơi a xậ g’rưy..) đươi dua za nươu zư lêy sinh học, za nươu doó lâh bấc độc, oó đươi rau za nươu căh đoọng đươi lâng pa ghit đươi dua za nươu ting cơnh j’niêng 4 crêê.

- Bơr pêê rau g’rưy nắc lêy đươi dua za nươu nâu đoo:

+ Nha nhih, a đing đang pa hư, lâng rau a coon nạ pa hư nắc phun: Sherpa 25 EC, Trebon 2,5 EC, Pegasus 500 EC, Actara 25 WG, Danitol 10 EC…

+ Pr’luh hư a xậ, bha lầng lâng đoong ga mắc, bha lầng p’lêê nắc lêy phun za nươ: Rhidomil MZ 73 WP, Score 250 EC…

Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap

 (Theo Kythuatnuoitrong.com)

           

Trong những năm qua, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình trồng cây ăn quả như chuối, cam, bưởi da xanh, bơ... Trong đó, mô hình trồng cam tại các huyện miền núi như Tây Giang, Nam Giang đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.  

1. Làm đất, đào hố, bón lót:

Làm đất và đào hố: Trước tiên bà con phải làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm.

Bón lót:

- Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg/hố.

- Super lân: 0,5 - 0,7 kg/hố.

- Vôi bột: 0,3 - 0,5 kg/ hố.

2. Thời vụ, mật độ, cách trồng:

Thời vụ:

- Vụ Xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4.

- Vụ Thu trồng từ tháng 8 đến tháng 10.

Mật độ khoảng cách: Trồng cam với khoảng cách trung bình (5mx6m), mật độ khoảng 330 cây/ha.

Cách trồng: Hố thường phải đào trước khi trồng từ 15 đến 30 ngày. Trộn đều toàn bộ phân với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố từ 15 cm đến 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó, cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh gốc bị lay làm chết cây.

3. Chăm sóc cây cam sau khi trồng:

Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1 lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó, tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

Bón phân:

- Thời kỳ cây còn nhỏ 1 - 3 tuổi: Hàng năm, cần bón thúc vào thời điểm tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

- Lượng bón:

+ Phân hữu cơ hoai mục: 5 - 20 kg.

+ Đạm urê: 0,1 - 0,2 kg/cây.

+ Super lân: 0,2 - 0,5 kg/cây.

+ Kali: 0,1 - 0,2 kg/cây. Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

- Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi:

Hàng năm, cần bón thúc vào thời điểm:

+ Bón cơ bản (từ tháng 8 đến tháng 11): phân hữu cơ + super lân + vôi.

+ Bón đón hoa, cành xuân từ ngày 15/1 đến ngày 15/3: đạm urê + kali.

+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: đạm urê + kali.

+ Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 - tháng 8: đạm urê + kali.

Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành thường xuyên, tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

Phòng trừ sâu bệnh:

Bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn cây, để kịp thời phát hiện sâu bệnh.

- Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc hóa học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

- Một số loại sâu bệnh cần sử dụng các loại thuốc sau:

+ Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC, Trebon 2,5 EC, Pegasus 500 EC, Actara 25 WG, Danitol 10 EC…

+ Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP, Score 250 EC…

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC