Dzoọng đhị tơơm bhlăng t’mêê chóh 2 c’moo, hân đhơ cơnh đêếc nắc dal lấh 3,5 mét, pô p’lêê váih bấc, amoó Phạm Thị Nhạn, vel Đồi Mây, chr’val k’noong k’tiếc Đắk Wil, chr’hoong Cư Jut, tỉnh Đắk Nông bhui har cắh dzợ cơnh. Quyết định lêy xăl đoọng ha bhươn a’moót âng pr’loọng đông ơy pa dưr liêm choom. Amoó Nhạn đoọng năl, ooy pa zêng 3 râu t’bnơơm xăl a’moót nắc sầu riêng, đàn hương lâng bhlăng, nắc tơơm bhlăng chr’nắp lấh mơ. Tơơm dưr ga mắc đấh, liêm lâng vêy k’dâng 2-3 ký p’lêê t’mêê đhị mưy t’nơơm, lâng zên 100.000 đồng đhị mưy ký p’lêê t’mêê nắc 200 t’nơơm bhlăng ơy đơơng chô k’dâng 50 ực đồng: “Tơơm bhlăng nâu dưr váih đấh bhlâng, tơợ bêl chóh tước đâu nắc t’moót phân mưy chu, ha dợ hân noo p’răng xơớt nắc tưới m’bứi đá. Buôn chóh, doọ vêy xịt zanươu râu rị. Đoong n’đoo cung váih pô, p’lêê, tứơc tết nắc choom pêếh bơơn.”
Tơợ đông t’coóh Nhạn mơ 160km, nắc t’coóh Thào Seo Pao, acoon cóh Mông, cóh vel 11, chr’val k’coong ch’ngai Cư San, chr’hoong M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk cung ơy chóh 400 t’nơơm bhlăng đhị k’tiếc bhứah 4ha lứch c’moo 2019. T’mêê chóh 10 c’xêê, nắc bhlăng nâu cung ơy đơơng chô ha t’coóh bấc râu chr’nắp liêm. tơơm dal lấh 1 mét, bấc tơơm nắc ơy tơợp váih pô: “Tơơm bhlăng acu chóh 4-5 c’moo nắc choom bơơn bhrợ, doọ vêy chóh cớ, tơơm ma mung váih đenh, choom tước k’ha riêng c’moo. Zên pa chô cung bấc lấh mơ chóh keo lai. Tu keo lai chóh mơ 4-5 c’moo nắc lêy bơơn bhrợ lâng chóh cớ, zên cung váih, hân đhơ cơnh đêếc cắh mơ tơơm bhlăng.”
M’ma bhlăng âng t’coóh Thào Seo Pao cóh chr’val zr’lụ 3 Cư San lâng p’căn Phạm Thị Nhạn cóh chr’val k’noong k’tiếc Đắk Wil chóh nắc n’ma bhlăng lai ta ghép, zêng câl tơợ Công ty TNHH Thanh Dổi Xanh, vel Cao Thắng, chr’val Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột. C’la công ty, anoo Hoàng Xuân Thanh đoọng năl, m’ma bhlăng nâu âng công ty xoọc đơơng đoọng nắc m’ma t’mêê, bơơn anoo ghép bhrợ tơợ tơơm ngọc lan lâng tơơm bhlăng crâng cóh chr’hoong M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk. M’ma bhlăng t’mêê dưr váih, 2-3 c’moo nắc tơợp choom bơơn bhrợ, lâng c’moo thứ 5 nắc bơơn bhrợ têêm ngăn lâng mơ 20-30 ký cr’liêng đhị mưy t’nơơm. Xoọc bhươn bhlăng âng anoo Thanh vêy 80 t’nơơm, chóh tơợ c’moo 2008, zâp c’moo pa chô zên tợơ cr’liêng nắc mơ 2 tỷ đồng.
Bh’nơơn pa chô liêm ghít tơợ t’nơơm bhlăng m’ma t’mêê dzợ bhrợ c’lâng bhrợ têng cha k’van đoọng ha Công ty Thanh Dổi Xanh, bêl bấc ta mooi đắh Hoà Bình, Hà Giang, Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương cung chô chấc lêy câl m’ma, vêy mơ lấh 100 r’bhâu t’nơơm đhị 1 c’moo. M’ma nâu bơơn công ty ký hợp đồng bảo hành, xang 5 c’moo, zâp t’nơơm bơơn 20 ký p’lêê t’mêê nắc vêy pay zên m’ma. Lâng zâp tỉnh Tây Nguyên, công ty dzợ k’rong m’ma đoọng ha zâp pr’loọng đông, hợp tác xã lâng zâp nông lâm trường chóh bhlăng. Anoo Hoàng Xuân Thanh moon, ađay nắc t’bhlâng lứch c’rơ đoọng tơơm bhlăng váih bấc, chóh váih crâng chr’nắp đoọng ha Tây Nguyên: “Bêl pr’loọng đông tợơ Hoà Bình chô ooy Tây Nguyên, k’conh cu moon ha dang crâng pa hư lứch nắc đợ t’tưn ngai choom mặ chóh pa dưr nắc chr’nắp bhlâng. Acu vêy cr’noọ lêy chóh crâng tơợ đêếc lâng xoọc đâu nắc cung dzợ đoơng cr’noọ âng k’conh cu moon, t’bhlâng xay bhrợ t’bhứah k’tiếc crâng ga mắc lấh mơ. Ha dang bhrợ crêê cơnh nắc chr’nắp lấh vàng.”
Dưr chặt váih liêm đấh, đơơng chô n’loong ga mắc liêm, cr’liêng chr’nắp, tơơm bhlăng xoọc bơơn đhanuôr Tây Nguyên lâng bấc tỉnh lơơng đương r’rơơm. Lâng chr’val Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, đhị tơơm bhlăng ta bhrợ pa dưr m’ma, nắc ơy vêy bấc bhươn bhlăng bơơn t’moót chóh pazưm bhrợ bh’rợ nông lâm pazưm liêm choom. P’căn Hồ Thị Cẩm Lai, Trạm trưởng Trạm khuyến nông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đoọng năl, bấc bhươn bhlăng t’mêê chóh 5-7 c’moo, nắc pa chô k’ha riêng ực đồng đhị mưy hécta ooy mưy c’moo: “Tơơm bhlăng nắc t’nơơm lâm nghiệp buôn chóh, dưr chặt váih đáh liêm đhị zâp râu k’tiếc lâng đhr’năng pr’lúh cr’ay, g’rưy doọ bấc. Liêm choom kinh tế tơợ tơơm bhlăng bhrợ p’cắh liêm ghít lấh, mơ 100 t’nơơm đhị mưy hécta nắc bơơn bhrợ lấh 500 ực đồng.”
Tơợ đenh ahay, bhrợ lâm nghiệp, chóh t’nơơm crâng buôn pazưm lâng râu ha ul đha rứt, zr’lụ k’tiếc mốp bênh nắc vêy chóh crâng. Kiêng pa dưr pa xớc chóh ctâng cr’chăl xoọc đâu, lâng bhrợ liêm crêê cơnh k’đươi moon đắh gâm ngút, zên pa chô zâp c’moo lâng chr’nắp n’loong. Tơơm bhlăng nắc ơy bơơn zâp râu lâng nắc tơợp bhrợ tr’xăl đắh bhiệc lêy chóh crâng, bhrợ p’cắh ghít liêm: Crâng nắc vàng, crêê cơnh kinh tế âng đoo đơơng chô./.
Rừng dổi- rừng vàng của Tây Nguyên
Công Bắc
Cây dổi xanh gần đây được trồng khá nhiều ở Tây Nguyên và cho thu nhập cao, từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng 1 héc ta/ 1 năm. Loài cây rừng quen thuộc, cho gỗ quý, hạt quý, nay đang trở thành cây kinh tế mạnh, thu hút người dân, tạo ra làn gió mới về trồng rừng ở khu vực, tăng độ che phủ và hiệu quả kinh tế của cả rừng và nương rẫy.
Đứng cạnh cây dổi mới trồng được 2 năm nhưng đã cao đến 3,5m, hoa quả trĩu cành, chị Phạm Thị Nhạn, thôn Đồi Mây, xã biên giới Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông không giấu niềm phấn khởi. Quyết định “thay máu” cho vườn hồ tiêu của gia đình đã phát huy hiệu quả. Chị Nhạn cho biết, trong 3 loài cây thay thế hồ tiêu là sầu riêng, đàn hương và dổi, thì cây dổi nổi trội hơn cả. Cây sinh trưởng rất nhanh, đều và chuẩn bị cho thu bói với khoảng 2-3kg quả tươi/cây, với giá 100.000đồng/kg quả tươi thì 200 cây dổi đã mang về khoảng 50 triệu đồng:“Cây dổi này nó phát triển mạnh lắm, từ lúc trồng đến giờ thì chỉ bỏ có 1 lần phân, còn mùa khô thì tưới cho nó ít nước. Nó dễ lắm, không phải xịt thuốc gì hết. Đốt nào cũng có hoa, đốt nào cũng có trái này, cái này chắc đến tết là được hái.”
Cách bà Nhạn 160 Km, ông Thào Seo Pao, dân tộc Mông, thôn 11, xã vùng sâu Cư San, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk cũng đã trồng 400 cây dổi trên diện tích 4ha đất đồi vào cuối năm 2019. Mới trồng 10 tháng, nhưng cây dổi đã mang tới cho ông rất nhiều hy vọng. Cây đã cao hơn 1m, không ít cây đã bắt đầu ra hoa: “Cây dổi là mình trồng 4-5 năm có thu là cứ thu đều đều, không phải trồng lại nữa, tuổi thọ nó rất là cao, có thể cả trăm năm. Hiệu quả kinh tế cũng cao hơn gấp mấy lần keo lai. Vì cây keo lai thì trồng cứ 4-5 năm phải khai thác và trồng lại, chi phí nó nhiều hơn mà lợi nhuận kém hơn cây dổi.”
Giống dổi mà ông Thào Seo Pao ở xã vùng 3 Cư San và bà Phạm Thị Nhạn ở xã biên giới Đắk Wil trồng là giống dổi lai ghép, đều mua từ Công ty TNHH Thanh Dổi Xanh, thôn Cao Thắng, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột. Chủ công ty, anh Hoàng Xuân Thanh cho biết, giống dổi xanh mà công ty đang cung cấp là giống mới, được chính anh lai ghép từ cây ngọc lan với cây dổi rừng ở huyện M’Đrắk, tỉnh Đăk Lăk. Giống dổi mới sinh trưởng nhanh, 2-3năm đã thu bói, và năm thứ 5 thu hoạch ổn định với mức bình quân 20-30kg hạt/cây. Hiện vườn Dổi đầu dòng của anh Thanh có 80 cây, trồng từ năm 2008, mỗi năm riêng thu hạt đã mang lại khoản lợi nhuận trên dưới 2 tỷ đồng.
Hiệu quả rõ rệt từ cây dổi giống mới còn mở ra cơ hội làm giàu cho Công ty Thanh Dổi Xanh, khi nhiều khách hàng từ Hòa Bình, Hà Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương cũng tìm đến mua giống, sản lượng hơn trăm nghìn cây 1 năm. Giống cây được công ty ký hợp đồng bảo hành, sau 5 năm, mỗi cây đạt 20kg quả tươi trở lên mới thu tiền cây giống. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, công ty còn đầu tư giống cho các nhóm hộ, hợp tác xã và cả các nông lâm trường trồng dổi. Anh Hoàng Xuân Thanh chia sẻ, anh dốc hết tâm sức cho cây dổi là vì đây là cây rừng, và trồng rừng sẽ tạo ra tương lai cho Tây Nguyên:“Khi gia đình từ Hòa Bình vào Tây Nguyên, ông cụ thân sinh ra mình nói rằng rừng mà phá hết thì sau này ai trồng được rừng sẽ rất tốt. Mình mang tư tưởng trồng rừng từ hồi đó và bây giờ mình vẫn mang ý tưởng của ông cụ nhà mình, cố gắng triển khai mở rộng diện tích rừng càng lớn càng tốt. Nếu làm đúng cách thì còn quý hơn vàng.”
Tăng trưởng rất nhanh, cho gỗ tốt, hạt quý, cây dổi đang được nông dân Tây Nguyên và nhiều tỉnh khác đặt niềm hy vọng. Đối với xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, nơi mà cây dổi lai ghép được tạo ra, đã có nhiều vườn Dổi được đưa vào trồng xen tạo ra mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả kinh tế rất cao. Bà Hồ Thị Cẩm Lai, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhiều vườn dổi mới trồng 5-7năm, đã cho thu hàng trăm triệu đồng/ha/năm: “Cây Dổi là cây lâm nghiệp rất dễ trồng, phát triển tốt ở tất cả các loại đất và tình hình sâu bệnh hại rất ít. Hiệu quả kinh tế từ cây Dổi đã thể hiện rõ rệt, vượt trội, khoảng hơn 100 cây/ha thì thu hoạch hơn 500 triệu đồng.”
Lâu nay, làm lâm nghiệp, trồng cây rừng thường được gắn với cái mác nghèo khó, vùng đất cằn cỗi mới trồng rừng. Muốn phát triển rừng trồng trong giai đoạn hiện nay, cần đồng thời đáp ứng cả yêu cầu về độ che phủ, nguồn thu hàng năm và giá trị gỗ khi kết thúc chu kỳ. Cây Dổi đã giải quyết được tất cả và bắt đầu làm thay đổi cách nhìn về trồng rừng, giúp khẳng định: Rừng là vàng theo đúng nghĩa kinh tế của nó./.
Viết bình luận