Bêl ahay nắc Đội trưởng Đội đặc công K20A, pa bhrợ đhị quận Nhất, nâu cơy nắc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, t’coóh Lê Văn Nuôi ắt cóh cr’noon La Trung, chr’val Điện Thọ, thị xã Điện Bàn ơy z’lấh bấc pa bhlâng zr’nắh k’đháp, bấc chu manh k’nặ chêết bil. Nắc cr’noọ grơơ k’rơ, ta béch âng Bộ đội Ava Hồ, a đoo ta béch đh’rứah lâng đồng đội zâl arọp a bhuy.
Đội trưởng Lê Văn Nuôi crêê a rọp coóp cóh c’xêê 3/1971. A rọp z’nắh bấc cơnh, z’nắh cóh 1 c’xêê nắc a đoo cắh xay rau rị. A đoo dưr glúh mút tơợ zr’lụ a rọp coóp z’nắh cóh c’xêê 4/1971. Tước c’xêê 6/1971, a đoo nắc cớ ting zâl a rọp a bhuy lâng cóh cr’chăl lướt zâl arọp a đoo crêê đơợ mìn, k’cụt muy bêệ dung. C’xêê c’moo têêm ngăn dưr váih, a đoo nắc vêy Đảng, Nhà nước cher đoọng bấc Huy chương, Huân chương, ch’ner chr’nắp. Bơr chu vêy ta đoọng ch’ner: Dũng sĩ lêệng c’chêết Mỹ; 10 chu ta đoọng ch’nẻ: Dũng sĩ quyết thắng cấp 1, 2,3; vêy ta đoọng bơr bêệ Huân chương kháng chiến Hạng 3; Huân chương Chiến sĩ giải phóng Hạng 3; nắc vêy UBND tỉnh Quảng Nam cher đoọng ch’ner Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh…
Chô tơợ bh’rợ zâl arọp a bhuy, rau bhrêy tắh ty đoo bêl pleng k’tiếc tr’xăl nắc dưr k’ăy pa bhlâng, lướt chô zr’nắh k’đháp nắc đặc công Lê Văn Nuôi nhăn đhêy bh’rợ cơ quan đoọng ắt cóh đong pa bhrợ. Lâng tr’pang têy k’goóh lâng rau t’bhlâng cựu binh Nuôi nắc đhanuôr bhrợ cha choom bhlâng âng chr’val, chr’hoong ta luôn cóh bấc c’moo. Cóh cr’chăl bh’rợ chóh dâu băn tằm vêy ta bhrợ bấc, a đoo nắc ơy pa dưr pr’ắt tr’mông pr’loọng đong, bhrợ t’váih bh’rợ tr’nêng ha bấc đhanuôr đhị vel đong. Bêl bh’rợ chóh dâu băn tằm cắh dzợ lấh ta bhrợ, ađoo nắc băn axiu đhị đhăm ruộng, chóh bêết ha roo, r’véh r’đoong lâng đhăm a bóc băn a xiu ga mắc lấh 1,5 héc ta, a bóc băn axiu mơ 1 héc ta.
Đươi vêy t’bhlâng bhrợ cha, ting n’nắc nắc dzợ vêy Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn pa choom, zúp zooi kỹ thuật, a đoo đh’rứah lâng pr’loọng đong băn bấc rau axiu cóh a bóc băn, cơnh axiu rô phi, axiu mè (băn cóh tầng m’pâng), axiu trôi (băn cóh tầng n’dúp), axiu chép, trắm (băn cóh tầng m’piing) lâng đợ bấc pazêng axiu lấh 7 r’bhâu p’nong m’ma. Bh’rợ băn đh’rứah cơnh đêếc nắc bơơn đươi pa lứch đợ ga mắc âng a bóc lâng pazêng tầng đác, pa dưr đợ rau bơơn pay pa chô. T’coóh Lê Văn Nuôi xay moon: Mơ 7 lâng 8 c’xêê, nắc pa liêm a bóc băn. A cu đươi pazêng rau ma bhrợ cơnh (bánh dầu, a bhoo, chr’na công nghiệp, n’cam) đoọng băn axiu, đươi vêy cơnh đêếc zên bh’năn doọ lấh bấc, lêệ a xiu yêm lấh mơ.
Zập c’moo, t’coóh Nuôi pa câl tơợ 8- 10 tấn axiu (1 tấn axiu chép, trắm pay pa chô 50 ức đồng, rô phi 20 ức đồng, trôi 30 ức đồng). Zập c’moo, tơợ bh’rợ băn 2 hân noo axiu cóh muy c’moo lâng đợ đhăm k’tiếc bêếtb ha roo, 5 sào k’tiếc chóh r’véh, pác lơi zên bhrợ têng, ađoo bơơn pay pa chô 200 ức đồng. T’coóh Lê Văn Nuôi xay moon p’xoọng, bêl bấc pr’loọng đong đhiệp băn 1 hân noo axiu cóh muy c’moo nắc a đoo băn 2 hân noo cóh muy c’moo đươi vêy tơợ bh’rợ bhậ bha nậ a bóc dal lấh mơ lâng đhr’năng đác túh. Pazêng ruúh axiu băn tr’xăl cóh zập hân noo nắc cóh cr’chăl hân đoo công vêy axiu đoọng pa câl nắc doọ k’pân pa xiêr chr’nắp. Tỵ ơy vêy zr’lụ đương câl nhâm mâng nắc tước ooy hân noo pa câl axiu, điện thoại nắc apêê đoo tước pay câl axiu.
Tơợ rau zay bhrợ têng, ta béch g’lăng, t’coóh Lê Văn Nuôi đh’rứah lâng k’điêl ơy băn par 3 p’nong k’coon cha học liêm crêê, bhrợ têng đong xang liêm nhâm. A đoo moon nắc tu rau zr’nắh k’đháp cóh c’xêê c’moo zâl arọp a bhuy bhrợ đoọng ha đoo cr’noọ t’bhlâng k’rơ lấh mơ đoọng z’lấh rau zr’nắh k’đháp cóh pr’ắt tr’mông./.
Cựu binh Lê Văn Nuôi làm kinh tế giỏi
Theo báo Quảng Nam
Cựu chiến binh Lê Văn Nuôi, quê xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từng là Đội trưởng Đặc công K20A tại TP.Đà Nẵng và trở về từ chiến trường với đôi chân khiếm khuyết. Từ đôi bàn tay trắng, ông Nuôi đã vượt khó vươn lên, trở thành gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã.
Từng là Đội trưởng Đội đặc công K20A, hoạt động tại quận Nhất, nay là quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng, ông Lê Văn Nuôi ở thôn La Trung, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn đã trải qua muôn vàn gian khổ, không ít lần đối diện hiểm nguy. Song với bản chất dũng cảm của Bộ đội Cụ Hồ, ông đã bao phen dũng cảm phối hợp với đồng đội gặt hái được nhiều chiến tích vẻ vang.
Đội trưởng Lê Văn Nuôi từng bị địch phục kích, bắt vào tháng 3.1971. Chúng đã không từ một thủ đoạn, tra tấn ông suốt 1 tháng trời nhưng không khai thác được gì. Ông đã vượt ngục thành công vào tháng 4.1971. Đến tháng 6.1971, ông tiếp tục tham gia tác chiến và trong lúc làm nhiệm vụ, ông bị trúng mìn, mất đi một chân. Hòa bình lập lại, ông được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều Huy chương, Huân chương, danh hiệu cao quý. Hai lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; 10 lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ quyết thắng cấp 1,2,3; được trao tặng hai Huân chương kháng chiến Hạng 3; Huân chương Chiến sĩ giải phóng Hạng 3; được UBND tỉnh Quảng Nam trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”…
Trở về từ cuộc chiến, vết thương cũ mỗi lúc trái gió trở trời lại đau nhức, đi lại khó khăn nên cựu đặc công Lê Văn Nuôi xin nghỉ việc cơ quan để ở nhà tăng gia sản xuất. Với đôi bàn tay trắng và nghị lực, cựu binh Nuôi là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã, huyện suốt nhiều năm qua. Thời nghề trồng dâu nuôi tằm còn thịnh, ông đã vực dậy kinh tế gia đình, tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Khi nghề dâu tằm không còn hưng thịnh, ông chuyển sang nuôi cá nước ngọt trên diện tích lúa chuyển đổi, thâm canh cây lúa, cây màu với diện tích ao nuôi cá hơn 1,5ha, riêng ao nuôi cá là 1ha.
Nhờ chịu khó, lại được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, ông cùng gia đình thả nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích ao, bao gồm rô phi, cá mè (nuôi tầng giữa), cá trôi (nuôi tầng đáy), chép, trắm cỏ (nuôi trên tầng nổi của mặt nước) với tổng đàn hơn 7.000 con giống. Việc thả nuôi xen ghép giúp tận dụng toàn bộ diện tích ao nuôi và các tầng nước, tăng thu nhập. Ông Lê Văn Nuôi chia sẻ: Cứ 7 đến 8 tháng, tôi sẽ dọn hồ, cải tạo ao nuôi một lần. Tôi tận dụng thức ăn tự làm (bánh dầu, bắp, thức ăn công nghiệp, cám) để cho cá ăn, nhờ vậy chi phí thức ăn không tốn nhiều, chất lượng cá ngon hơn.”
Mỗi năm, ông Nuôi xuất 8 -10 tấn cá (1 tấn cá chép, trắm cỏ được hơn 50 triệu đồng, rô phi thu được 20 triệu đồng, trôi hơn 30 triệu đồng). Mỗi năm, từ việc nuôi 2 vụ cá/năm và cả mẫu đất lúa, 5 sào đất màu canh tác, trừ chi phí, ông thu về gần 200 triệu đồng. Ông Lê Văn Nuôi cho biết thêm, trong khi nhiều hộ chỉ nuôi 1 vụ cá/năm thì ông lại nuôi được 2 vụ/năm nhờ đầu tư đắp bờ ao cao so với mực nước lũ cao nhất. Các lứa cá thả nuôi cuốn chiếu nên thời điểm nào cũng có cá bán mà không sợ ép giá. Vốn sẵn mối quen nên chỉ tới ngày xuất cá, điện thoại là có người tới tận nơi thu mua.
Từ sự cần cù, sáng tạo, ông Lê Văn Nuôi cùng vợ đã nuôi 3 con ăn học đỗ đạt, xây dựng nhà cửa khang trang. Ông nói, chính khó khăn, cực khổ trong thời lính đã dạy ông nghị lực để vượt lên mọi khó khăn cuộc sống./.
Viết bình luận