Déh hơnh crâng Pơ Mu c’cir Tây Giang
Thứ bảy, 00:00, 19/12/2015

Bêl đêếc ahay, Hội zư lêy cruung đác lâng môi trường VN ơy xay moon 725 t’nơơm pơmu lâng 2 t’nơơm n’loong ga mắc cóh chr’hoong da ding k’coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nắc t’nơơm n’loong c’cir VN, pa dưr Tây Giang dưr val vel đông bha lâng cóh prang k’tiếc k’ruung vêy đợ t’nơơm n’loong c’cir VN. Rau đêếc nắc bh’nơơn bh’rợ tơợ rau u váih, tước ooy bh’rợ t’bhlâng xay bhrợ âng manuýh Cơ Tu lâng âng apêê pa chắp ch’mêết lêy đớc đoọng bấc cr’noọ cr’niêng.  

Bh’rợ bơơn lêy crâng pơmu nắc bêl manuýh Cơ Tu cóh vel đông bhrợ têng c’lâng cóh c’moo 2011. Crâng pơmu ăt đhị m’pâng 2 chr’val A Xan lâng Tr’hy, nắc tơợ t’ngay vêy ta bơơn lêy, nắc ơy vêy đhanuôr lêy cơnh c’cir âng crâng k’coong cher đoọng. Cóh đhr’năng crâng g’mrâng ting t’ngay m’bứi lấh mơ, tu bấc rau tu, nắc bh’rợ muy bha lắh crâng lâng bấc n’loong, n’jứah bhrợ ha đhanuôr cóh đâu bhui har nắc công bấc rau k’rang lêy. Tu cơnh đêếc, tơợ t’ngay bơơn lêy, zư lêy, xang n’nắc xay moon c’cir VN nắc đợ cr’chăl xay bhrợ zr’nắh k’đháp pa bhlâng. Crâng cóh đâu đớp k’đháp, c’lâng lướt k’tứi, bấc bhơi xấc nắc đhiệp muy đhanuôr cóh đâu a năm vêy choom lướt mót. Nắc tơợ cr’noon Ganil, chr’val A Xan, azi lướt dzung lấh 6 tiếng đồng hồ nắc vêy tước ooy crâng pơmu. Crâng pơmu n’nâu nắc vêy đợ rau la liêm la lay nắc cắh vêy cóh ooy công vêy.

                       images1139992_2014__Alang_Nguoc__Anh_pomu_1.jpg

Pơmu cóh đâu dal tơợ 25- 30 mét , vêy đoọ t’nơơm dal tước 50m, ráih nắc bấc manuýh cr’đhơợng têy ga ving nắc vêy prang. T’nơơm n’loong vêy n’căr t’viêng, bhrạu, cr’đoóh. Cóh t’nơơm n’loong vêy n’căr cơợng, đợ băng cr’đoóh truíh bha lâng nắc vêy đợ rau đhahum la lay. T’nơơm n’loong n’nâu nắc cắh choom ắt đhị đhr’năng gâm ngút, tu cơnh đêếc buôn dưr chắt váih dal. Ting cơnh ch’mêết lêy âng Hạt Kiểm lâm chr’hoong Tây Giang, crâng n’nâu nắc vêy 1.234 t’nơơm chắt váih cóh 250 hecta; cóh đêếc t’nơơm ga mắc bhlâng nắc k’nặ 3 mts. Nâu đoo vêy ta lêy nắc crâng g’mrâng x’rịa âng vêy bấc n’loong cóh Nam Trường Sơn.

Đhị Tây Giang, muy m3 pơmu vêy chr’nắp tơợ 15 – 20 ức đồng. Lâng đhanuôr Cơ Tu, pơmu êếh rau đoọng pa câl, tu cơnh đêếc nắc crâng n’nâu dzợ chắt váih tước nâu cơy. Manuýh Cơ Tu xay moon, pơmu nắc pr’đươi chr’nắp âng bhươl cr’noon, nắc apêê đoo t’bhlâng zư lêy. T’coóh bhươl Pơ Loong Đưm, ắt cóh cr’noon A Râng 1, chr’val A Xan prá:

Ting cơnh truyền thống âng đhanuôr cóh đâu, đợ t’nơơm n’loong ga mắc cóh crâng nắc đhị ắt tợt âng a bhô dang, cắh cậ nắc đhị ra vai âng manuýh chêết ắt tợt. đợ t’nơơm pơmu ga mắc công cơnh đêếc. n’loong n’nâu ng’tập lơi đanh cóh k’tiếc nắc doọ choom n’xọ, tu cơnh đêếc nắc đhanuôr đươi dua đoọng bhrợ x’năm. Bêl ahay, đợ t’nơơm n’loong ga mắc n’nâu azi pay buôn bhrợ x’năm, bhrợ đông, bhrợ Gươl. Nắc đoo bêl xơợng Đảng, Nhà nước xay moon tơợ bấc c’moo aghay, azi cắh dzợ col pa hư, ting n’nắc nắc zư lêy ta níh đha nâng. Nâu cơy t’nơơm pơmu nắc cơnh pr’đươi chr’nắp âng bhươl cr’noon zi, tu cơnh đêếc nắc t’bhlâng zư lêy đoọng ha k’coon ch’chau cóh ha y chroo.

Nâu cơy, crâng pưomu nắc cr’van chr’nắp; cắh muy chr’nắp ooy pr’đươi, ting n’nắc nắc chr’nắp ooy tinh thần âng manuýh Cơ Tu. Tu cơnh đêếc, bh’rợ zư lêy t’nơơm pơmu lâng apêê đoo vêy bấc rau chr’nắp, tu cơnh đêếc trách nhiệm bấc pa bhlâng. t’coóh Riáh Trao Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm chr’hoong Tây Giang xay moon, xang bêl bơơn lêy crâng pơmu, chr’hoong ơy đơớh hân bhrợ t’váih c’bhúh zư lêy crâng pơmu lâng mơ 28 cha nắc, bấc bhlâng nắc ta đhâm c’mor âng apêê bhươl cr’noon âng chr’val A Xan. Zập c’moo, UBND chr’hoong pay m’bứi zên đoọng ha đhanuôr lâng c’bhúh k’đhơợng lêy n’nâu. Xang bêl lướt dzáp lêy, xay moon đợ bấc, pazêng t’nơơm pơmu cóh đâu nắc lứch vêy ta đớc chíp ch’mêết lêy lâng đớc số đoọng buôn k’đhơợng lêy. Xoọc đâu đhăm crâng n’nâu vêy ta zư lêy rơợng griing pa bhlâng…

Xa nay bh’rợ đoọng dưr váih c’cir VN âng pơmu zr’nắh k’đháp pa bhlâng. Bí thư Huyện uỷ Tây Giang – t’coóh Bh’riu Liếc xay moon: c’la đoo bấc chu ta đang moon lâng văn bản ooy tỉnh, trung ương, xang n’nắc glúh ooy Hà Nội bhrợ bhiệc lâng Hội zư lêy cruung đác lâng môi trường VN đoọng zúp zooi bhrợ bha ar, khoan n’loong ch’mêết lêy mơ ooy c’moo đoọng vêy ta xay moon nắc c’cir âng k’tiếc k’ruung. 5 chu lướt ooy Hà Nội, k’zệt chu bhr’lậ pa liêm bha ar bha tơ, bh’rợ xay moon c’cir nắc vêy ta xay moon.

TS Lê Huy Cường ( Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) xay moon cóh đâu vêy k’dâng lấh 700 t’nơơm mơ 700 c’moo. Xoọc đâu, cóh k’tiếc k’ruung hêê, đợ crâng pơmu cơnh đâu m’bứi pa bhlâng. Nâu đoo nắc pr’đươi âng pleng k’tiếc cher đoọng ha Tây Giang, ahêê nắc t’bhlâng zư lêy crêê cơnh:

Azi xay moon crâng cóh đâu nắc crâng g’mrâng cóh zr’lụ da ding lấh 1 r’bhâu mét doọ ơy acoon manuýh mót bhrợ têng, lâng đợ t’nơơm n’loong ga mắc cơnh t’nơơm pơmu n’nâu nắc xay p’cắh zr’lụ crâng cóh đâu nắc crâng g’mrâng. Chr’nắp âng đoo nắc dzợ gít. Nâu đoo nắc c’ir chr’nắp cắh muy âng Tây Giang, âng Quảng Nam nắc âng prang k’tiếc k’ruung hêê, đơớh hân pa bhlâng ng’zư lêy. Lấh n’nắc zr’lụ crâng n’nâu cóh ha y chroo nắc zr’lụ du lịch chr’nắp pa bhlâng, nắc liêm choom bhlâng đoọng ha pêê du lịch, n’jứah lướt du lịch crâng k’coong, n’jứah du lịch chêếc la lêy, n’jứah du lịch cruung đác âng muy rau crâng âng pơmu, pazum lâng pazêng rau n’loong n’lơơng.

PGS.TS Vũ Đình Hoè – Tổng Thư ký Hội zư lêy cruung đác lâng môi trường xay moon:

Nắc ng’choom moon nâu đoo nắc zr’lụ crâng pơmu muy a năm cóh VN hêê xoọc vêy. Cóh đâu cắh muy t’nơơm, t’nơơm nắc r’vai âng k’tiếc, nắc choom xay p’cắh bấc ooy đhr’năng âng k’tiếc, ooy đác, ooy khí hậu chr’nắp ooy acoon manúyh Tây Giang cóh k’r’bhâu c’moo ahay, zư lêy crâng pơmu âng đay. Tu cơnh đêếc, tơợ crâng pơmu n’nâu ta mooi bơơn nắl bấc rau cắh muy ooy Tây Giang ting n’nắc nắc ooy k’tiếc k’ruung VN. Cóh đâu vêy đợ rau la lay, cắh muy ooy crâng ting n’nắc nắc ooy cruung đác, ooy bh’rợ du lịch, bh’rợ âng manuýh Tây Giang acu ơy lum… nắc acu k’noọ rau liêm choom nắc bấc pa bhlâng.

                           4_Goc_Pomu_4_nguoi_om_khong_xue_CXXW.jpg.jpg

Rau chr’nắp pr’hay bhlâng đh’rứah lâng 725 t’nơơm pơmu, đh’rứah lâng g’lúh n’nâu, Tây Giang nắc dzợ vêy 2 t’nơơmn n’loong ga mắc vêy ta xay moon c’cir, dưr váih vel động bha lâng cóh k’tiếc k’ruung ooy đợ bấc t’nơơm c’cir VN. Bơr t’nơơm n’loong ga mắc n’nâu nắc chắt váih mơ 1 r’bhâu c’moo, vêy đhanuôr A râng 1 moon nắc t’nơơn n’loong đoàn kết. Nâu đoo nắc 2 t’nơơm n’loong đhanuôr chr’val A Xan lâng Lăng đươi đoọng bhrợ pr’liêm. Nâu cơy, đhanuôr cóh cr’noon ơy bhrợ đông bhuốih bơr t’nơơm n’loong ga mắc n’nâu. Bh’rợ xay moon 725 t’nơơm pơmu cóh Tây Giang nắc c’cir VN nắc bh’nơơn bh’rợ tơợ rau xa nay bh’rợ t’bhlâng xay bhrợ âng đhanuôr Cơ Tu lâng âng apêê bhrợ têng bh’rợ pa chắp ch’mêết lêy./.

RỪNG PƠ MU DI SẢN TÂY GIANG

                                                              ( Nguyễn Đình Hiệp)

              Vừa qua, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận 725 cây pơmu và 2 cây đa sộp ở huyện mièn núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam, Đưa Tây Giang trở thành địa phương đứng đầu cả nước về số lượng Cây Di sản Việt Nam. Đó là thành quả từ ngẫu nhiên, đến hành trình không ngừng nghỉ của người Cơ Tu và giới nghiên cứu vốn dành nhiều tâm huyết. ...

            Việc phát hiện “vương quốc” pơmu khá tình cờ, khi người Cơ Tu bản địa khai mở đường vào năm 2011. Cánh rừng pơmu nằm giữa 2 xã A Xan và Tr’hy, ngay từ ngày phát hiện, đã được người bản địa xem như di sản của đại ngàn ban tặng. Trong bối cảnh rừng nguyên sinh ngày càng thu hẹp bởi các nguyên nhân, thì việc một cánh rừng với số lượng lớn cây, vừa khiến người dân ở đây vui mừng nhưng cũng lắm lo lắng. Bởi thế, từ ngày phát hiện, gìn giữ, rồi được công nhận Cây Di sản Việt Nam là cả một hành trình lắm gian nan. Rừng nơi đây hơi phức tạp, đường là những lối mòn nhỏ hẹp, cắt ngang những bụi cây, dây leo chằng chịt mà chỉ có người dân bản địa mới biết. Xuất phát từ bản Ganil, xã A Xan, đoàn chúng tôi phải đi bộ hơn 6 tiếng đồng hồ mới tới được “vương quốc” pơmu. “Vương quốc” này mang một vẻ đẹp thiên nhiên bình dị mà không phải nơi đâu cũng có.

            Pơmu ở đây cao từ 25 - 30m, có cây cao đến 50m, gốc phải nhiều người ôm mới xuể. Cây có vỏ màu ánh nâu, xám, nứt nẻ. Ở những cây già vỏ dày, những vết nứt theo chiều dọc tỏa ra mùi thơm rất đặc trưng. Loài cây này không chịu bóng râm nên vươn mình lớn mãi. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Tây Giang, khu rừng này có 1.234 cây phân bố trên diện tích 250ha; trong đó cây to nhất có đường kính lên tới gần 3m. Đây được xem là cánh rừng nguyên sinh cuối cùng có trữ lượng lớn nhất ở Nam Trường Sơn.

                                    hiep28-5-2015 11.png

            Tại Tây Giang, mỗi mét khối pơmu có giá từ 15 - 20 triệu đồng. Nhưng với người Cơ Tu, pơmu không phải để bán mua, vì lẽ đó mà cánh rừng này vẫn còn xanh ngát đến bây giờ. Người Cơ Tu quan niệm, pơmu là vật thiêng của làng, nên họ hết sức giữ gìn. Già làng Pơloong Đưm thôn Arầng 1, xã Axan cho biết:

            Theo truyền thống của đồng bào nơi đây, những cây to trong rừng là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Những cây pơmu to lớn cũng không ngoại lệ. Loại gỗ này chôn dưới đất lâu ngày không bị mục nát, nên người dân chỉ dùng để đóng quan tài. “Trước kia, những cây gỗ này chúng tôi thường lấy để làm quan tài, làm nhà, làm gươl. Nhưng khi nghe Đảng, Nhà nước tuyên truyền từ nhiều năm trước, chúng tôi không chặt phá nữa mà bảo vệ nghiêm ngặt. Bây giờ cây pơmu như vật thiêng của bản làng mình, nên quyết tâm gìn giữ cho con cháu mai sau”.

            Bây giờ, cánh rừng pơmu là tài sản quý; không chỉ có giá trị về vật chất, mà còn thấm đượm giá trị tinh thần của người Cơ Tu. Do đó, việc gìn giữ pơmu đối với họ có nhiều ý nghĩa, nên ý thức trách nhiệm khá cao. Ông Riáh Trao Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tây Giang cho biết, sau khi phát hiện rừng pơmu, huyện đã nhanh chóng thành lập Tổ quản lý bảo vệ rừng pơmu với 28 thành viên, chủ yếu là thanh niên ở các thôn của xã A Xan. Hằng năm, UBND huyện trích một khoản kinh phí cho người dân và tổ quản lý này. Sau khi đo đếm, xác định trữ lượng, toàn bộ cây pơmu ở đây được gắn chíp định vị và đánh số để dễ quản lý. Hiện nay diện tích rừng này được bảo vệ nghiêm ngặt...

                                     anh_5_ong_liec_pzrn.jpg

            Hành trình trở thành Cây Di sản Việt Nam của pơmu khá gian nan. Bí thư Huyện ủy Tây Giang - Bh’riu Liếc cho biết: Bản thân ông nhiều lần kiến nghị bằng văn bản lên tỉnh, trung ương, rồi trực tiếp ra tận Hà Nội làm việc với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam để giúp hoàn thiện hồ sơ, khoan cây đo độ tuổi để được công nhận cây di sản quốc gia. Năm lần ra Hà Nội, hàng chục lần chỉnh sửa hồ sơ, việc công nhận mới hoàn thành.  

            Tiến sĩ Lê Huy Cường (Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp cho biết ở đây có khoảng hơn 700 cây có độ tuổi trên 700 năm. Hiện nay, ở nước ta, những rừng pơmu như thế này rất ít. Đây là tặng vật mà thiên nhiên ban tặng cho Tây Giang, chúng ta cần gìn giữ một cách cẩn thận:

            “ Chúng tôi xác định rừng ở đây là rừng nguyên sinh vung núi cao trên 1000 mét chưa có tác động của con người, và những cái cây già, cây cổ thu như cái cây pơmu này là minh chứng đây khu rừng nguyên sinh. Giá trị của nó hầu như còn nguyên vẹn. Đây là tài sản quý giá không riêng gì của Tây Giang,của Quảng Nam mà của cả nước chúng ta cần gìn giữ. Hơn nữa khu rừng này tương lai sẽ là địa điểm du lịch rất quý giá, rất xứng đáng cho các nhà du lịch, vừa là du lịch mạo hiểm, vừa du lịch khám phá, vừa du lịch sinh thái của một loại rừng đặ trưng pơmu, kết hợp với các loại cây lá rộng khác.  

            PGS-TS. Vũ Đình Hèo - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhận xét:

            Có thể nói đây là khu phân bố loài pơmu có lẽ duy nhất hiện nay ở Việt Nam có. Ở đây không chỉ là cây, cây là hồn của đất nói nói được nhiều điều về đất đai, về nước, về khí hậu đặc biệt là về con người Tây Giang đã hàng nghìn năm qua, bảo vệ rừng pơmu của mình. Nê thông qua rừng pơmu này du khách cảm nhận rất nhiều điều không chỉ về Tây Giang mà của nước Việt Nam. Ở đây có những điểm khác lạ, không chỉ về rừng đâu mà về cảnh quang, cách ứng xử về du lịch, cách ứng xử của người Tây Giang mà tôi từng gặp...thì tôi nghĩ đây là tiềm năng rất là lớn.

                                  1437380936-a-3.jpg

            Điều thú vị là bên cạnh 725 cây pơmu, cùng đợt này, Tây Giang còn có 2 cây đa đoàn kết được công nhận, trở thành địa phương đứng đầu cả nước về số lượng Cây Di sản Việt Nam. Hai cây đa này có độ tuổi gần 1.000 năm, được dân làng Arầng 1 gọi là cây đa đoàn kết. Đây là 2 cây đa đã từng được người xã A Xan và Lăng “mượn” để giải hòa với nhau, Ngày nay, người dân trong thôn đã xây đình thờ dưới hai cây đa này. Việc công nhận 725 cây pơmu ở Tây Giang là Cây Di sản Việt Nam là thành quả, là hành trình không ngừng nghỉ của đồng bào Cơ Tu và giới nghiên cứu vốn dành nhiều tâm huyết./.

---

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC