Chô lưm lêy bhươn ươm âng anoo Bùi Văn Tường, cóh vel Sung, chr’val Thanh Hối, chr’hoong Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nắc vêy lêy râu p’zay, chắp kiêng bh’rợ ươm tơơm chr’nóh âng đha đhâm nâu ha cơnh. Plêệng k’tiếc p’răng pứih, ha dợ cóh bhươn ươm nắc lêy Tường dzợ ặt p’zay bhrợ têng đợ đhị t’nơơm bhlăng, tơơm trám... lêy cr’hộ cr’chăl ma dzong zêng a’chặc a’zân.
Bùi Văn Tường moon, pr’đoọng chô bhrợ bh’rợ ươm tơơm bhlăng lâng zâp râu tơơm chr’nóh cóh vel đông tơợ bêl Tường tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp. C’moo 2013, anoo pấh bhrợ ooy dự án lêy bhrợ m’ma t’coo cóh chr’val Chí Đạo, chr’hoong Lạc Sơn, âng Viện Cải thiện m’ma lâng pa dưr pa xớc n’loong n’cuông, âng Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam bhrợ têng. Đhị đâu, Tường nắc ơy ta moóh pa choom bấc kinh nghiệm tơợ zâp thầy cô, apêê anoo amoó lâng bhrợ pa dưr cr’noọ bh’rợ tơợp bhrợ têng cha tơợ t’nơơm bhlăng, tu tơơm nâu chr’nắp dal ha dợ k’tiếc chóh đhị vel đông cắh bấc.
C’lâng bh’rợ tơợp bhrợ têng cha âng Tường ooy đợ t’ngay tr’nợơp zr’nắh bhlâng. Đoọng xay bhrợ liêm choom nắc lêy váih bhươn, k’tiếc, lưới, bạt cha groong, chi đhung t’moót k’tiếc, ươm m’ma... bấc râu. Hân đhơ cơnh đêếc, bơơn pr’loọng đông p’too moon, zooi zúp anoo bhrợ têng cr’noọ bh’rợ âng đay. Tơợ zên tr’nơợp k’dâng 10 ực đồng, Tường lêy pay đhị k’tiếc 200 mét vuông k’tiếc bhươn đông đoọng bhrợ têng ươm m’ma. Đươi bhrợ zâp c’năl bh’rợ ơy bơơn pa choom lâng lêy cha mêết, ta moóh cóh mạng internet, Tường nắc ơy bhrợ têng liêm choom tơợ đợ t’ngay tr’nơợp tơợp bhrợ. Zên pa chô k’noọ đợ tơợ 500-700 ực đồng đhị mưy c’moo.
Tơợ zên pa câl m’ma chr’nóh, Tường nắc t’bhlâng k’rong bhrợ đoọng t’bhứah k’tiếc bhươn dzoọc 4.000 mét vuông. Ooy bhươn ươm âng Tường zâp bêl cung vêy k’dâng 20 bhạn tơơm m’ma chr’nóh. Đợ m’ma chr’nóh nâu âng đơơng đoọng ha đhanuôr cóh cr’loọng tỉnh lâng tỉnh lơơng, bơơn ta mooi xay moon liêm choom. Nâu đoo nắc pr’đơợ bhrợ Tường t’bhlâng ta moóh pa choom, lêy cha mêết đợ m’ma chr’nóh đơơng chô bh’nơơn dal. Xoọc đâu, bh’rợ bhươn ươm âng Tường bơơn bấc đha đhâm c’moor cóh chr’val, chr’hoong kinh nghiệm đoọng ha zâp ngai, tơợ râu lalua cóh vel đông lâng zên lương mơ 5 ực đồng đhị 1 c’xêê. Bùi Văn Tường k’noọ lêy nắc bhrợ t’bhứah k’tiếc bhươn ươm, lêy cha mêết bhrợ pa liêm, pa xoọng 2, 3 tơơm chr’nóh cóh vel đông lâng bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha pêê pa bhrợ cóh vel đông.
Bhươn ươn âng Bùi Văn Tường pa dưr liêm choom, âng đơơng zên pa chô bấc ha pr’loọng đông. Nâu đoo bơơn ta lêy nắc bh’rợ âng vel đông, lâng nắc đhị lướt lêy chi ớh, ta moóh pa choom kinh nghiệm âng bấc pr’zợc p’niên. Ha dang đhanuôr lâng pr’zợc k’rang tước bh’rợ bhươn ươm zâp râu m’ma chr’nóh cóh vel đông cơnh bhlăng, trám tăm, bhoọc, píh bhrông cắh cậ zẩp âu tơơm cha p’lêê lơơng nắc choom ta moóh trực tiếp lâng Tường ting số điện thoại 0968.258.090 cắh cậ ting c’năl hôpụ thư điện tử buivantuongtlhb@gmail.com./.
Chàng trai người Mường khởi nghiệp từ ươm trồng cây giống
VOV4.VN
Tốt nghiệp chuyên ngành Lâm nghiệp, chàng trai Bùi Văn Tường, dân tộc Mường ở xóm Sung xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã chọn con đường khởi nghiệp từ ươm trồng cây giống đúng với chuyên môn. Mô hình mà Tường thực hiện không chỉ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm mà còn tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương.
Thăm vườn ươm của anh Bùi Văn Tường ở xóm Sung, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình mới thấy sự say mê ươm tạo cây giống của bạn trẻ này như thế nào. Thời tiết nắng nóng, oi bức là vậy, mà trong khu ươm giống, vẫn thấy Tường cặm cụi bên những gốc dổi, gốc trám... Mồ hôi chảy từng dòng, lưng áo sũng nước.
Bùi Văn Tường chia sẻ: Cơ duyên đến với nghề nhân giống ghép dổi và các loại cây đặc sản địa phương là từ khi Tường tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp. Năm 2013, anh tham gia vào dự án chọn tạo và nhân giống cây dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, do Viện Cải thiện giống và phát triển lâm sản, thuộc Hội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. Tại đây, Tường đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô, các anh chị và anh hình thành ý tưởng muốn khởi nghiệp từ cây dổi, bởi loại cây này có giá trị kinh tế cao mà diện tích trồng tại các địa phương chưa được nhiều.
Hành trình khởi nghiệp của Tường những ngày đầu khá gian nan. Để triển khai ý tưởng thành hiện thực phải có vườn, có đất, có lưới, bạt che chắn, túi đóng bầu, mắt ghép, giống cây... rất nhiều thứ. Thế nhưng, được gia đình động viên, hỗ trợ anh bắt tay thực hiện ý tưởng của mình. Từ số vốn ban đầu khoảng 10 triệu đồng, Tường tận dụng 200m2 đất vườn nhà để thực hành ươm giống. Vận dụng các kiến thức đã được học kết hợp với nghiên cứu, học hỏi trên mạng internet, Tường đã thành công ngay từ những ngày đầu thực hành. Doanh thu ước tính từ 500-700 triệu đồng/năm.
Từ tiền bán giống cây trồng, Tường tiếp tục tái đầu tư để mở rộng, diện tích vườn ươm lên 4.000m2. Trong vườn ươm của Tường lúc nào cũng có khoảng 20 vạn cây giống. Số cây giống này cung cấp cho người dân ở trong và ngoài tỉnh, được khách hàng phản hồi tốt. Đây là động lực khích lệ Tường tiếp tục học hỏi, nghiên cứu những giống cây trồng cho năng suất cao. Hiện nay, mô hình vườn ươm của Tường được nhiều thanh niên trong xã, trong huyện quan tâm học hỏi. Tường cũng luôn sẵn lòng chỉ bảo tận tình, truyền lại kinh nghiệm cho mọi người, từ thực tế công việc. Không chỉ vậy, anh còn giải quyết việc làm cho một số lao động địa phương với mức lương bình quân khoảng 5 triệu đồng/tháng. Bùi Văn Tường dự định tiếp tục mở rộng diện tích vườn ươm, nghiên cứu lai tạo, chiết ghép thêm một số cây đặc sản bản địa và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
Vườn ươm của Bùi Văn Tường phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Đây được xem là mô hình điểm của địa phương, và là điểm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều bạn trẻ. Nếu bà con và các bạn quan tâm đến mô hình vườn ươm các loại giống cây đặc sản bản địa như dổi, trám đen, trám trắng, bưởi đỏ hay các loại cây có múi khác, có thể liên hệ trực tiếp với Tường theo số điện thoại 0968.258.090 hoặc theo địa chỉ hộp thư điện tử sau: buivantuongtlhb@gmail.com ./.
Viết bình luận