Pr’loong đong anoo Jơ Đêl Xóp bêl ahay năc pr’loỌng đong đharựt âng chr’val Sông Kôn, chr’hoong da ding k’coong Đông Giang. Căh choom ăt lâng đhr’năng ha ul đharựt, anoo Xóp năc chêêc pa choom, ta mooh ooy bh’rợ pa dưr kinh tế tơợ pazêng bh’rợ ơy ta bhrợ liêm choom. Tr’nơơp anoo câl 4 p’nong a ọc chô đơơng băn. Xang 6 c’xêê băn par, a noo pa câl pazêng p’nong a ọc tơơp băn, lâng đợ zên mơ 8 ức đồng. Lâng đợ zên vốn n’nâu, a noo Xóp năc câl băn cớ a ọc, câl p’xoọng a ọc căn đoọng bhrợ m’ma, ting n’năc bhrợ t’bhưah c’rol băn, câl pazêng râu pr’đươi đươi dua coh bh’rợ b’băn liêm choom lâh mơ. Xoọc đâu, lâng bơr p’nong a ọc căn, zập c’moo rưah k’dâng 28 p’nong a ọc acoon, nhâm mâng coh c’rol băn a ọc âng pr’loọng đong a noo Xóp zập bêl công vêy tơợ 30- 40 p’nong a ọc pay lêệ. Zập c’moo, pr’loọng đong a noo pa câl bơr chu, muy ruuh pa câl năc tơợ 15- 20 p’nong, đợ zên bơơn pay pa chô k’nặ 120 ức đồng. Anoo Jơ Đêl Xóp xay moon: Đoọng vêy zập bh’năn ha a ọc, anoo pa liêm pa crêê bhươn choh clang, prí lâng câl muy bêệ máy xát ha roo, n’jưah pa xát đoọng ha đhanuôr n’jưah pay n’cam đoọng băn a ọc, pa xiêr bh’rợ câl bh’năn công nghiệp. Anoo Jơ Đêl Xóp xay moon: Lâh bh’rợ bhrợ têng c’rol liêm, năc bh’rợ zâl cha groong pr’luh công năc bh’rợ chr’năp pa bhlâng. Pazêng a ọc ng’băn năc lứch vêy ta tiêm lâng zơ nươu zâl pr’luh cr’ăy, c’rol năc l’thai sạch liêm, ta luôn t’bil độc vi trùng. Tu cơnh đêếc, coh cr’chăl vaih pr’luh pa zruah a ọc châu Phi bêl đêêc ahay, a ọc âng pr’loọng đong anoo Xóp doọ crêê pr’luh. Anoo Xóp xay moon, năc ng’zư lêy m’ma a ọc liêm đoọng vêy đợ p’nong a ọc liêm: “Coh cr’chăl a ọc k’nặ rưah năc ra văng đơc khăn sạch lâng muy bêệ thau ga măc. Bêl a ọc rưah năc ng’đương k’đhơợng, xang n’năc ng’dzụt pa liêm a coon a ọc lâng t’mọt đơc coh thàu ga măc. Xang bêl u rưah xang năc họm a ọc căn, xang n’năc t’mọt a ọc acoon đoọng u măm. Ha dang a ọc rưah coh hân noo ha ọt năc ng’câm oih đăn c’rol lâng đh’leh axậ prí răng bha lếp đoọng ha a ọc, bhrợ t’vaih râu têêm ngăn. Ha dzợ coh hân noo ch’noọng năc ta luôn ng’họm. A ọc đoo bêl mơ muy c’xêê m’pâng choom tiêm zơ nươu zâl pr’luh cơnh pr’luh bhí buunh boóp tr’ploóc chr’coop, pa zruah… lâng t’bhlâng băn a căn a ọc đoọng vêy đác toh ha k’coon măm.”
Đh’rưah lâng bh’rợ băn a ọc, anoo Jơ Đêl Xóp dzợ t’bhlâng tal prưa da ding k’coong căh ma chr’noh đoọng chượt ha roo lâng keo. Xoọc đâu, pr’loọng đong anoo vêy lâh 7 héc ta keo, muy héc ta vêy chr’năp mơ 30 ức đồng. Lâh bh’rợ choh keo băn a ọc, anoo Xóp dzợ chêêc câl chr’noh chr’bêệt, đợ pr’đươi âng đhanuôr bơơn coh crâng k’coong, xang n’năc pa câl ooy apêê tước câl tơợ xuôi. Lâng bh’rợ n’nâu, zập c’moo anoo bơơn tơợ 50- 60 ức đồng. Năc vêy bâc đhanuôr coh cr’noon Bhờ Hôồng tước ta mooh, pa choom bhrợ ooy bh’rợ bhrợ cha âng pr’loong anoo Xóp. Anoo Jơ Đêl Huy coh cr’noon Bhờ Hôồng, chr’val Sông Kôn xay moon: Pr’loọng đong anoo công xoọc bhrợ c’rơ a ọc lâng đợ m’ma a ọc năc câl tơợ pr’loọng đong anoon Xóp: “Coh bhươl cr’noon anoo xóp ta luôn pa choom đhanuôr pa dưr bh’rợ bhrợ cha , t’bil ha ul, pa xiêr đharựt, coh đêêc vêy bh’rợ bhrợ têng c’rol, băn c’roóc, a ọc, choh crâng. Pr’loong đong cu công xoọc bhrợ c’rol băn a ọc, công đươi vêy anoo Xóp pa choo đoọng ooy bh’rợ bhrợ têng c’rơ lâng năc acu nhăn câl m’ma a ọc âng pr’loọng đong anoo chô đơơng băn.”
P’căn Đinh Thị Ngơi, Phó Chủ tịch UBND chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang xay moon: Coh cr’chăl ahay, chính quyền chr’val Sông Kôn ơy xay moon, ta đang moon đhanuôr Cơ Tu t’bhlâng bhrợ cha, pa dưr pr’ăt tr’mông. Tước nâu cơy đhị zr’lụ chr’val ơy n’leh vaih bh’rợ băn c’rooc, a ọc, choh keo liêm choom pa bhlâng. Đươi vêy cơnh đêêc năc bơơn pa xiêr pr’loọng đong đharựt prang chr’val dzợ mơ 39%: “Đhị chr’val vêy bâc pr’loọng đong vêy ta xay moon năc pr’loọng đong bhrợ cha choom cấp chr’va, câp chr’hoong, coh đêêc vêy pr’loọng đong anoo Jơ Đêl Xóp. Tơợ đợ pr’loọng đonbg zr’năh k’đhap năc c’la noo Xóp lâng pazêng manuyh coh pr’loong đong ơy z’lâh zr’năh k’đhap, t’bhlâng pa dưr kinh tế, pa dưr dal pr’ăt tr’mông. Tơợ đêêc, ting chroi đoọng ooy bh’rợ pa xiêr ha ul đharựt nhâm mâng đhị chr’val. Coh pazêng g’luh họp, tr’lum lâng đhanuôr azi công ta luôn xay truih ooy đhanuôr ooy manuyh bhrợ cha choom, đoọng đhanuôr lêy lâng ting bhrợ têng.”
Lâng bh’rợ tr’nêng liêm choom, n’năl đươi râu liêm choom âng khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ pa bhrợ, coh bâc c’moo ahay pr’loọng đong anoo Jơ Đêl Xóp năc vêy chính quyền chr’val Sông Kôn xay moon năc pr’loọng đong đhanuôr bhrợ cha choom cấp chr’val./.
Nông dân Cơ Tu nhiều năm liền sản xuất kinh doanh giỏi
PV Hôih Nhàn
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi phát triển mạnh tại huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Nhiều mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, cho thu nhập cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào Cơ Tu. Một trong số các mô hình làm ăn có hiệu quả là mô hình trồng rừng, chăn nuôi lợn của gia đình anh Jơ Đêl Xóp ở thôn Bhờ Hôồng, xã sông Kôn với nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Gia đình anh Jơ Đêl Xóp trước đây là hộ nghèo của xã Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang. Không cam chịu đói nghèo, anh Xóp tìm tòi, học hỏi cách phát triển kinh tế từ những mô hình hiệu quả. Mới đầu, anh mua 4 con lợn về nuôi. Sau 6 tháng chăm sóc, anh xuất chuồng lứa lợn đầu tiên, thu về 8 triệu đồng. Với số vốn này, anh Xóp tiếp tục đầu tư nuôi lợn, mua thêm lợn nái nuôi lấy giống, cùng với đó là mở rộng diện tích chuồng trại, mua sắm dụng cụ phục vụ chăn nuôi chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, với hai con lợn nái, mỗi năm sinh sản khoảng 28 con lợn giống, đảm bảo trong chuồng lợn nhà anh Xóp lúc nào cũng có từ 30 – 40 lợn thịt. Mỗi năm, gia đình anh xuất bán hai lứa lợn, mỗi lứa từ 15- 20 con, số tiền thu về gần 120 triệu đồng. Anh Jơ Đêl Xóp cho biết: Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn lợn, anh đã cải tạo vườn tạp trồng chuối, rau khoai và đầu tư mua máy xay xát lúa, vừa phục vụ bà con vừa có cám gạo để nuôi lợn, hạn chế việc mua cám công nghiệp. Anh Jơ Đêl Xóp chia sẻ: Ngoài việc xây dựng chuồng trại phù hợp, thì việc phòng tránh dịch bệnh cho đàn lợn là khâu quan trọng nhất. Đàn lợn phải được tiêm phòng đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên phun tiêu độc khử trùng. Vì vậy, thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi vừa qua, đàn lợn của gia đình anh Xóp đảm bảo an toàn, không có con nào bị bệnh. Anh Xóp cho rằng, cần chăm sóc lợn giống tốt để có đàn lợn đạt năng suất cao: “Trong thời điểm lợn sinh sản cần chuẩn bị trước khăn sạch và một thau lớn. Khi lợn sinh sản cần phải đỡ, cột chỉ vào rốn, sau đó cắt rốn, lau sạch con lợn con và để vào thau to. Sau khi đẻ xong thì cần tắm rửa cho lợn mẹ, sau đó đưa lợn con vào để bú. Nếu lợn sinh sản vào mùa đông thì cần nhóm lửa gần chuồng lợn và hái lá chuối khô lót cho đàn lợn, mục đích là để giữ ấm cho lợn. Còn vào mùa hè cần phải tắm thường xuyên cho đàn lợn. Lợn con sau khi được 1,5 tháng là có thể tiêm vắc xin phòng bệnh, như bệnh lở mồn long móng, tả lợn… và tăng cường thức ăn cho lợn mẹ để có sữa cho đàn con.
Song song với việc nuôi lợn, anh Jơ Đêl Xóp tích cực khai hoang đất trống, đồi núi trọc để tỉa lúa và trồng keo. Hiện nay, gia đình anh có hơn 7 héc ta keo, mỗi héc ta có giá khoảng 30 triệu đồng. Ngoài việc trồng keo, nuôi lợn, anh Xóp thu mua nông, lâm sản của bà con, sau đó bán lại cho các thương lái dưới đồng bằng. Với dịch vụ này, mỗi năm anh thu về từ 50- 60 triệu đồng. Đã có nhiều bà con ở thôn Bhờ Hôồng đến tìm hiểu, học hỏi cách làm kinh tế của gia đình anh Xóp. Anh Jơ Đêl Huy ở thôn Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn cho biết: Gia đình anh đang xây dựng chuồng trại nuôi lợn với nguồn lợn giống mua từ gia đình anh Xóp: “Trong thôn bản anh Xóp thường xuyên hướng dẫn cho bà con về việc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, trong đó có việc xây dựng chuồng trại nuôi lợn, nuôi bò, trồng rừng sản xuất. Gia đình tôi đang xây chuồng nuôi lợn, cũng nhờ anh Xóp hướng dẫn cách xây chuồng trại và anh là người cung cấp nguồn giống lợn cho tôi nuôi.”
Bà Đinh Thị Ngơi, Phó Chủ tịch UBND xã Sông Kôn, huyện Đông Giang cho biết: Thời gian qua, chính quyền xã Sông Kôn đã tuyên truyền, vận động đồng bào Cơ Tu gia tăng sản xuất, phát triển kinh tế. Đến nay trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi bò, lợn, trồng keo đạt hiệu quả cao. Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn hơn 39%: “Trên địa bàn xã có rất nhiều hộ gia đình được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, cấp huyện, trong đó có gia đình Jơ Đêl Xóp. Từ những gia đình khó khăn thì bản thân anh Xóp cùng với thành viên trong gia đình đã cố gắng vượt khó, tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Qua đó góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã. Trong các buổi họp, tiếp xúc với bà con chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền cho bà con về những tấm gương này để cho bà con học theo, làm theo.”
Với cách làm hay, hiệu quả, biết áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, nhiều năm liền gia đình anh Jơ Đêl Xóp được chính quyền xã Sông Kôn công nhận là hộ Nông dân sản xuất, kinh giỏi cấp xã./.
Viết bình luận