Đhanuôr Cơ Tu bhrợ têng cha choom
Thứ sáu, 00:00, 26/07/2019
Chô ooy vel Pho, chr’val Sông Kôn, chr’hoong k’coong ch’gai Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, lưm ta moóh amoó Ríah Pon, ngai cung chắp hơnh lêy lâng cr’noọ bh’rợ âng amoó. Tơợ tr’pang têy k’goóh, tu vêy đươi bhrợ bh’rợ pa dưr pa xớc kinh tế liêm choom, amoó nắc ơy dưr zi lấh đha rứt lâng dưr váih mưy ooy đợ pr’loọng đông zăng k’van cóh vel đông. T’ruíh Jưn jứah xay moon cơnh choom bhrợ cha bêl đâu, azi nhăn xay moon ooy bh’rợ pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung âng amoó Ríah Pon.

Đhị hiên đông n’loong bhứah liêm, amoó Ríah Pon nắc lêy băng búah cóh chai đoọng ha pêê câl, apêê p’niên nắc t’đang moon amoó pa câl kẹo, bánh phồng tôm, chè, tọ đác ngam... Tơợ ra diu tước hi dưm, quán tạp hoá âng amoó zâp bêl cung vêy bấc apêê moót glúh lướt câl, p’niên cung váih, t’coóh t’ha cung váih bhrợ ha moó cắh bơơn pa đhêy ặt. Amoó Pon moon, bấc c’moo đâu, ađay nắc ơy bool ặ lâng bhiệc méh zi lưa, ra diu nặc đấh dưr đoọng lêy cha mêết hàng hoá lâng ra văng chè, xirô, sữa chua, búah đoọng pa câl ha t’ngay n’mưy. Lêy quán tạp hoá âng amoó đương pa câl liêm choom, bấc ngai cóh ch’ngai cung chô lưm lêy ta moóh pa choom kinh nghiệm. T’coóh A Rất Chư, manứih ta luôn chô lêy ta moóh pa choom kinh nghiệm tơợ diịc điêl amoó Pon moon: “Pr’loọng đông amoó Pon nắc liêm chr’nắp bhlâng. Tơợ mưy pr’loọng đha rứt nắc dưr zi lấh đha rứt liêm choom cóh vel đông. Acu cung ta luôn chô ooy đâu ta moóh pa choom kinh nghiệm bhrợ cha. Amoó Pon buôn moon pa choom đoọng.”

Riah Pon liêm choom bh'rợ băn a óc tăm. Cha nụp: Alăng Lợi

Đoọng bơơn cơnh xoọc đâu, amoó Pon nắc ơy lướt zi lấh bấc zr’nắh k’đhạp. C’moo 2007, tơợ mưy chr’val k’noong k’tiếc âng chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, amoó Pon chô bơơn k’diịc cóh vel Pho, chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang. Bêl đêếc, pr’loọng đông k’diịc nắc đha rứt bhlâng cóh chr’val. Pr’đươi cr’van chr’nắp bhlâng âng 2 anhi diịc điêl bêl t’mêê chô bhrợ ma mai nắc mưy bêệ zương cram k’tứi. Zâp bêl cha cha nắc lâng a’rong, bhơi r’véh. Lâng cr’noọ bh’rợ kiêng tr’xăl pr’ắt tr’mung đoọng dưr z’zăng lấh mơ, 2 anhi diịc điêl nắc xay moon, lêy vặ 5 ực đồng tơợ zên âng Hội pân đil chr’val đoọng lêy k’rong bhrợ băn a’ọc lâng chóh keo. Amoó Ríah Pon moon, tu cắh ơy vêy kinh nghiệm băn a’ọc nắc bêl tr’nơợp băn pa dưr cung zêng ma chêết tu pr’lúh. Diịc điêl nắc lêy vặ pa xoọng đắh Ngân hàng Chính sách đoọng 2 anhi lướt học ngành kinh tế nông lâm, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng lâng cr’noọ cr’niêng nắc đoọng ha y chroo vêy c’năl lêy chô b’băn ch’chóh. N’jứah học, n’jứah bhrợ, 2 anhi diịc điêl p’loon lêy chóh bhơi r’véh đoọng vêy râu cha zâp t’ngay. Xang k’noọ 5 c’moo lêy pa choom bhrợ, 2 anhi diịc điêl nắc ơy bơơn k’đhơợng bằng đại học lâng nắc t’bhlâng k’rong bhrợ t’bhứah bhiệc băn a’ọc tăm cóh vel đông. Tu vêy c’năl bh’rợ ơy bơơn pa choom cóh đại học lâng râu t’bhlâng bhrợ cha, ta moóh pa choom kinh nghiệm cóh mạng lâng cóh zâp phương tiện thông tin đại chúng. Tu cơnh đâu, bh’rợ băn a’ọc tăm âng amoó Ríah Pon nắc tơợp đơơng chô bh’nơơn liêm choom. amoó Pon xay moon: “Acu kiêng xay moon lâng đhanuôr t’bhlâng chấc lêy ta moóh pa choom. tu zâp t’ngay zêng lalay cơnh, apêê đha đhâm nắc t’bhlâng bhrợ têng cha liêm choom. vêy pr’ắt tr’mung pa dưr lấh mơ. Oó k’pân zr’nắh.”

Đh’rứah lâng băn a’ọc, 2 anhi diịc điêl amoó nắc dzợ k’rong zêệ bhrợ búah đoọng pay hèm băn a’ọc. T’nooi a’ọc âng pr’loọng đông amố Pon ting t’ngay ting pa dưr pa xớc tước k’zệt p’nong, 2 anhi diịc điêl t’bhlâng quyết định lêy vặ pa xoọng 30 ực đắh Ngân hàng Chính sách đoọng k’rong câl gọ zêệ búah lâng điện. Ting cơnh amoó Pon, zêệ búah lâng gọ điện nắc liêm buôn, k’míah bấc lấh mơ. Mưy t’ngay amoó nắc vêy zêệ bhrợ 60 lít búah lâng zên pa câl 15-18 r’bhâu đồng đhị 1 lít, zâp t’ngay amoó pa chô lấh 1 ực đồng. lấh mơ, amoó nắc dzợ lêy pay đhị k’tiếc doọ râu ta chóh đăn đhị c’roọl băn a’ọc đoọng chóh zâp râu tơơm cha p’lêê cơnh pa néh, đu đủ, prí, k’đậc, a’lui.... Tước đâu, amoó nắc ơy váih k’noọ 30 p’nong a’ọc lêệ lâng 1 p’nong a’ọc căn ga mắc, 8 hécta keo, 7 p’nong k’roóc, k’noọ k’ha riêng p’nong a’tứch lâng bhrợ pa xoọng quán tạp hoá... pa zêng zên pa chô đắh bh’rợ b’băn lâng ch’chóh tơợ 100-150 ực đồng đhị mưy c’moo. Cắh mưy đhêy mơ đêếc, amoó Ríah Pon dzợ k’noọ lêy bhrợ t’bhứah c’roọl bh’năn băn a’ọc tăm lâng a’đhắh. Ting cơnh amoó, 2 râu a’ọc nâu bơơn bấc ngai kiêng đương.

T’coóh A Lăng Út, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val Sông Kôn đoọng năl, tơợ 2 tr’pang têy k’goóh, amoó Pon nắc ơy dưr zi lấh đha rứt lâng dưr váih nắc pr’loọng đông z’zăng k’van cóh chr’val: “Bh’rợ b’băn âng amoó Ríah Pon liêm choom. amoó Pon nắc mưy hội viên liêm chr’nắp, vêy cr’noọ dưr t’bhlâng zi lấh đha rứt. Nâu đoo nắc mưy bh’rợ liêm glặp lâng pr’đơợ cóh k’coong ch’ngai. Azi xoọc t’bhlâng hơnh déh, xay bhrợ t’bhứah tước apêê lơơng lêy bhrợ têng.”

          Pa zêng zên pa chô tơợ bh’rợ kinh tế zr’nưm âng pr’loọng đông amoó Ríah Pon cắh lấh bấc ting lêy lâng cóh đồng bằng, hân đhơ cơnh đêếc, lâng cóh k’coong ch’ngai, zr’lụ đhanuôr acoon cóh Cơ Tu, nâu đoo nắc đợ mơ zên pa bhlâng bấc. Bhiệc bhrợ têng cha pazưm lâng b’băn, ch’chóh âng amoó Ríah Pon cóh vel Pho, chr’val Sông Kon nắc tơợp p’cắh bh’rợ liêm choom, lêy t’bhứah lấh mơ dzợ cóh vel đông chr’val lâng cóh zâp vel đông lơơng./.

Lấh mơ băn a óc, c'roóc, a moó Ríah Pon dzợ ting choh apêê tơơm chr'noh  râu lơơng đọong p'xọong râu pa chô.

Cha nụp: Alăng Lợi

 

Nông dân Cơ Tu làm kinh tế

 ( Alăng Lợi)

 

  Đến thôn Pho, xã Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, hỏi thăm chị Ríah Pon, ai cũng dành cho chị sự ngưỡng mộ và yêu mến bởi nghị lực của chị. Từ hai bàn tay trắng, chị đã vươn lên thoát nghèo và trở thành một trong ít gia đình tương đối khá giả của thôn Pho nhờ áp dụng mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Tiết mục “Cùng nhau bàn cách làm ăn” hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu mô hình phát triển kinh tế của chị Ríah Pon. Mời bà con và các bạn cùng tham khảo nhé!

Trước hiên nhà gỗ khang trang, chị Ríah Pon đang tất bật chắt rượu vào chai cho khách; đám trẻ con thì tíu tít gọi chị bán mấy gói kẹo, phồng tôm, bịch chè, chai nước ngọt…. Dường như không lúc nào chị Pon ngừng nghỉ tay chân. Chị Pon chia sẻ: Bao năm nay, chị quen việc thức khuya dậy sớm để kiểm kê hàng hóa và chuẩn bị chè, xirô, sữa chua, rượu để bán cho ngày mai. Hầu như, ngày nào quán tạp hóa của chị luôn tấp nập người ra vào, từ người già đến thanh niên và đám trẻ con. Người thì đến học hỏi kinh nghiệm, người thì mua hàng,... Ông A rất Chư, người thường xuyên đến học hỏi kinh nghiệm từ vợ chồng chị Pon cho biết: “Gia đình chị Pon là tiêu biểu nhất. Từ một gia đình nghèo và khó khăn, mà vợ chồng chị đã vươn lên thoát nghèo và tương đối khá giả so với người địa phương như hiện nay.Tôi cũng thường xuyên đến nhà vợ chồng chị Pon để học hỏi kinh nghiệm làm ăn. Chị Pon rất sởi lởi, vồn vã, luôn giúp đỡ bà con, nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn, thậm chí còn hỗ trợ giống. Bà con ở đây toàn lấy nợ giống rồi khi heo phát triển xuất chuồng mới trả lại vốn.

Để được như ngày hôm nay, chị Pon đã phải trải qua rất nhiều vất vả khó khăn. Năm 2007, từ một xã biên giới của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, chị Pon về làm dâu ở thôn Pho, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang. Những ngày đầu về làm dâu, vợ chồng chị chỉ có một chiếc giường tre ọp ẹp, gia đình chồng thuộc diện khó khăn nhất xã. Bữa cơm gia đình chỉ có sắn luộc và rau rừng. Với ý chí muốn thay đổi cuộc sống để khấm khá hơn, hai vợ chồng chị bàn bạc xin vay vốn bên Hội phụ nữ xã 5 triệu đồng đầu tư nuôi heo và trồng keo. Chị Ríah Pon chia sẻ, do chưa có kinh nghiệm nuôi heo nên đàn heo đầu của anh chị bị dịch tả chết sạch. Hai vợ chồng lại vay thêm bên Ngân hàng Chính sách để đăng ký đi học ngành kinh tế nông lâm, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng với mong muốn trang bị kiến thức cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Vừa đi học, vừa đi làm, tranh thủ trồng cây hoa màu để trang trải cuộc sống hàng ngày. Sau gần 5 năm đèn sách, hai vợ chồng chị đã cầm được tấm bằng đại học và tiếp tục mô hình chăn nuôi heo bản địa (heo cỏ). Nhờ kiến thức đã được học trên ghế nhà trường cùng với chịu khó tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, mô hình nuôi heo cỏ của chị Ríah Pon bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Chị Pon tự tin:Tôi muốn chia sẻ với bà con và các bạn rằng, cố gắng tìm tòi, học hỏi. Vì mỗi ngày mỗi khác, đặc biệt thanh niên cần chăm chỉ, chịu khó thì việc gì khó cũng thành công. Có làm, có tích lũy được thì mới có cuộc sống đi lên được. Đừng ngại khó, ngại khổ và ngại  làm. Có thất bại mới có thành công.

Amoó Pon k'rong câl gọ zêệ a lắc lâng điện đoọng doó lấh ga lêếh cơnh zêệ lâng óih, bơơn 60 lít/t'ngay. Cha nụp: Alăng Lợi

Với bản tính chịu thương chịu khó và cầu tiến, muốn đàn heo phát triển tốt, hai vợ chồng đầu tư nấu rượu lấy hèm nuôi heo. Mới đầu nấu rượu thủ công. Đàn heo của vợ chồng chị Pon ngày càng phát triển lên đến mấy chục con, hai vợ chồng quyết định tiếp tục vay 30 triệu bên Ngân hàng Chính sách để đầu tư mua nồi nấu rượu bằng điện. Theo như chị Pon chia sẻ, nấu rượu bằng nội điện vừa tiện, vừa tiết kiệm. Một ngày chị cho ra lò 60 lít rượu với giá bán 15 - 18 nghìn đồng/lít cho bà con xung quanh và bỏ sỉ cho các quán ăn uống trên địa bàn. Ngoài ra, chị còn tận dụng mảnh đất trống xung quanh chuồng heo trồng các loại cây ăn quả như mít, đu đủ, chuối, bầu, bí,… Đến nay, chị đã sở hữu trong tay gần 30 con heo thịt và 1 con heo nái; 8 hécta keo; 7 con bò, gần trăm con gà và mở thêm quán tạp hóa… Tổng thu nhập từ mô hình nuôi chăn nuôi và trồng trọt từ 100- 150 triệu đồng/năm. Không chỉ dừng ở đó, chị Ríah Pon đang có dự định mở rộng trang trại chăn nuôi heo cỏ và heo rừng lai. Bởi theo chị, hai loại heo này rất được nhiều người ưa chuộng.

Ông A lăng Út, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Kôn cho hay, từ hai bàn tay trắng, chị Pon đã vươn lên thoát nghèo và trở thành gia đình  tương đối khá giả của xã : “Mô hình chăn nuôi của chị Ríah Pon rất hiệu quả. Chị Pon là một hội viên tiêu biểu, có nghị lực vươn lên thoát nghèo. Đây là một mô hình tôi cho rằng là phù hợp với điều kiện vùng miền núi. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục biểu dương và triển khai nhân rộng đến các hội viên khác cùng học tập, làm theo.

Quán tạp hóa âng a moó ta luôn vêy ma nứih tước câl. Cha nụp: Alăng Lợi

Mặc dù tổng thu nhập chưa phải là cao so với vùng đồng bằng, nhưng ở một vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, đây là một khoản thu nhập đáng mơ ước của nhiều người. Cách làm kinh tế kết hợp chăn nuôi và trồng trọt của Chị Ríah Pon ở thôn Pho, xã Sông Kôn bước đầu đã khẳng định được hiệu quả, đáng để nhân rộng ra toàn xã và các địa phương khác./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC