T’cooh Phạm Xuân Thắng, vel đong coh tỉnh Hà Tĩnh tươc ooy cr’noon Ban Mai, chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam bhrợ cha lâh 30 c’moo n’nâu. L’lăm ahay, t’cooh Thắng bâc bhlâng choh tơơm keo axậ tràm năc đợ râu bơơn pay pa chô căh lâh bâc. C’moo 2001, ađoo câl m’ma cam Vinh chô đơơng choh lêy. Coh tr’nơơp, t’cooh Thắng choh 40 t’nơơm. Lêy liêm choom, ađoo năc vặ zên choh p’xoọng, bhrợ t’bhưah đhăm choh cam. Xoọc dâu, zr’lụ ch’choh âng t’cooh Thắng vêy 600 t’nơơm cam lâng 200 t’nơơm quýt đhị đhăm ga măc 3 héc ta. T’cooh Phạm Xuân Thắng xay moon, đoọng vêy đợ p’lêê cam sạch, ađoo đươi bâc bhlâng năc phân hữu cơ, đoọng tơơm chr’noh chặt vaih liêm, p’lêê liêm, ba bặ, zập c’moo pa câl ooy thị trường lâh 15 tấn cam. Muy c’moo pac lơi zên choh bhrợ, ađoo dợ bơơn pay pa chô tơợ 450 ức đồng tươc 500 ức đồng. T’cooh Phạm Xuân Thắng xoọc t’bhlâng bhrợ t’bhưah đhăm choh cam, t’hươc ooy cr’noọ xa nay pa câl pr’đươi sach liêm ooy pazêng siêu thị:“L’lăm ahay choh keo năc 5 c’moo bơơn pay pa chô muy chu, 3 héc ta bơơn pay pa chô 150 ức đồng. Bh’rợ choh cam t’piing lâng pazêng tơơm chr’noh râu lơơng căh tơơm hân đoo lâh tơơm cam. Nâu cơy năc ơy vêy râu cha, vêy râu ha âu đơc, vêy zên băn par k’coon học hành liêm choom. Ha dang căh vêy pr’luh cr’ăy Covid-19 ta mooi du lịch tươc câl cam lâng chụp ảnh bâc pa bhlâng. C’moo đâu hân noo cam pr’loọng đong zi chặt vaih liêm. Apêê câl năc tươc câl đhị bhươn mơ 25 r’bhâu đồng, pa câl năc 30 r’bhâu đồng muy kg.”
Zr’lụ choh cam âng t’cooh Phạm Xuân Thắng liêm choom năc ơy bhrợ t’vaih râu chr’val coh chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, năc bh’rợ liêm choom đoọng ha đhanuôr vel đong lêy bhrợ têng. Tơợ kinh nghiệm âng c’la đay, t’cooh Thắng ta đang moon, pa choom đhanuôr vel đong choh tơơm pay cha p’lêê, pa dưr kinh tế bhươn. Xoọc đâu, đhị chr’hoong da ding k’coong Đông Giang vêy lâh 100 bh’rợ đhanuôr bhrợ kinh tế bhươn, ch’choh b’băn.
T’cooh A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang xay moon, vel đong pa bhlâng k’rang ooy bh’rợ t’bil ha ul pa xiêr đharựt. Tơợ zên âng Trung ương, pazêng xa nay bh’rợ pa xiêr đharựt nhâm mâng, bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê… chr’hoong ơy zooi đhanuôr pa dưr bh’rợ pa bhrợ. M’bứi bhlâng zập c’moo, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam k’rong bhrợ k’dâng 3 tỷ đồng zooi pazêng vel đong pa dưr tơơm chr’noh pay cha p’lêê. “Coh chr’val Ba, chr’val Tư dưr vaih bâc bh’rợ pa bhrợ ch’choh, b’băn, pazêng pr’loọng đong kinh tế bhươn, pa dưr tơơm pay cha p’lêê liêm choom. Coh pazêng c’moo ahay, chr’hoong ơy zooi đhanuôr bhrợ têng pazêng bh’rợ kinh tế bhươn, kinh tế ch’choh b’băn năc zêng liêm choom, zup zooi chêêc zr’lụ pa câl. Chr’hoong công t’bhlâng ch’mêệt lêy đhăm k’tiêc, ta đang moon apêê doanh nghiệp k’rong bhrợ, pa têệt bhrợ têng lâng đhanuôr đoọng pa dưr bh’rợ tr’nêng nông nghiệp.”
Coh cr’chăl ahaym pazêng sở, ngành tỉnh Quảng Nam ta luôn lươt đh’rưah lâng đhanuôr chr’hoong da ding k’coong coh bh’rợ pa dưr bh’rợ pa bhrợ. Pazêng xa nay bh’rợ pa dưr kinh tế- xã hội da ding k’coong bhrợ têng năc zooi đhanuôr vặ zên t’đui đoọng, đoọng m’ma chr’noh chr’bêệt, pa choom ooy kỹ thuật b’băn ch’choh đoọng ha đhanuôr. Đhanuôr bơơn đươi dua liêm choom lâh mơ pazêng chính sách, c’rơ zup zooi âng nhà nước đoọng pa dưr kinh tế, bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng, pa dưr thu nhập. T’cooh A Lăng Mai, Trưởng Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam xay moon, coh pazêng c’moo đăn đâu, bh’rợ tr’nêng pa xiêr đharựt nhâm mâng coh pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam ơy vêy ta pa liêm pa crêê ghít pa bhlâng:“Coh pazêng c’moo ahay, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ta luôn k’rang k’rơ pa bhlâng ooy pr’ăt tr’mông âng đhanuôr acoon coh. Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam ta luôn pazum đh’rưah lâng pazêng sở, ngành lâng pazêng chr’hoong da ding k’coong p’too bhrợ têng pazêng chính sách âng Đảng lâng Nhà nước k’rong bhrợ đoọng ha đhanuôr acoon coh da ding k’coong, bhrợ têng cơnh ooy năc bhrợ crêê cơnh manuyh, crêê cơnh xa nay bh’rợ, chính sách lâng pa dưr râu liêm choom. Đhanuôr ơy vêy cr’noọ t’bhlâng t’bil ha ul đharựt, bhrợ tr’xăl pr’ăt tr’mông, pa dưr kinh tế - xã hội coh da ding k’coong./.”
Người dân miền núi Quảng Nam làm giàu nhờ trồng cây ăn quả
PV Tuyết Lê- VOV miền Trung
Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng có nhiều nông dân trồng cây ăn quả cho thu nhập cao, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Ông Phạm Xuân Thắng, quê ở tỉnh Hà Tĩnh vào lập nghiệp tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam đã 30 năm nay. Trước đây, ông Thắng chủ yếu trồng cây keo lá tràm nhưng thu nhập không cao. Năm 2001, ông quyết định mua giống cam Vinh để trồng thử nghiệm. Ban đầu, ông Thắng trồng 40 gốc cam. Thấy hiệu quả, ông mạnh dạn vay vốn đầu tư, mở rộng diện tích trồng cam. Hiện nay, trang trại của ông Thắng có 600 gốc cam và 200 gốc quýt trên diện tích 3 héc ta. Ông Phạm Xuân Thắng cho biết, để có những quả cam sạch, ông sử dụng phần lớn phân hữu cơ, giúp cây phát triển tốt, trái căng tròn, có vị ngọt thanh, hương thơm dịu, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 15 tấn cam. Mỗi năm, trừ chi phí, ông còn thu lãi khoảng 450 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Ông Phạm Xuân Thắng đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam, hướng đến mục tiêu cung cấp sản phẩm sạch cho các siêu thị: “Trước kia trồng keo thì 5 năm mới thu nhập một lần, 3 héc ta thu được 150 triệu đồng. Mô hình trồng cam so với các loại cây khác không có cây gì qua cây cam hết. Nay có của ăn của để, có tiền nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Nếu không có dịch bệnh Covid-19 khách du lịch tới mua cam và chụp ảnh nhiều lắm. Năm nay được mùa cam gia đình tiếp tục duy trì. Thương lái đến tại vườn mua sỉ là 25.000 đồng mà bán lẻ là 30.000 đồng/kg.”
Trang trại trồng cam của ông Phạm Xuân Thắng hiệu quả đã tạo sự lan tỏa ở huyện miền núi Đông Giang, là mô hình mẫu cho người dân địa phương học tập và làm theo. Từ kinh nghiệm của bản thân, ông Thắng vận động, hướng dẫn bà con địa phương trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế vườn. Hiện nay, tại huyện miền núi Đông Giang có hơn 100 mô hình nông dân làm kinh tế vườn, trang trại.
Ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, địa phương đặc biệt quan tâm công tác xoá đói giảm nghèo. Từ nguồn kinh phí của Trung ương, các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới... huyện hỗ trợ bà con phát triển sản xuất. Bình quân mỗi năm, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đầu tư khoảng 3 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương phát triển trồng cây ăn quả. “Ở xã Ba, xã Tư hình thành nhiều mô hình sản xuất trang trại, các hộ kinh tế vườn, phát triển cây ăn quả rất hiệu quả. Trong các năm qua, huyện đã hỗ trợ cho bà con thực hiện các mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại đều có hiệu quả, hỗ trợ tìm đầu ra. Huyện đang tập trung rà soát quỹ đất, mời gọi thu hút các doanh nghiệp để đầu tư, liên kết với bà con nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.”
Thời gian qua, các sở, ngành tỉnh Quảng Nam luôn đồng hành với nông dân các huyện miền núi trong phát triển sản xuất. Các chương trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi triển khai đã hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt cho đồng bào. Người dân tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước để phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm gần đây, công tác giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt.“Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam thường xuyên phối hợp với các sở, ngành và các huyện miền núi chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc miền núi, làm sao thực hiện đúng đối tượng, đúng chương trình, chính sách và phát huy được hiệu quả. Người dân đã có ý chí vươn lên thoát nghèo, làm thay đổi diện mạo, phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi./.”
Viết bình luận