Zư lêy râu chr’năp pr’hay âng xa nul chr’va da ding k’coong ga măc ma bhuy
Thứ bảy, 09:57, 28/01/2023 Vinh Thông-VOV Miền Trung Vinh Thông-VOV Miền Trung
Da ding k’coong n’đăh mặt t’ngay lơơp tỉnh Quảng Ngãi năc zr’lụ k’rong pazêng râu văn hoá, j’niêng cr’bưn đanh đươnh âng đhanuôr pazêng acoon coh Hre, Cor, Ca Dong.Đh’rưah lâng râu k’rang k’rong bhrợ âng vel đong, đợ manuyh vêy uy tín pa dưr pazêng râu đơ chr’năp văn hoá liê

 

Tr’nơơp hân noo ha pruốt t’mêê, tr’clá tr’ang âng mặt t’ngay chr’il ooy axậ n’loong n’cuông crâng t’viêng nhuum. Đhanuôr Hre ắt coh chr’val Ba Thành, chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi chô ăt k’rong ooy đong đh’rơơng, bhui har lâng xa nul âng chiêng pêê, vỗ vinh vút, chr’va pr’hát Ca choi, năc ộm buah arong.

L’lăm ahay, Tết âng đhanuôr Hre đanh tơợ muy tươc bơr c’xêê. Tết âng manuyh Hrê nâu cơy năc ta bhrợ coh 3 t’ngay pazêng: t’ngay zêệ bánh ta tôm lâng xậ a’jau bhuôih abhô dang, abhuục a vuah; t’ngay g’luh 2 năc t’ngay cha cha a ộm bha lâng lâng t’ngay g’luh 3 năc đoọng apêê bhuh xoọng ộm buah arong… Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sây, ăt coh chr’val Ba Thành, chr’hoong Ba Tơ xay moon, coh 3 t’ngay Tét, xa nul căh choom căh vêy năc xa nul chiing pêê. Chiêng pêê ắt đanh đươnh, tr’đăn lang đhanuôr Hre coh pr’ắt tr’mông zập t’ngay, bhiệc bhan, cha ha roo t’mêê, mọt đong t’mêê… T’cooh Phạm Văn Sây xay moon p’xoọng, lâh chiing pêê, đhanuôr Hrê bhui har lâng pazêng râu xa nul chr’năp pr’hay âng pazêng râu tr’coọ xa nul cơnh n’jưl Brook, chinh K’la, aluốt Ta lía, Tà vỗ, kèn Ra ngói, pazêng râu pr’hát cơnh Ta lêu, Ca choi. C’moo 2021, bh’rợ n’toong chiing pêê âng manuyh Hrê vêy Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch xay moon năc c’kir văn hoá phi vật thể âng k’tiêc k’ruung, xa nul chiing chr’va ch’ngai lâh mơ…:“Đoo bêl n’toong chiing goong, acu bhui har pa bhlâng. Cr’noọ năc liêm pr’hay pa bhlâng đoo bêl bơơn n’toong chiing. Nâu cơy công cơnh ha y chroo, acu pa choom pazêng p’niên ooy bh’rợ n’toohg chiing h’cơnh choom pr’hay pa bhlâng, râu chr’năp pr’hay âng chiing ch’va ch’ngai lâh mơ.”

Đoo bêl Tết, căh muy manuyh Hre năc coh pazêng bhươl cr’noon âng đhanuôr Cor, Ca Dong coh zr’lụ da ding k’coong tỉnh Quảng Ngãi công bhui har xa nul âng chiing goong. Muy acoon coh vêy bh’rợ n’toong la lay cơnh, bhrợ t’vaih râu liêm pr’hay văn hoá ty đanh âng acoon coh đay. Manuyh Hre n’toong chiing ting cơnh xa nul âng đay kiêng, tr’ơơi lâng đh’rưah n’toong đoọng bhrợ t’vaih xa nul bhui har. Bêl bhrợ bh’rợ đăh t’rí, bhuôih abhoo, ha roo, đhanuôr Hre n’toong chiing ting cơnh xa nay rơơm kiêng ha roo abhoo vaih bấc cơnh: Túc H’lay (xa nul âng đác hooi tơợ tran chăng), Túc Tuguốc (xa nul achim xay vêy boo); Túc K’oa (xa nul âng ađuh, cút)…

Coh chr’hoong Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, tơợ đanh ahay, bh’rợ n’toong chiing năc vêy manuyh Cor zư đớc tươc nâu cơy. Đoo bêl Tết Ngã Rạ, c’moo t’mêê, đợ apêê pân juyh manuyh Cor bhui har lâng bh’rợ âng bhiệc bhan lâng bh’rợ n’toong chiing chr’va da ding k’coong. Đợ apêê pân đil Cor n’đooh xấp đợ n’đooh a dooh la liêm, liêm pr’hay lâng pazêng râu t’nơợt Xà ru, A giới, xa nul ken A máp, xa nul âng a luốt Ta lía… Đoọng xa nul âng chiing goong chr’va chr’đhô prang da ding k’coong, apêê t’cooh bhươl manuyh Cor coh Trà Bồng chêêc ha âu đơc, zư lêy c’kir văn hoá âng acoon coh đay. Coh bấc c’moo ahay, t’cooh Hồ Ngọc An, ăt coh chr’val Trà Thuỷ, chr’hoong Trà Bồng ơy pa choom đoọng ha lang ta đhâm c’mor manuyh Cor bh’rợ n’toong chiing, cha ơh pazêng râu chr’ơh, pa trơơi pazêng râu pr’hát xa nul, t’nơợt ty đanh…:“Acu năc manuyh pa choom đoọng ha apêê p’niên bh’rợ n’toong chiing lâng pazêng râu tr’coọ xa nul n’lơơng. Chr’năp bhlâng năc bh’rợ n’toong chiing. Xa nul chiing âng manuyh Cor căh choom bil tu năc r’vai, a ô âng manuyh Cor.”

Anoo Hồ Văn Phi ăt coh chr’val Trà Thuỷ, chr’hoong Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi xay moon, coh bấc c’moo n’nâu, apêê pr’zơc ta đhâm c’mor bhui har pa choom n’toong chiing goong, t’nơợt cà đáo, pa choom hát pr’hát ty đanh: “Acu lêy văn hoá âng acoon coh zi pr’hay pa bhlâng, kiêng bhlâng. Acu kiêng pa choom đoọng zư lêy râu chr’năp pr’hay văn hoá âng manuyh Cor âng đay. Apêê ava, adêy pa choom azi học bấc râu pr’hát. Coh ha y, acu t’bhlâng pa choom đoọng pa choom cớ ha apêê pr’zơc đoàn viên ta đhâm c’mor.”

Coh chr’hoong Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, lâh chiing goong, đhanuôr Ca Dong năc dzợ bhui har ooy pazêng râu xa nul âng n’jưl Kloong vút, Vrook, Vrook tr, Krâu lâng dợ pr’hát Ta lêu, Ra nghế, Dê ô dê… Lâng manuyh Ca Dong, manuyh Hre căh cậ manuyh Cor n’đăh mặt t’ngay lớơp âng tỉnh Quảng Ngãi, chiing, kèn, n’jưl, a luốt, năc vêy “r’vai” la lay. Lâng chiing goong năc ơnh pr’đươi chr’năp âng plêệng k’tiêc pay đoọng, năc pr’đươi chr’năp âng đhanuôr. Chiing vêy ta zư đơc coh đong, năc đhiệp ng’đơơng đươi bêl vêy bh’rợ chr’năp, t’ngay bhui har âng đhanuôr bhươl cr’noon. Bêl k’nặ pay đươi, đhanuôr buôn bhrợ bh’rợ bhuôih “r’vai chiing”. Đoo bêl xa nul chiing dưr xul đơơng âng râu rơơm kiêng abhô dang zooi đoọng râu liêm crêê, zooi lêy đhanuôr bhươl cr’noon têêm ngăn, k’bhộ ngăn.

Nâu cơy, pazêng chr’hoong da ding k’coong âng tỉnh Quảng Ngãi ơy bhrợ t’vaih bấc câu lạc bộ pa choom n’toong chiing, hát pr’hát ty đanh, pazêng râu pr’múa âng đhanuôr, bhrợ têng pazêng râu tr’coọ xa nul ty đanh. Ting n’năc, xa nul âng chiing, xa nul âng n’jưl, pazêng râu pr’hát năc chr’va prang da ding k’coong doọ choom bil. Pazêng râu đơ chr’năp văn hoá âng đhanuôr da ding k’coong vêy ta zư đơc, xay p’căh đhậu bhưah, lâng năc vêy bấc ngai n’năl tươc bấc lâh mơ đươi tơợ pazêng bh’rợ đhưưng n’tông, bhiệc bhan pa têệt lâng du lịch bhươl cr’noon. Amoó Trần Thị Thu Thảo, ắt coh thành phố Quảng Ngãi bhui har pa bhlâng bêl bơơn ting pâh Tết Ngã Rạ lâng pazêng bh’rợ văn hoá, chr’ơh ty đanh âng manuyh Cor:“Nâu đoo năc g’luh tr’nơơp acu ting pâh bhiệc bhan âng manuyh Cor. Acu kiêng lêy lâng bhui har năc bơơn pa choom p’xoọng bấc râu c’năl lâng chêêc lêy n’năl pazêng râu bh’rợ bêl l’lăm ahay ađay căh ơy n’năl.”

Tỉnh Quảng Ngãi vêy 5 chr’hoong da ding k’coong lâng bâl ơl văn hoá ty đanh âng pazêng acoon coh cơnh Hre, Cor, Ca Dong… Coh cr’chăl ahay, bấc vel đong ơy bhrợ têng xa nay bh’rợ pa dưr, zư lêy lâng pazêng râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh âng đhanuôr da ding k’coong. T’cooh Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi xay moon: Bh’rợ nghệ thuật n’toong chiing pêê âng manuyh Hre lâng bh’rợ taanh n’đooh a dooh cr’noon Teng, chr’val Ba Thành năc vêy Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch xay moon năc C’kir phi vật thể âng k’tiêc k’ruung, bhrợ t’vaih râu liêm crêê t’mêê đoọng ha vel đong pa dưr du lịch:“Cr’chăl c’moo 2023- 2025, lâh bh’rợ zư lêy lâng pa dưr văn hoá năc dzợ pa dưr du lịch. Nâu đoo năc bh’rợ chr’năp. Vel đong công ơy đơc đoọng zên tơợ ngân sách chr’hoong lâng tơợ zên cr’noọ xa nay âng k’tiêc k’ruung âng Trung ương đoỌng zư lêy đong đh’rơơng, bhrợ p’xoọng bấc lớp pa choom bh’rợ tr’nêng, chêêc lêy n’năl, pa dưr râu chr’năp ty đanh âng đhanuôr Hre k’nặ bil.”

Năc bơr c’moo muy chu, k’ha riêng apêê g’lăng z’hai pazêng acoon coh Hrê, Cor, Ca Dong coh pazêng chr’hoong da ding k’coong năc chô k’rong đhị bhiệc bhan chiing goong, n’jưl, hát pr’hát ty đanh lâng bh’rợ tr’thi thể thao pazêng acoon coh tỉnh Quảng Ngãi. Pazêng xa nul chr’năp pr’hay âng chiing goong, pazêng râu tr’coọ xa nul, pr’hát, pr’múa âng pazêng acoon coh năc bơơn p’căh, chr’va chr’đhô. Pazêng râu đh’rưah tr’clai, pa mâng xa nay bh’rợ đoàn kết bhlưa pazêng acoon coh đhi noo lâng đh’rưah zư lêy, pa dưr pazêng râu đơ chr’năp văn hoá ty đanh âng pazêng acoon coh./.

Giữ hồn cho những thanh âm vang vọng nơi đại ngàn

Miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ các nền văn hóa đa dạng, phong phú, lâu đời của đồng bào các dân tộc Hre, Cor, Ca Dong. Thời gian qua, nhiều lễ hội truyền thống, những giá trị di sản văn hóa của đồng bào đang có nguy cơ mai một. Trước thực trạng này, cùng với sự quan tâm đầu tư của địa phương, những người có uy tín, già làng, nghệ nhân người dân tộc thiểu số đã chung tay truyền dạy, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào mình. Tất cả đều mong muốn “giữ hồn” cho những thanh âm cồng chiêng, làn điệu dân ca, dân vũ mãi vang vọng giữa đại ngàn Trường Sơn.

Đầu xuân mới, những tia nắng xuyên qua tán cây rừng xanh mướt chồi non. Bà con dân tộc Hre ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi tụ họp bên nhà sàn, say sưa trong tiếng chiêng ba, vỗ vinh vút, ngân nga điệu dân ca Ca choi, nhấm nháp rượu cần.

Trước kia, Tết của đồng bào Hre kéo dài từ một đến hai tháng. Tết của người Hrê ngày nay diễn ra trong 3 ngày gồm: Ngày nấu bánh lá dong cúng ông bà, tổ tiên; ngày thứ 2 là ngày ăn chính và ngày thứ 3 uống rượu cần nhạt dành cho họ hàng, bà con thân thuộc… Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sây ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ cho biết, trong 3 ngày Tết, thứ thanh âm không thể thiếu đó là tiếng chiêng ba. Chiêng ba đã gắn bó lâu đời, mật thiết với đồng bào Hre trong cuộc sống hàng ngày, lễ hội, mừng lúa mới, mừng nhà mới… Ông Phạm Văn Sây cho biết thêm, ngoài chiêng ba, đồng bào Hrê tự hào với các thanh âm đặc sắc của các loại nhạc cụ như đàn Brook, chinh K’la, sáo Ta lía, Tà vổ, kèn Ra ngói, các làn điệu Ta lêu, Ca choi.  Năm 2021, Nghệ thuật trình diễn Chiêng Ba của người Hrê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiếng chiêng càng ngân vang xa hơn…“Mỗi lần trình diễn cồng chiêng, tôi rất vui vẻ, tự hào. Tâm hồn rất sung sướng mỗi khi cầm chiêng. Bây giờ cũng như sau này, tôi hướng dẫn các cháu cách đánh chiêng sao cho vang, linh hồn của chiêng bay xa hơn.”

Mỗi dịp Tết, không riêng gì người Hre mà các bản làng của đồng bào Cor, Ca Dong vùng sơn cước tỉnh Quảng Ngãi cũng rộn ràng tiếng cồng chiêng. Mỗi dân tộc có cách thể hiện chiêng riêng biệt, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Người Hre trình diễn chiêng theo giai điệu ngẫu hứng, ứng tác và hòa tấu chiêng để tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Khi tổ chức lễ ăn trâu, cầu mùa, bà con người Hre diễn tấu chiêng theo các bài chinh cầu mùa như: Túc H’lay (tiếng thác đổ), Túc Tuguốc (tiếng chim báo mưa); Túc K’oa (tiếng ếch nhái) …

Ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, từ xa xưa, nghệ thuật diễn tấu đấu chiêng được người Cor bảo tồn, gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. Cứ mỗi dịp Tết Ngã Rạ, năm mới, những chàng trai người Cor hào hứng trong không khí lễ hội với phần tấu tiếng chiêng vang vọng núi rừng. Những thiếu nữ Cor diện bộ váy thổ cẩm truyền thống uyển chuyển cùng điệu múa Cà đáo. Từ già làng đến các bạn trẻ đều say sưa với làn điệu Xà ru, A giới, tiếng kèn A máp, tiếng sáo Ta lía,... Để tiếng cồng chiêng mãi ngân vang, các già làng người Cor ở Trà Bồng tìm cách sưu tầm, gìn giữ bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc mình. Nhiều năm qua, già Hồ Ngọc An, ở xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng đã truyền lửa cho lớp trẻ người Cor cách tấu chiêng, chơi các loại nhạc cụ, lưu truyền các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống…:“Tôi là người trực tiếp truyền dạy cho các cháu cách đánh chiêng và các loại nhạc cụ khác. Đặc biệt là cách đấu chiêng. Tiếng chiêng của người Cor không thể mất được bởi vì nó là linh hồn của người Cor .”

Anh Hồ Văn Phi ở xã Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, mấy năm nay, các bạn trẻ rất hào hứng học cách đánh cồng chiêng, múa cà đáo, học hát dân ca: “Em thấy văn hoá dân tộc mình rất hay, rất thích. Em muốn học hỏi để bảo tồn bản sắc văn hoá của người Cor mình. Các bác dạy bọn em học được nhiều làn điệu. Sau này, em cố gắng học để hướng dẫn lại cho các bạn đoàn viên thanh niên.”

Ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, ngoài cồng chiêng, đồng bào Ca Dong còn tự hào về các tiếng đàn Kloong vút, Vrook, Vrook tru, Krâu và các làn điệu Ta lêu, Ra nghế, Dê ô dê… Với người Ca Dong, người Hre hay người Cor ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi, cái chiêng, cái kèn, cây đàn, cây sáo, đều có “linh hồn” riêng. Riêng cồng chiêng như vật linh thiêng trời ban, là vật quý của dân làng. Chiêng được cất giữ cẩn trọng trong nhà, chỉ đem ra sử dụng khi có lễ trọng, ngày vui của dân làng. Trước khi sử dụng, bà con thường tổ chức cúng “hồn chiêng”. Mỗi khi tiếng chiêng vang lên mang theo lời cầu xin thần linh phù trợ những điều tốt đẹp, che chở cho dân làng bình an, ấm no.

Ngày nay, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập nhiều câu lạc bộ dạy đánh chiêng, hát dân ca, dân vũ, chế tác và chơi các loại nhạc cụ truyền thống. Theo đó, tiếng chiêng, tiếng đàn, các làn điệu dân ca mãi ngân vang giữa núi rừng. Những giá trị di sản văn hoá của đồng bào vùng cao được lưu truyền, quảng bá rộng rãi, và được công chúng biết đến nhiều hơn thông qua các hoạt động trình diễn, lễ hội gắn với du lịch cộng đồng. Chị Trần Thị Thu Thảo, ở thành phố Quảng Ngãi rất thích thú khi được vui Tết Ngã rạ với các hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian truyền thống của người Cor: “Đây là lần đầu tiên em tham gia lễ hội của người Cor. Em cảm thấy rất hào hứng và vui vì có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức và trải nghiệm những điều trước đây mình chưa biết.”

Tỉnh Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi với kho tàng văn hoá truyền thống phong phú của các dân tộc Hre, Cor, Ca Dong… Thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai các đề án khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào vùng cao. Ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Nghệ thuật trình diễn Chiêng Ba của người Hre và nghề dệt thổ cẩm Làng Teng, xã Ba Thành được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia, mở ra cơ hội mới cho địa phương phát triển du lịch: “Giai đoạn 2023 – 2025, ngoài việc bảo tồn và phát triển văn hoá còn gắn với phát triển du lịch. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Địa phương cũng đã bố trí một phần kinh phí từ ngân sách huyện và từ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương để tôn tạo lại các nhà sàn, mở thêm nhiều lớp dạy nghề, sưu tầm, phát triển những giá trị truyền thống của bà con Hre đã bị mai một.”

Cứ hai năm một lần, hàng trăm nghệ nhân các dân tộc Hre, Cor, Ca Dong ở các huyện miền núi lại tụ họp tại Liên hoan cồng chiêng, đàn, hát dân ca và hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi. Những thanh âm độc đáo của cồng chiêng, các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc thiểu số được dịp phô diễn, ngân vang. Tất cả cùng hoà quyện, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em và cùng nhau gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc./.

Vinh Thông-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC