Đha nuôr lâng pr’zớc da dêr! Đhị bêl apêê đhr’niêng cr’bưn âng bấc c’bhúh acoon ma nứih xoọc r’dợ bil pật ting c’moo c’xêê, nắc đha nuôr Vân Kiều n’đắh tây tỉnh Quảng Nam công dzợ bơơn zư đớc bấc râu c’léh văn hóa liêm pr’hay la lay. Muy cóh bấc c’léh văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr cóh đâu nắc đhr’niêng xay xơ ma nứih. Bhiệc xay xơ âng ma nứih Vân Kiều cóh Quảng trị căh muy nắc bh’rợ chr’nắp âng pr’loọng đong, tô gộ nắc dzợ bêl đoọng pa zêng vel bhươl đh’rứah bhui har. Ting đhr’niêng âng ma nưih Vân Kiều, pay k’điêl nắc z’lấh pêê chu xay.
Ting t’coóh Hồ Viết Hạnh, c’moo đâu 65 c’moo, ặt cóh khóm Làng Cát, thị trấn Krông Klang, tỉnh Quảng Trị, ma nứih Vân Kiều buôn moon “ Pân jứih pậ c’rơ đhiệp choom pay k’điêl, pân đil đhiệp bhriêl pay k’díc”. Xang muy cr’chăl chơớc t’bơơn nưl, pân jứih pân đil Vân Kiều nắc crêê loom, chô xay trúih lâng ca conh ca căn mị n’đắh đoọng ra văng bhiệc xay xơ. Ting đhr’niêng âng ma nứih Vân Kiều, pay k’điêl nắc z’lấh 3 chu xay. G’lúh tr’nơợp nắc xơ; g’lúh bơr nắc xay; g’lúh pêê nắc pa đắh. Z’lấh pêê chu xay nắc anhi p’niên n’nâu bơơn xay moon nắc díc điêl. Cóh bhiệc xơ âng ma nứih Vân Kiều cóh chr’hoong Đakrông, đong pân jứih nắc choom đơơng âng zấp pa nooi tước đong pân đil pa zêng zên, ( prạ nén), p’nang a bá, gọ, dăng,… Cóh đêếc, chr’nắp bhlâng nắc pêê bêệ gọ đồng, muy bêệ bhoọt lâng hắt bhlâng nắc 3 nén prặ. Ha dang zấp đợ pa nooi n’nâu, pân jứih vêy choom zước xay pân đil. T’coóh Hồ Viết Hạnh xay moon:“ Ađoo n’jứih bơơn ta xay n’nâu k’dhơợng bhoọt nắc tu moon trúih c’lâng lướt a đoo n’jứih n’nâu vêy đươi bhoọt đoọng zêl prúh a bhuy mốp. Bêl a đoo dzoóc moọt ooy đong pân đil, bơr têy ha mệ gọ đồng t’gơn pêê bệ lâng n’gơơng đớc ca căl bêệ bhoọt đhị luônh lâng bh’dzang dzoóc 7 cắh cậ 9 bha nơớc a loong, a đoo n’jứih n’nâu cắh choom k’đhơợng ooy ị. Ha dang a đoo mặ dzoóc moọt tước ooy đong nắc choom năl, a đoo n’jứih n’nâu dhiệp xrông pậ, vêy đhêêng c’rơ đoọng zư lêy lâng x’mir đoọng ha pr’loọng đong k’tứi âng đay.”
Xang bhiệc xơ dâng 1 tuần cắh cậ muy c’xêê, đha nuôr nắc tơợp bhrợ bhiệc xay. Ma nứih Vân Kiều buôn chơớih pay zờ ha bu đoọng chô đơơng ma mai ooy đong tu ting cơnh đha nuôr moon, nâu bêl nắc cr’chăl apêê a bhô dang cơnh dang k’ruung, đác, dang zấp râu… chô lâng vel bhươl. N’đắh đong n’jưih tước pay ma mai vêy ặt bhui har đh’rứah lâng đong pân đil toong ha dum. G’lúh đơơng chô ma mai, n’đắh đong n’đil vêy k’đươi tơợ 12 tước 20 pân đil c’mâr mr’đoo dur lâng a đoo n’đil ting pấh đơơng; n’đắh đong pân jứih công k’đươi 12 tước 20 cha nắc đha đhâm mr’đoo dur lâng a đoo n’júih tước. Tr’coó xa nul đhưng xí r’rộ r’răm…
Chô tước đong k’díc, a đoo n’đil nắc bh’dzang moọt ooy p’loọng bha lâng. Đhị m’pâng a loong, ma nứih Vân Kiều đớc muy c’cọ đhêl đoọng a nhi díc điêl t’mêê đợơ, xang n’nắc a đoo n’đil nắc dzợ bhrợ đhr’niêng chúh ta pêếh nắc vêy moon ma mai đong n’nắc. t’coóh Hồ Viết Hạnh đoọng năl:“ Đhr’niêng bh’rợ chúh ta pêếh bơơn bhrợ têng cóh đong, a đoo n’đil n’nâu k’đhơợng bhoọt c’chúh ooy ta pêếh. ting cơnh ma nứih Vân Kiều moon, nắc muy choom c’chúh ooy ta pêếh a năm, cắh choom c’chúh đhị lơơng. Bh’rợ n’nâu đơơng cr’noọ xa nay nắc pân đil n’nâu vêy nắc c’la âng ta pêếh n’nắc, bh’rợ z’zêệ pa bhrợ vêy bơơn a đoo n’đil n’nâu k’đhơợng bhrợ.”
Xang bêl bhrợ têng xay xơ, đhr’niêng pa đắh vêy bơơn bhrợ têng moọt muyt cr’chăl ting cr’đơơng ooy pr’đơợ kinh tế âng đong k’díc. Pa đắh nắc đoo pr’lứch cóh bh’rợ xay xơ ma nứih âng đha nuôr Vân Kiều. Ting đha nuôr Vân Kiều cóh chrhoong Đakrông, pa đắh nắc tu bhiệc ga mắc bhlâng cóh pêê chu xay. Cóh pa đắh n’đắh đong n’jứih đoọng muy p’nong t’rí lâng bấc a tứch a óc; đong n’đil nắc ra văng pr’ộm, beng kẹo, ch’nêếh ch’na… Cóh pa đắh, ma nứih Vân Kiều ra văng hắt bhlâng nắc 10 zong a vị, 12 tước 20 bêệ bh’lác. T’mooi bơơn k’đươi nắc pa zêng vel ping dúp, vel âng a đoo njứih lâng n’đil. Nâu đoo bơơn lêy chr’nắp bhlâng cóh bh’rợ xay xơ âng đha nuôr Vân Kiều. Pa đắh bơơn đong n’jứih n’đil ra văng liem ta níh bhrợ têng cóh prang 1 t’ngay ha dum. Nghệ nhân Pạ Dương, 77 c’moo, ặt cóh vel Tà Rẹc, chr’val ba Nang xay moon, bấc ngai pr’đơợ zr’nắh k’đháp nắc bêl n’niên ca coon váih cha chau công cắh âi mặ bhrợ pa đắh:“Ha dang cắh âi bơơn bhrợ têng bhiệc pa đắh n’nâu, a đoo n’đil lướt bơơn k’díc bêl chô ooy đong a conh a căn đay cắh choom dzoóc ooy đong, nắc muy ặt cóh a loong. N’đhơ aconh a căn k’ay hay cắh ma mông công cắh choom dzoóc ooy đong. Ha dang cắh pr’đoọng pay k’díc đha rựt bhlâng nắc công pr’ngâu chô ặt đhị a loong đong, cắh choom dzoóc ooy đong.”
Cóh tr’pay díc điêl âng đha nuôr Vân Kiều doó bool ngai tr’pay bêl cắh âi zấp c’moo. Pân đil hắt bhlâng nắc bơr zệt c’moo veye choom pay k’díc, tu đha nuôr moon, pân đil choom dưr pậ pa bhriêl, zấp c’rơ, năl pa bhrợ ta têng cóh pr’loọng đong nắc vêy k’điêl choom. T’coóh Pạ Dương đoọng năl, bêl ahay pân jứih Vân Kiều n’đhơ âi vêy k’điêl n’đhơ cơnh đêếc công dzợ lướt cha ớh lâng pân đil. Âi chô n’đắh ha rêê, k’díc đơơng âng muy ch’đhung, ka tiêu đơơng p’nang, hot, khèn, a luốt, apêê tr’coó xa nul lướt cha ớh. Apêê pân đil vân Kiều bêl ahay công chríh, n;’đhơ năl k’díc đay lướt cha ớh lâng pân đil n’lơơng nắc công ra văng zấp râu đoọng ha k’díc đơơng âng. T’coóh Pạ Dương xay moon, bêl ahay, luật vel bhrơợng bhlâng. Ngai vớh ma nứih âi vêy k’díc buôn crêê ta toom muy p’nong t’rí. Doó buôn dưr váih pay bấc k’điêl, cắh cậ tr’lơi t’jợ, nắc muy ha dang díc điêl n’nắch cắh vêy ca coon a nại: “Záp ha dum lướt cha ớh, n’đhơ cơnh đêếc doó bool ngai pay p’xoọng k’điêl. Lâng pa bhlâng nắc, doó vêy n’đil c’mâr n’đoo váih ặt k’đháp. Ha dang ai bhrợt t’niết nắc buôn ta toom đoọng ha vel pa zêng: 1 p’nongt’rí bhoóc, 1 p’nong t’rí tăm, 1 p’nong a óc bhoóc, muy p’nong a óc tăm, 1 p’nong a tứch a loóc, 1 p’nong a tứch a ác… ha dang cắh vêy mặ bơơn mơ đêếc nắc buôn chọ bhrợ cơnh lơơng. Tu cơnh đêếc lướt cha óh nắc muy b’boóch r’rooi, vơ’vợ x’xách a năm.”
T’piing lâng a hay, đhr’niêng xay ma nứih Vân Kiều âi bơơn brhợ bhr’lậ. n’đhơ cơnh đêếc râu văn hóa ty đanh cóh bh’rợ xay công bơơn đha nuôr t’bhlâng zư đớc, chroi đoọng bhrợ pa liêm p’xoọng ha văn hóa âng pa zêng acoon ma nứih Việt Nam./
TỤC CƯỚI CỦA NGƯỜI VÂN KIỀU
LẤY MỘT VỢ CƯỚI 3 LẦN
(A lăng Lợi)
Trong khi các phong tục, tập quán của nhiều dân tộc đang bị mai một dần theo thời gian, thì đồng bào Vân Kiều ở phía tây tỉnh Quảng Trị vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc riêng có. Một trong những nét văn hóa độc đáo của bà con nơi đây là tục cưới hỏi. Lễ cưới của người Vân Kiều ở Quảng Trị không chỉ là một việc trọng đại trong gia đình, dòng họ mà còn là dịp để cả bản làng chung vui. Theo tục lệ của người Vân Kiều, lấy vợ phải trải qua ba lần cưới.
Theo ông Hồ Viết Hạnh, năm nay 65 tuổi, ở khóm Làng Cát, thị trấn Krông Klang, tỉnh Quảng Trị, người Vân Kiều thường có câu “Con trai lớn đủ tuổi phải lấy vợ, con gái lớn đủ tuổi khôn gả chồng”. Sau một thời gian tìm hiểu, trai gái Vân Kiều phải lòng nhau thì báo với gia đình 2 bên để chuẩn bị lễ cưới. Theo tục lệ của người Vân Kiều, lấy vợ phải trải qua ba lần cưới. Lần thứ nhất, bà con gọi là đám hỏi; lần thứ 2 là đám cưới và lần thứ ba gọi là đám khơi. Phải trải qua ba lần tổ chức cưới thì đôi trẻ mới được công nhận là vợ chồng. Trong đám hỏi của người Vân Kiều ở huyện Đakrông, bên nhà trai phải mang đầy đủ sính lễ đến nhà gái, gồm tiền (bạc nén), trầu cau, nồi, nia,... Trong đó, quan trọng nhất là nồi đồng loại bộ ba, một cây kiếm (gươm) và ít nhất có 3 nén bạc. Nếu đầy đủ các lễ vật này, người con trai mới được phép cưới cô gái. Ông Hồ Viết Hạnh giải thích:“Chú rể cầm gươm với quan niệm rằng trên dọc đường đi người con trai sẽ dùng thanh kiếm đó để trừ ma diệt quỷ. Khi anh lên nhà con gái, chú rể hai tay bưng bộ nồi ba bằng đồng và phía trên đặt thanh kiếm để ngang bụng và bước lên sàn nhà qua 7 bậc hoặc chín bậc thang chú rể không được vịn vào đâu. Nếu mà anh có thể đi lên được chứng tỏ là chàng trai này đủ chững chạc, đủ sức mạnh để bảo vệ và che chở cho gia đình nhỏ của mình.”
Sau đám hỏi khoảng một tuần hoặc một tháng, bà con bắt đầu tổ chức đám rước dâu. Người Vân Kiều thường chọn buổi chiều để rước dâu vì theo quan niệm của bà con, đây là thời khắc các vị thần linh như Thần sông, Thần suối... về với dân bản. Họ nhà trai đến rước dâu sẽ ở lại vui cùng nhà gái suốt đêm. Đám rước dâu, bên nhà gái sẽ mời từ 12 đến 20 cô gái chưa chồng cùng trang lứa với cô dâu tham gia đưa dâu; Bên nhà trai cũng mời từ 12-20 chàng trai cùng trang lứa với chú rể đến rước cô dâu. Kèn trống chiêng nổi lên rộn ràng, tưng bừng…
Về đến nhà chồng, cô dâu phải bước vào cửa chính. Ngay giữa cầu thang, người Vân Kiều đặt sẵn một phiến đá để cô dâu chú rể dậm chân lên, sau đó cô dâu phải trải qua tục đạp đất (chúh ta pêếh) mới được công nhận là dâu của nhà trai. Ông Hồ Viết Hạnh cho hay:“Lễ đạp đất được tổ chức trong ở trong nhà, người con dâu mới cầm thanh kiếm cắm xuống bếp lửa gọi là tục đạp đất. Theo quan niệm của người Vân Kiều, chỉ được cắm xuống bếp không được cắm chỗ khác. Lễ này mang ý nghĩa là cô gái đó sẽ là chủ của căn bếp đó, công việc nội trợ sẽ được cô con dâu đó đảm nhiệm chính.”
Sau khi hoàn thành đám hỏi và đám cưới, đám khơi sẽ được tổ chức vào một thời gian tùy theo vào điều kiện kinh tế của nhà chồng. Đám khơi là đám kết thúc các lễ nghi trong tục cưới của đồng bào Vân Kiều. Theo bà con Vân Kiều ở huyện Đakrông, đám khơi là đám to nhất trong 3 lần cưới. Trong đám khơi bên nhà trai nộp một con trâu và một số heo, gà; nhà gái chịu đồ uống, bánh kẹo, gạo thóc… Trong đám khơi, người Vân Kiều chuẩn bị ít nhất chục gùi bánh nếp, 12 đến 20 cái bánh giầy để đãi khách. Khách mời trong đám khơi rất đông, thường là toàn bộ dân làng của cả chú rể và cô dâu. Đây được xem là đám quan trọng nhất trong tục cưới của bà con Vân Kiều. Đám khơi được nhà trai, nhà gái chuẩn bị rất chu đáo và tổ chức suốt 1 ngày đêm. Nghệ nhân Pạ Dương, 77 tuổi, ở thôn Tà Rẹc, xã Ba Nang chia sẻ, nhiều người do điều kiện gia đình khó khăn nên khi đẻ con sinh cháu vẫn chưa làm được đám khơi: “Nếu chưa được tổ chức đám khơi này, người con gái đó khi về nhà bố mẹ mình không được lên sàn nhà mà chỉ được ở dưới gầm sàn. Vì chưa làm hết tục cưới. Cho dù bố mẹ có đau ốm, hay chết đi chăng nữa thì người con gái đó cũng ở dưới, hoặc sang nhà hàng xóm ở nhờ. Chẳng may lấy trúng chồng nhà nghèo thì cũng chịu cảnh khi về nhà bố mẹ mình chỉ ở dưới đất hỏi han, không được phép leo lên sàn nhà.”
Trong hôn nhân của đồng bào Vân Kiều không bao giờ xảy ra trường hợp tảo hôn. Con gái ít nhất phải hai mươi tuổi mới lấy chồng, bởi bà con quan niệm, cô gái phải khôn lớn, đủ sức khỏe, biết làm lụng công việc trong gia đình mới là cô dâu tốt. Ông Pạ Dương cho biết: ngày xưa, người đàn ông Vân Kiều dù đã có vợ rồi nhưng vẫn đi tán gái bình thường. Cứ buổi chiều đi làm về, người chồng mang một túi, trong túi đựng trầu cau, thuốc lá, khèn, sáo, các loại nhạc cụ dân tộc đi tán gái. Các phụ nữ Vân Kiều ngày trước cũng lạ, mặc dù biết chồng đi tán gái mà vẫn chuẩn bị đầy đủ các thứ đó để chồng mang đi. Ông Pạ Dương chia sẻ, trước đây luật làng nghiêm ngặt lắm. Người nào chọc ghẹo người đã có chồng phải đền cho gia đình đó một con trâu. Ít khi xảy ra trường hợp lấy nhiều vợ, hoặc ly hôn, chỉ trừ trường hợp đôi vợ chồng không có con cái:“Đêm nào cũng đi chơi, nhưng không bao giờ lấy thêm vợ. Và đặc biệt nhất là không có cô gái nào có bầu. Nếu ai mà phạm luật sẽ bị phạt nặng bao gồm: nộp cho làng 1 con trâu đen, 1 con trâu trắng, 1 con lơn đen, 1 con lợn bạc, 1 con gà đen, 1 con gà bạc…. nếu như anh không đền được thì sẽ bị trói và cả làng xử. Cho nên đi chơi chỉ giới hạn hát hò, chọc ghẹo thôi.”
So với trước đây, tục cưới của người Vân Kiều đã được cải tiến nhiều. Dù vậy, nét văn hóa truyền thống trong cưới hỏi vẫn được bà con nỗ lực giữ gìn, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam./.
Viết bình luận