Đong ắt âng acoon cóh Nùng
Thứ sáu, 00:00, 08/07/2016

       Zap acoon coh zeng vey động at ty đánh ẳng acoon coh day. Động tý đánh ẳng acoon coh Nưng cũng vey râu chr’nap laliem lalay. Coh c’nát t’ruih Văn hóa dhi noo hee acoon coh t’ngày đầu, ạ hee nấc đh’ruah cheec lêy nal dah động at ang acoon coh Nùng.

                     

      Ma nuýh Nùng buôn ắt đhị đong đhr’rơơng, đong ta bhrợ m’pâng đhr’rơơng- m’pâng k’tiếc lâng vêy đhị nắc đhanuôr bhrợ têng đong k’tiếc. Đong đhr’rơơng nắc đoo đong ắt ty đanh bhlầng. Ma nuýh Nùng buôn chóh đong ắt đhị a ral dading, đhị zr’lụ vêy bấc n’loong n’kuông, tu cơnh kinh nghiệm âng đhanuôr, đhị vêy bấc n’loong nắc doó lấh hr’kấh hr’lang k’tiếc. Ting cơnh j’niêng âng ma nuýh Nùng, đong ắt nắc lêy đắh Nam, đhị vêy pleng k’tiếc áih liêm, pậ bhứah lâng oó bhrợ pr’loọng đong ta zâng lâng da ding k’coong, k’ruung tâm cắh cợ pazêng bh’nụ n’loong n’kuông vêy cơnh đhang đơ chríh lạ.

            Ting cơnh ma nuýh Nùng da ding zâng lâng pr’loọng đong nắc ma nuýh cóh đong buôn lưm bhrêy tắh, ha dợ bh’nụ n’loong vêy đhang cơnh a đhắh dzăm đơ huông nắc bh’năn băn buôn váih pr’lúh cr’ay, bil bal bấc. Ma nuýh Nùng kiêng ắt mamông đhị đhăm k’tiếc, da ding k’coong pậ bhứah, tu cơnh đếêc nắc đong dhr’rơơng zêng ta bhrợ lâng n’loong, am, cr’đe lâng đhiêr đong nắc vêy g’roong groong, vêy bhươn chóh bhơi ra véh. T’coóh Lương Văn Thiết, ma nuýh pa chắp vêy văn hoá acoon cóh, bh’rợ đhị Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, đoọng năl: “ đong đhr’rơơng âng ma nuýh Nùng zăng pậ, bhứah, vêy 6-8 bệê t’no;, đong vêy bấc gian, lâng ting số laléh cơnh số 5, 7 cắh cợ 9 gian, lêy ting pr’loọng đong bấc- bứi ma nuýh. Zập bêl bhrợ gian đong zêl số laléh, tu cơnh ma nuýh Nùng moon, gian đong số laléh nắc đong đoọng ha ma nuýh ma mông ắt, ha dợ đong vêy gian đơ rúp nắc đoọng ha đong a bhuy, lâng p’rang dzoóc ooy đong cung bhrợ laléh 7-9 căh cợ 11 bệê”.

                           

            Cơnh ắt tớt, ma mông cóh đong đhr’rơơng âng ma nuýh Nùng nắc zêng mr’cơnh, đắh dứp đong đhr’rơơng nắc đhị băn bh’năn, đhị apêê pân đil tớt t’taanh  n’đooh a doóh, nắc đhị apêê pân jíưh ta ciêr a chịi chuung… Tầng piing bơơn ta g’lọp lâng ta’clắh n’loong, bơơn pác 2 zr’lụ, zr’lụ đoọng hân pân đil lâng zr’lụ đọong ha pân jứih. Đắh nguôi nắc đoọng ha pêê pân jứih, nắc đhị đớc bàn thở a bhô dang, đhị ắt âng c’la đong, ca coon n’jứih cắh ơy vêy k’điêl lâng cung nắc đhị pa ặt t’mooi. Đắh c’lọong nắc đhị ắt âng apêê pân đil lâng gian za nệê. Cóh gian za nệê vêy bàn thờ bhuốih bà Mụ. J’niêng bhuốh bà Mụ nắc đọong zước nhăn râu chợơ chiing, p’niên cóh đong bơơn c’rơ liêm.

            Bêl xay moon tước kiến trúc đong ắt âng ma nuýh Nùng, nắc lêy dáp tước đong ta bhrợ lâng k’tiếc âng đhanuôr Nùng cóh zr’lụ k’noong k’tiếc tỉnh Lạng Sơn. Đong ta bhrợ lâng k’tiếc vêy 2 cơnh, muy cơnh đong nắc đoọng ắt mamông lâng muy cơnh nắc đớc đong “ Pháo đài”. Bơr cơnh đong nâu ơy vêy tợơ lang a hay patệêt lâng j’niêng cr’bưn âng đhanuôr acoon cóh Nùng cóh đâu. T’coóh Hoàng Văn Pào, cán bộ văn hoá âng tỉnh Lạng Sơn, đoọng năl: “ Đong ta bhrợ lâng k’tiếc nắc pay pr’đươ pr’dua bhrợ têng zêng đhị đếêc, bhrợ lâng k’tiếc, bhơi k’tang, n’jăng lâng chr’tốp âng ngói âm dương. Đong vêy za đêl ta bhrợ lâng k’tiếc, za đêr cợơng 50-70cm, đươi cơnh đếêc nắc đong ắt liêm mâng bhlầng, mặ đanh tước lấh k’ha riêng c’moo”.

            Dứp bha nên đong nâu bơơn ra pặ đhêl kiêr bhlầng, tu cơnh đếêc nắc mặt zâng h’lệêng lâng nhâm mâng bhlầng. Đong k’tiếc bơơn ta bhrợ tợơp dứp tếh ooy piing. Đọong bhrợ apêê za đêr, k’tiếc u tệêt bơơn luúc nhar bhlầng lâng n’tóh ooy khuôn n’loong, xang đếêc nắc pay n’je clóh pa tước bêl u tệêt mâng. Bhrợ za đêr k’tiếc nắc lêy bhrợ 7 chu k’tiếc đhị khuôn, xang clang nâu tước clang tốh. T’nol âng đong nắc vêy 4 bệê, chóh pa mâng đhị 4 n’đắh nhâm mâng đoọng chr’tốp bha bhung đong. Pazêng n’loong chr’léh bhrợ váih râu nhâm mâng đoọng ha bha bhung đong. Đong bhrợ têng cơnh đâu nhâm mâng pa bhlầng, k’bớch, ngăn đhị hân noo hca cệêt, đh’hư mát đhị hân noo chr’noọng.

            Ha dang đong k’tiếc vêy 1 tầng liêm buôn đoọng ha ắt tớt, nắc đong  “ Pháo đài” nắc cơnh bhrợ pa zưm bhlưa đong k’tiếc lâng đong đh’rơơng. Tu cơnh đếêc, đong “ Pháo đài” vêy 2 tầng âng đơơng kiến trúc liêm cha chríh, lêy đui cơnh lô cốt. Lalăm a hay đhanuôr bhrợ têng đong cơnh đâu nắc đoọng cha groong a rọp a bhuy, zêl apêê t’tông k’roóch. Za đêr k’tiếc cợơng ( 40-60cm) nắc dzợ mặ zêl đạn chr’rắh. Cóh za đêr vêy bhrợ bọong đoọng buôn lêy đắh nguôi. Đong “Pháo đài” vêy bấc gian, gian nâu choom lêy gian tốh, cắh vêy râu clợơng. Tầng bơr âng đong “ Pháo đài” nắc đhị đoọng thờ bhuốih, pr’loọng bhlầng nắc đoọng đh’hấc p’răng đoọng ang zập ooy, dzọong đhị đâu choom lêy đhiêr đong ắt. Đhiêr đong vêy g’roong groong nhâm mâng lâng pazêng clang đhêl bơơn r’pặ bhrợ nhâm mâng, đương zêl- cha groong đhị bêl apêêa rọp, a bhuy moọt, ha dang apêê moọt nắc đhêl tập ha cập zêng.

            K’ha riêng c’moo ơy z’lấh, bấc đhr’nong đong k’tiếc âng ma nuýh Nùng đhị apêê chr’hoong da ding k’coong Lạng Sơn nhâm mâng ting c’xêê c’moo lâng nắc dzợ zư liêm râu chr’nắp laliêm pr’hay râu ty đanh. Pazêng c’moo đăn đâu, bấc t’mooi du lịch, apêê chụp ảnh tước l’lêy chụp ảnh, xrắ đớc, chụp đớc pazêng hình ảnh pazêng đhr’nong đong laliêm pr’hay, muy chr’nắp văn hoá ty đanh cóh pr’ắt tr’mông liêm t’mêê âng lang nâu kêi./.

 

NHÀ Ở CỦA DÂN TỘC NÙNG

 

          Bà con và các bạn thân mến! Mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình. Ngôi nhà truyền thống của người Nùng cũng có nét độc đáo riêng biệt. Trong tiết mục Văn hoá dân tộc anh em hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Nhà ở của dân tộc Nùng.

                             

 

         Người Nùng thường ở nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và ở một số nơi đồng bào ở nhà trình tường. Nhà sàn là kiểu nhà truyền thống. Người Nùng thường chọn vị trí dựng nhà ở sườn đồi, ở khu vực có nhiều cây cối, vì theo kinh nghiệm của đồng bào, nơi có nhiều cây cối thường không bị sạt lở đất. Theo phong thuỷ của người Nùng, nhà ở phải hướng về hướng Nam, nơi có cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi và nhà không nên có cửa trông ra núi non, sông ngòi hay những bụi cây có hình thù kỳ lạ.

        Người Nùng cho rằng mỏm núi như hình mũi tên hướng vào nhà thì mọi người hay gặp tai nạn, còn những bụi cây có hình thù của thú dữ sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi bị dịch bệnh, mất mát. Người Nùng sống gần gũi với thiên nhiên và thích ở nơi rộng rãi, nên nhà sàn được làm hoàn toàn bằng gỗ, tre nứa và xung quanh nhà thường có hàng rào, vườn rau.  Ông Lương Văn Thiết, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc, công tác tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, cho biết: "Nhà sàn của người Nùng khá to, rộng, thường có 6-8 cột, nhà có nhiều gian thường được chia theo số lẻ có thể là 5, 7 gian  hay 9 gian, tùy theo quy mô gia đình. Nhưng số gian bao giờ cũng là số lẻ vì người Nùng cho rằng nhà có số gian lẻ là nhà cho người sống, còn số chẵn chỉ khi  xây nhà mồ cho người chết và số bậc cầu thang lên nhà sàn cũng phải là số lẻ 7-9 hay 11 bậc".

                      

          Mặt bằng sinh hoạt trong nhà sàn của người Nùng cơ bản là giống nhau, phần dưới sàn là nơi nuôi gia súc, nơi phụ nữ nhuộm vải chàm và là chỗ đàn ông mài dao, sửa nông cụ. Các gian trên tầng sàn được ngăn bằng các vách gỗ, được chia thành 2 khu rõ rệt dành cho nam và nữ. Phần ngoài dành cho nam giới, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ở của chủ nhà, con trai chưa vợ và cũng là nơi tiếp khách. Phần bên trong là nơi sinh hoạt của phụ nữ với gian bếp. Trong gian bếp của người Nùng bao giờ cũng có bàn thờ cúng bà Mụ. Tập quán cúng bà Mụ để cầu cho sự sinh sôi nảy nở, trẻ con trong nhà được khoẻ mạnh. 

         Khi nhắc đến kiến trúc nhà ở của dân tộc Nùng, còn phải kể đến kiểu nhà trình tường của đồng bào Nùng ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn. Nhà trình tường có hai kiểu, một kiểu nhà để sinh sống, sinh hoạt bình thường và một kiểu nhà nữa gọi là nhà“ Pháo đài”. Hai kiểu nhà này có từ lâu đời gắn với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Nùng nơi đây.Ông Hoàng Văn Páo, cán bộ văn hoá của tỉnh Lạng Sơn, cho biết: "Nhà trình tường được xây hoàn toàn bằng các loại vật liệu tại chỗ, bằng đất, cây cỏ, rơm rạ và lợp ngói âm dương. Nhà trình tường có tường làm bằng đất sét đất nện trộn, dùng chày vồ đập nện, tường dày từ 50-70 cm, nên ngôi nhà rất kiên cố, có khi tồn tại hàng trăm năm".

                           

           Móng nhà trình tường được xếp đá khít nên chịu lực và chắc chắn. Nhà trình tường được xây từ dưới xây lên. Để làm các bức tường, đất sét được trộn nhuyễn đổ vào các khuôn gỗ, sau đó dùng chày đập cho đến khi tạo thành khối vững chắc. Làm tường trình phải có 7 lần đất đổ vào khuôn, làm hết lớp này thì làm lớp khác. Trụ nhà ở bốn góc là bốn cây gỗ to chịu lực cho cả ngôi nhà. Hệ thống xà ngang, xà dọc tạo thành khối vững chắc đỡ cho mái nhà. Nhà làm theo kiểu này có kết cấu bền vững, tiết kiệm, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.  

         Nếu nhà trình tường một tầng thuận tiện cho các sinh hoạt bình thường, thì kiểu nhà” Pháo đài” là có sự kết hợp giữa nhà đất và nhà sàn. Bởi vậy nhà “ pháo đài” thường có 2 tầng mang kiểu kiến trúc lạ, trông như những lô cốt. Trước đây đồng bào xây dựng kiểu nhà này để phòng giặc giã, chống trộm cướp. Tường nhà trình bằng đất dày (40–60 cm) còn có tác dụng để chống đạn. Trên tường còn đục nhiều lỗ châu mai. Nhà “Pháo đài” có  nhiều gian, gian này thông với gian kia. Tầng hai của nhà pháo đài là nơi thờ cúng tổ tiên , cửa chính giữa đón ánh sáng toả khắp phòng, đứng từ đây có thể quan sát toàn bộ không gian trước nhà. Phía trước những ngôi nhà pháo đài còn có hàng rào chắc chắn với giàn đá tảng rất chắc, phòng khi có giặc cướp lập tức bị giá đá đổ ập xuống.

          Hàng trăm năm trôi qua, nhiều ngôi nhà trình tường của đồng bào Nùng ở các huyện vùng cao Lạng Sơn tồn tại vững chãi theo thời gian và vẫn giữ được vẻ đơn sơ, mộc mạc. Những những năm gần đây, rất nhiều khách du lịch, các nhà nhiếp ảnh đã đến tham quan chụp ảnh, ghi lại hình ảnh những nếp nhà độc đáo, một nét đẹp văn hoá cổ xưa giữa cuộc sống hiện đại.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC