Gu Bhla- Bh’rợ coóch boóc liêm pr’hay âng ma nứih Cor​
Thứ sáu, 00:00, 09/09/2016

 

      Cóh bhiệc bhan đắh t’rí âng ma nứih Cor cóh chr’hoong da ding ca coong Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, lấh đhị tơơm x’nur, Gu Bhla nắc công chr’nắp bhlâng. Nâu đoo nắc 2 bh’rợ coóch boóc cắh choom cắh vêy cóh bhiệc bhan đắh t’rí âng đha nuôr. Gu Bhla bơơn apêê ma nứih z’hai g’lăng Cor pa cắh têy coóch boóc liêm pr’hay cơnh lâng pr’chắp nắc đoọng ca văr đợ râu pr’đoọng pr’đhooi, liêm crêê ta luôn tước lâng vel bhươl, lâng pr’loọng đong.

     Ting Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An, ma nứih Cor, ặt cóh vel 2 chr’val Trà Thuỷ, chr’hoong da ding ca coong Trà Bồng, bh’rợ coóch boóc Gu Bhla vêy tơợ đanh. T’coóh công cắh mặ hay bh’rợ coóch boÓc Gu Bhla âng đha nuôr đay tơợ bêl u vêy. N’đhơ cơnh đêếc, đhr’năng la lua đoọng lêy, cóh đhr’niêng âng ma nứih Cor, bhiệc bhan đắh t’rí nắc bhiệc bhan ga mắc bhlâng. Ha dang cơnh tơơm x’nur n’đoo xay moon tước bhrợ t’boọ Gu Bhla nắc đô tơơm x’nur ga mắc bhlâng, tu cơnh đêếc, âi bhrợ tơơm x’nur n’nắc nắc cóh đong nắc cắh choom cắh bhrợ Gu Bhla: “Cóh ping bol âng tơơm x’nur vêy 4 tầng, pa cắh đoọng ha clang plêêng, clang m’pâng lâng clang k’tiếc. Bhla ta luôn p’têệt lâng x’nur. A đoo ta t’boọ đớc cóh x’nur ga mắc nắc moon Bhla, ha dợ đoo ta dông đớc cóh đong nắc moon Gu. Ma nứih Cor buôn chơớih pay tơơm Bút, ma nứih Cor moon nắc tơơm Ôl- Gút đoọng bhrợ Gu Bhla. Nâu đoo nắc muy râu n’loong n’hil, bhoóc, l’boọt, xang bêl ta rắh bhrợ Gu đha nuôr nắc xút pr’hoọm tăm, đoọng đợ bêl coóc, boóc u tân léh x’rắ bhoóc…”

                         

     Gu vêy pa zêng: Gu Po, Gu Pây, Gu Cất. cóh đêếc, Gu Cất ( Gu plêêng k’tiếc) nắc Gu ga mắc bhlâng ta dông đhị m’pâng đong, ha dợ Gu Po, Pây dông n’đắh toor. Đhăm đhị dông Gu Pây ( Gu A dích) nắc ắt cóh piing pa cắh đoọng ha m’ma căn, Gu Po (Gu A bhướp) ặt cóh n’dúp pa cắh đoọng ha m’ma conh; nắc pa cắh râu dưr váih ma mông ting pr’chắp âng ma nứih Cor. Apêê đoo nắc bơơn p’têệt đh’rứah lâng muy bêệ t’clắh n’loong vuông cơnh muy t’crô cắh choom tr’pác tr’clắh. N’đắh a đai Gu Bhla dzợ vêy a chịm avang xoọc đhêr n’năng. Đha nuôr Cor pa bhlâng chắp lêy râu a chịm n’nâu, n’đhơ u k’tứi, n’đhơ cơnh đêếc cắh mơ k’pân đhị râu a chịm a đhắh ga mắc grơơ n’đoo cóh crâng bhơi cơnh nắc loom grơơ âng ma nứih Cor ta luôn dal a cọ, tíh hoong dưr z’lấh đhị zấp râu zr’nắh k’đháp, k’pân ga hớt. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An xay moon: “Acoon a chịm a vang nắc pa cắh râu loom grơơ âng muy zr’lụ, râu mặ zêl prúh a rập a bhuy, pa cắh đoọng c’rơ, loom grơơ lâng bơơn bhrợ c’la âng muy đhăm k’tiếc n’nắc. Tu ting ma nứih Cor, a coon a chịm avang n’đhơ k’tứi n’đhơ cơnh đêếc mặ zêl prúh c’bhúh a chịm ga mắc cơnh ca lang, ca lêêu, ga oo.”

     Gu Bhla zêng pa cắh đoọng ha bhô dang. Tu cơnh đêếc, bêl ra văng dông apêê Gu, ma nứih Cor công xơợng bhrợ apêê đhr’niêng cr’bưn cơnh bhuốih c’đhâng x’nur. Gu Bhla nắc đhị k’rong pa cắh muy cơnh liêm ghít zấp râu bh’rợ tr’nêng, zấp râu u vêy cóh plêêng k’tiếc. Tơợ piing xiêr ooy dúp liêm cạch đợ x’rắ  c’bhúh ma mông ma mêếh cóh a chịm a đhắh, n’loong n’cuông, k’ruung đác, mặt t’ngay, mặt bh’rương…. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An đoọng năl p’xoọng: Muy râu Gu nắc zêng đợ bh’nơơn liêm pr’hay âng apêê ma nứih Cor z’hai g’lăng, pa cắh pa dưr pr’ặt tr’mông zấp t’ngay đhị ma nứih Cor ặt ma mông lâng pr’chắp âng apêê đoo ooy a bhô dang, a bhuy a lụ, plêêng k’tiếc râu mâng loom lâng k’pân ga hớt…. “Gu ga mắc bơơn a pêê nghệ nhân coóch boóc zấp râu cóh đêếc tơợ crâng ca coong, đác k’ruung, a chịm a bríh, a đhắh a dzăm, n’loong n’cuông, bhơi k’tang, pa bhlâng nắc cắh choom cắh vêy tơơm zri. Pa cắh muy râu ma mông ma mêếh cóh mặt k’tiếc. Cóh ta la Gu n’nắc công vêy muy vel, vêy x’nur k’tứi, vêy t’rí…”

                           

     Cr’noọ cr’niêng âng ma nứih Cor bhrợ t’váih bh’rợ n’nâu nắc đoọng p’têệt acoon ma nứih vel bhươl đh’rứah muy ooy. A đoo bơơn đớc đhị liêm chr’nắp bhlâng âng đhr’nong đong đoọng zấp bêl ta bhrợ bhiệc bhan đắh t’rí, apêê nghệ nhân, t’mooi ma nứih tước giao lưu đh’rứah lâng c’la đong đợ bhr’ươr pr’hát Cà Lu, A lát. Cù lu ting cơnh moon âng đha nuôr Cor nắc đoọng bhuốih a bhô dang, c’lêng, ha dợ A lát nắc bh’ươr c’lâu. Apêê đoo xay trúih đoọng ha Dàng, đoọng đh’rứah ma xơợng ooy pr’ặt tr’mông, acoon t’rí, loom luônh âng pr’loọng đong lâng đợ râu apêê đoo âi z’lấh, ặt zâng. Gu Bhla buôn vêy 9 pa nóh, nắc muy cha nắc k’đhơợng k’ọp muy pa nóh rêên, c’lâu. Moon cơnh t’coÓh Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin chr’hoong da ding ca coong Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, Gu Bhla nắc muy bh’rợ coóch boóc liêm pr’hay bhlâng, la lay lâng apêê acoon cóh n’lơơng; Gu Bhla nắc đhị đoọng pa cắh đợ pr’hát xa nul pr’hay liêm âng ma nứih Cor. Gu Bhla choom lêy nắc đhị đoọng zư đớc đợ văn hoá ty đanh liêm pr’hay bhlâng âng đha nuôr: “Cơnh lâng ma nưíh Cor, vêy bơr bh’rợ pa bhlâng liêm chr’nắp cóh bhiệc bhan đắh t’rí. Nắc đoo x’nur đắh t’rí lâng Gu Bhla. Đhị đêếc đha nuoro choom pa cắh bhrợ đợ bhr’ươr pr’hát. Nắc đoo muy đhị buôn pa cắh pa zêng văn hoá, đhị k’rong bhrợ pa cắh đợ nghệ thuật văn hoá ty đanh âng dha nuôr Cor. Râu liêm pr’hay bhlâng âng Gu Bhla nắc râu k’rong pa zum liêm lứch pa zêng râu âng vêy cóh plêêng k’tiếc cóh bơr bh’rợ coóch boóch n’nâu.”

    Ngành Văn hoá Thông tin chr’hoong Trà Bồng âi lâng xoọc t’bhlâng xay bhrợ bấc c’lâng bh’rợ đoọng zư đớc lâng pa dưr văn hoá liêm pr’hay n’nâu cơnh lâng bhrợ bấc lớp đoọng ha pêê nghệ nhân pa choom đoọng coóch boóc ha lang p’niên. Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Quảng Ngãi công vêy chủ trương đơơng âng Gu Bhla moọt ooy bảo tàng, xay trúih cóh sách báo đoọng zấp ngai năl tước lâng ma chơớc năl; đh’rứah lâng p’too moon đha nuôr Cor, c’la bhrợ t’váih Gu Bhla zư đớc, cắh đớc bh’rợ liêm chr’nắp n’nâu bil pật./.

 

Gu Bhla- Công trình điêu khắc độc đáo của người Cor

(Alăng Lợi)

   Trong lễ hiến trâu của người Cor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, ngoài cây nêu ra, cây Gu Bhla đóng vai trò rất quan trọng. Đây là 2 công trình kiến trúc chính không thể thiếu trong lễ hiến trâu của đồng bào. Gu Bhla được các nghệ nhân Cor  trổ tài chạm khắc hoa văn tinh tế với tâm niệm để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp luôn đến với thôn bản, với gia đình.

                              

       Theo Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An, dân tộc Cor, thôn 2 xã Trà Thuỷ, huyện miền núi Trà Bồng, nghệ thuật điêu khắc Gu Bhla có từ lâu đời. Ông cũng không nhớ nổi nghệ thuật điêu khắc Gu Bhla của đồng bào mình có từ bao giờ. Nhưng thực tế cho thấy, trong tục lệ nguời Cor, lễ ăn trâu là lễ lớn nhất. Nếu như thể loại cây nêu nào mà đặt vấn đề tới Gu Bhla đó là thể loại cây nêu lớn nhất, cho nên, đã làm cây nêu đó thì trong nhà phải làm cây Gu Bhla. “Trong thượng tầng của cây nêu có 4 tầng lận, tượng trưng cho tầng đất, 2 tầng giữa rồi mới tới tầng trời. Bhla luôn gắn với cây nêu. Cái để trên cây nêu thượng tầng gọi là Bhla, còn cái để trong nhà gọi là Gu. Người Cor thường chọn lấy cây Bút, người Cor gọi là cây Ôl –Gút để làm Gu Bhla. Đây  là loại gỗ có đặc điểm nhẹ, màu trắng, mềm, sau khi làm tấm Gu đồng bào sẽ đánh lớp mùn màu đen, để khi khắc trạm sẽ hiện lên có đường nét màu trắng...”.Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An nói.

     Gu Bhla gồm có: Gu Po, Gu pây, Gu Cất. Trong đó,  Gu Cất  (Gu trời – đất) là Gu lớn được treo chính giữa nhà, còn Gu Po, Gu Pây treo hai bên. Tuy nhiên, vị trí treo Gu Pây ( Gu Bà) nằm bên trên tượng trưng cho giống cái, Gu Po ( Gu Ông) nằm phía dưới tượng trưng cho giống đực; hàm nghĩa thể hiện sự sinh tồn giống nòi theo quan niệm của người Cor. Chúng được nối với nhau bởi thân cây vuông như một khối hài hòa không thể tách rời. Bên trái Gu Bhla còn có hình chim chèo bẻo dang rộng hai cánh. Đồng bào Cor rất coi trọng loài chim này, tuy nhỏ nhưng không khuất phục trước bất kỳ loài thú hung dữ nào nơi núi rừng thâm u, giống hệt như khí phách của người Cor luôn hiên ngang vươn thẳng mình lên bầu trời nơi đại ngàn hùng vĩ, không thế lực gì ngăn nổi. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An giải thích: “Con chim chèo bẻo tượng trưng cho sự anh hùng của một khu vực, sự chiến thắng kẻ thù,, cho sức mạnh và được làm chủ của địa phận, của vùng đất đó. Bởi theo quan niệm của người Cor, con chim chèo bẻo tuy nhỏ nhưng có thể  đánh đuổi đi các con chim to lớn như ó, quạ.”

      Gu Bhla đều tượng trưng cho thần linh. Cho nên, trước khi treo các bộ Gu, người Cor cũng thực hiện các nghi lễ tâm linh như cúng dựng cây Nêu. Gu Bhla là nơi ghi lại, tái hiện một cách sinh động tất cả những thực thể chuyển biến liên tục trong vũ trụ. Từ trên xuống dưới dày đặc các hoa văn, họa tiết trang trí, mỗi hoa văn, họa tiết ấy đều tượng trưng cho một vật thể hữu hình như chim muông, cây cỏ, sông núi, mặt trời, mặt trăng… Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An cho biết thêm: Mỗi tấm, nhánh của Gu đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của những nghệ nhân người Cor khéo tay, mô phỏng, tái hiện cuộc sống đời thường nơi người Cor sinh sống và quan niệm của họ về các thần linh, vũ trụ, tín ngưỡng, niềm tin: “Gu lớn  được các nghệ nhân khắc đầy đủ rừng núi, sông suối biển cả, muôn thú, chim muông, cây cỏ hoa màu, đặc biệt không thể thiêu cây cổ thụ ( ở đây thường khắc cây đa)… phác hoạ một không gian sống của trần gian. Ở tấm Gu đó có luôn cả một ngôi làng, có cây nêu nhỏ, có con trâu.”

     Mục đích mà người Cor sáng tạo ra công trình này là để gắn kết cộng đồng lại với nhau. Nó được đặt ở vị trí trang trọng, tôn nghiêm của ngôi nhà để mỗi khi diễn ra lễ hội hiến trâu, các nghệ nhân, khách khứa lui tới giao lưu cùng chủ nhân những làn điệu Cà lu, A lát. Cà lu theo cách nghĩ của đồng bào Cor là điệu tế thần, hát kể; còn A lát là điệu khóc kể. Họ kể cho Giàng, cho nhau nghe về cuộc sống, con trâu, tình cảm gia đình và những gì họ trải qua, chịu đựng. Gu Bhla thường có 9 tua (9 phướng), cứ thế mỗi người ôm lấy một tua mà khóc, mà hát.  Nói như ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, Gu Bhla là một kiến trúc mỹ thuật dân gian độc đáo, khác biệt với các dân tộc khác; Gu Bhla là nơi diễn tấu các làn điệu dân ca độc đáo của người Cor. Gu Bhla có thể xem là nơi để lưu giữ nét văn hoá truyền thống đặc sắc nhất của đồng bào: “Đối với người Cor có hai công trình kiến trúc đặc sắc trong lễ hội hiến trâu của người Cor. Đó là cây nêu ăn trâu và cây Gu Bhla, tại đó bà con đến diễn tấu các làn điệu dân ca. Đó là một không gian diễn xướng văn hoá, là nơi tập trung không gian diễn xướng, tổ chức các nghệ thuật văn hoá truyền thống của dân tộc Cor. Sự độc đáo nhất củ Gu Bhla là sự tinh tuý mà người Cor đúc kết cả một vũ trụ vào hai công trình kiến trúc này.”

     Ngành văn hóa thông tin huyện Trà Bồng đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và  phát triển nét văn hoá độc đáo này bằng cách mở nhiều lớp học để các nghệ nhân lâu năm truyền dạy kinh nghiệm điêu khắc cho thế hệ sau.  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cũng chủ trương đưa Gu Bhla vào bảo tàng, giới thiệu trên sách, báo để độc giả biết và tìm hiểu; đồng thời khuyến khích đồng bào Cor, chủ nhân sáng tạo ra Gu Bhla lưu giữ gìn, không để kiến trúc này mai một./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC