Đối với đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, cồng chiêng được xem là vật linh thiêng nhất, có thể kết nối con người với Zàng, với các thần linh. Tiếng cồng chiêng gắn bó với cả đời người, từ lúc lọt lòng, khi trưởng thành và đến lúc trở về với ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, trước những thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân, cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu đang đứng trước nguy cơ mai một. Lớp trẻ ngày nay không mấy mặn mà với nét văn hóa truyền thống độc đáo này. Để bảo tồn và gìn giữ văn hóa cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu, huyện miền núi Nam Đông đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Mỗi xã trên địa bàn cũng có cách làm riêng để bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc này. Để giúp bà con và các bạn hiểu thêm về nét độc đáo cũng như cách làm hay nhằm bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người Cơ Tu ở huyện Nam Đông, chúng tôi đã thực hiện cuộc Tọa đàm với chủ đề “Huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế bảo tồn cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu”.
PV Hốih Nhàn xin kính chào bà con và các bạn. Sau đây, tôi xin giới thiệu các vị khách mời sẽ tham dự cuộc Toạ đàm hôm nay.
- Ông Ra Pát Gióc- thôn A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông.
- Ông Lê Văn Công – thôn A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông.
- Ông Hồ Văn Nhũ – Phó Trưởng Phòng Văn hoá- Thể thao huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xin cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.
Thưa bà con và các bạn cùng các vị khách mời!
Có thể nói rằng, cồng chiêng là nét văn hoá truyền thống không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân Cơ Tu. Tiếng cồng chiêng gắn bó vởi cả đời người, từ lúc lọt lòng, khi trưởng thành và đến lúc trở về với ông bà tổ tiên. Tiếng cồng chiêng còn âm vang suốt vụ mùa, từ lúc bắt đầu lên nương, lên rẫy cho đến cuối năm gặt hái. Vào mùa lễ hội, cồng chiêng lại không thể thiếu. Thưa già làng Ra Pát Gióc, ông có thể cho biết về ý nghĩa của cồng chiêng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu.
Ông Ra Pát Gióc: Cồng chiêng, từ thời xa xưa, từ khi có con người, có nhà cửa, có Gươl thì đã có cồng chiêng. Việc sử dụng cồng chiêng, thứ nhất: khi bắt được thú rừng thì dùng cồng chiêng, thứ hai khi làm thịt heo, mừng lúa mơi cũng sử dụng cồng chiêng. Đặc biệt khi bắt được thú rừng thì ai cũng phải hò reo, đánh cồng chiêng để mừng, vì đấy là lộc trời cho. Có tiếng hò reo, có tiềng cồng chiêng, mọi người cùng ngôi lại mừng chiến lợi phẩm. Khi có người qua đời thì cũng sử dụng cồng chiêng, người chết do ốm đau có cồng chiêng, người chết do tai nạn thì không sử dụng cồng chiêng. Đó là ý nghĩa của cồng chiêng.
PV: Một bộ cồng chiêng đầy đủ của người Cơ Tu bao gồm những loại nào?
Ông Ra Pát Gióc: chiêng có hai loại, một chiêng to và một chiêng nhỏ, cồng có một loại để đánh, nhưng cũng có một loại nữa dùng để cất giữ như một tài sản, không đưa ra sử dụng, vì đó là tài sản của dân tộc Cơ Tu mình.
PV: Thưa bác Lê Văn Công, đánh cồng chiêng cần phải có kỹ thuật gì ạ.
Ông Lê Văn Công: Có hai cánh đanh: đánh sử dụng bàn tay và đánh sử dụng thanh la. Khi bắt được thú rừng, đâm trâu thì khi đánh thì sử dụng thanh la, khi mổ lợn thử đánh bằng bàn tay. Riêng con trâu, con bò khi chuẩn bị đâm thi đánh cồng chiêng sử dụng thanh la, khi nó chết rồi, chuẩn bị mổ thì đánh sử dụng bằng bàn tay.
PV: Thưa bác, việc đánh cồng chiêng giữa ăn lúa mới với dịp đón Tết có khác nhau gì không?
ông Lê Văn Công: Đều như nhau cả, vì mình có làm thịt heo thì minh đánh như nhau cả. Nếu đâm trâu thì khác, đánh bằng tay với con trâu khác, và với con heo thì khác.
PV Vâng, xin cám ơn bác Lê Văn Công, thưa anh Hồ Văn Nhũ, Phó Trưởng Phòng Văn hoá- Thông tin huyện Nam Đông, theo như những thông tin mà các già làng vừa cho biết thì cồng chiêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Cơ Tu. Tuy nhiên, trước những thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân, cồng chiêng đang đứng trước nguy cơ mai một. Huyện Nam Đông đã có những giải pháp như thế náo để bảo tồn và giữ nét văn hoá truyền thống đặc sắc này?
Ông Hồ Văn Nhũ: Riêng với huyện Nam Đông như chúng ta đã biết thì hiện nay khác với ngày trước. Trước đây cồng chiêng rất nhiều, hiện nay việc mua bán với anh em người Kinh nên bà con bán hết, còn rất ít. Việc có thể tiếp cận đánh cồng chiêng thì cũng ít hơn ngày trước. Đặc biệt, do việc mưu sinh nên tham gia đánh cồng chiêng thanh la ngày càng ít. Riêng ở Nam Đông, cũng nhờ sự giúp đỡ của các già làng, họ vẫn còn giữ gìn cồng chiêng vì thế mà họ hướng dẫn lại, truyền lại cho thanh niên, lớp trẻ. Đầu tiên là nhờ các già làng, ngoài ra Phòng Văn hoá huyện trước đây cũng có tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng tại các xã, đặc biệt là xã Thượng Long, từ đó mà có thể giữ lại được bản sắc đánh cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu.
PV: Vậy việc mở lớp truyền dạy cồng chiêng có được tổ chức thường xuyên không và theo anh thấy thì lớp trẻ Cơ Tu ngày nay có hứng thú với việc truyền dạy cồng chiêng của các thế hệ cha anh không?
Ông Hồ Văn Nhũ: Từ khi có lớp truyền dạy này thì nhìn chung là lực lượng thanh niên được tham gia học, muốn được học, muốn được đánh cồng chiêng. Nhưng do lực lưọng trẻ đi làm ăn xa thành thử ít có điều kiện để tham gia lớp truyền dạy này, do vậy cũng có một phần là khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số thanh niên ở nhà cũng tham gia tích cực vào lớp truyền dạy này, kế cận các già làng. Riêng phòng Văn hoá trong thời gian đến là tiếp tục mở lớp dạy cồng chiêng cho lớp trẻ ở toàn huyện có thể tiếp cận và tiếp tục giữ gìn ban sắc văn hoá cồng chiêng của huyện.
PV: Thưa bác Ra Pát Gióc, Phó Phòng VH- TT huyện vừa nhắc đến việc tổ chức lớp truyền dạy cho lớp trẻ về đánh cồng chiêng. Vậy theo cảm nhận của bác thì việc học của thanh niên như thế nào, có tiếp thu nhanh không ạ?
Ông Ra Pát Gióc: Lứa tuổi thanh niên thì có một số ham thích, nhịêt tình với việc đánh cồng chiêng, và cũng có một số không muốn, không ham thích việc đánh cồng chiêng.. Tuy vậy ở thôn hai, xã Thượng Long này lứa tuổi thanh niên có những cháu đánh được vì chịu học từ sự truyền dạy của người lớn tuổi. Nói chung là cũng được, khoảng 90%.
PV: Tại huyện Nam Đông, mỗi địa phương đều có cách làm riêng để bảo tồn cồng chiêng. Riêng ở xã Thượng Long, mỗi thôn đều có một đội cồng chiêng từ 4 đến 5 người. Trong nhiều gia đình đều có bộ cồng chiêng được cất vào nơi trang trọng nhất như một cách lưu giữ nét văn hóa của cha ông. Lớp trẻ Cơ Tu cũng dần ý thức được việc giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Vậy, xin hỏi bác Lê Văn Công, Theo bác cái khó khăn nhất trong việc truyền dạy cho lớp thanh niên về cách đánh cồng chiêng là gị ạ?
Ông Lê Văn Công: Cái khó khăn nhất là cách cầm nắm cồng chiêng và cách ngắt nhịp tiếng chiêng thì thanh niên vẫn chưa làm được như ý muốn. Chúng tôi đã cố gắng truyền dạy, truyền dạy 20 ngày liên tục, mệt lắm, có cháu đánh được, có cháu không đánh được. Mặc dù vậy chúng tôi đã rất cố gắng, cố gắng truyền dạy, cố gắng hết sức, một số thanh niên cũng chịu khó học tập. Nhưng thực sự như mong muốn của chúng tôi thì chưa đạt được.
Thưa bà con và các bạn! Huyện mìên núi Nam Đông hiện có 43% đồng bào Cơ Tu sinh sống. Cùng với những phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc của đồng bào, văn hoá cồng chiêng đang được chính quyền địa phương và mỗi người dân nơi đây nỗ lực giữ gìn, để tiếng cồng chiêng vang mãi giữ núi rừng Trường Sơn và còn mãi với thời gian. Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình toạ đàm ngày hôm nay./.
Viết bình luận