J’niêng giáo óih đhị xa xơ âng ma nuýh Giẻ Triêng
Thứ hai, 00:00, 20/03/2017
Acoon cóh Giẻ Triêng nắc muy cóh đợ pazêng acoon cóh, ắt mamông đhị zr’lụ Đông Bắc âng da ding Trường Sơn. Đhanuôr vêy mơ lấh 50 r’bhầu cha nắc k’rong bấc bhlầng nắc đhị tỉnh Kon Tum. N’jứah lâng g’răng văn học ty đanh vêy bấc râu, ma nuýh Gỉe Triêng dzợ zư đớc j’niêng cr’bưn xay xơ âng đơơng chr’nắp lalay.

 

          

        Tước apêê vel âng ma nuýh Gỉe Triêng đhị Tây Nguyên, buôn lêy nắc đhị bấc pr’loọng đong vêy pazêng bh’nọ óih bơơn ta tếch ma mơ, đớc pa liêm đhị đong, cắh cợ nắc đhị tang lâng g’lọp pa liêm. Nắc đoo nắc óih giáo âng apêê pân đil Gỉe Triêng. Ting cơnh j’niêng âng ma nuýh Gỉe Triêng, bêl tước 15 c’moo, apêê pân đil c’mor xa dơơr nắc ơy tợơp pa chắp tước bhiệc mọot ooy crâng tếch óih đoọng zập pr’dợơ “bơơn k’díc”. Zập chu lướt pa bhrợ ha rêê, apêê ca căn  nắc pa choom ghít liêm ha ca coon cha châu n’đil âng đay nắc năl n’đoo óih đoọng giáo đhị xay xơ. Tếch óih nắc đoọng bấc, óih liêm vêy bấc cr’hơơng, mr’cơnh lâng cóh t’tun nâu nắc loom luônh tr’kiêng âng mị anhi đha đhâm c’mor tr’bơơn tr’pay liêm choom lấh mơ, năl k’er da dô. Ma nuýh Gỉe Triêng moon, nắc lêy pa ghít óih giáo xay xơ choom lêy năl bh’nơơn, râu bhriêl ta béch âng pân đil c’mor n’nặc, a đoo za ta béch cắh cợ dzơơng, k’zíh. Oíh tếch liêm ma mơ, chọ pa liêm, ta đắh bhrợ pr’ô. Pazêng n’jéh ooy tr’kiêng nâu nắc cung cr’van jập chr’nắp âng pân đil c’mor chô bhrợ ma mai đoọng pa ngăn ha cha chuíh da da bêl pleng cha cệêt, nâu đoo nắc bơơn lêy cơnh muy j’niêng liêm choom âng  đơơng chr’nắp pa cắh râu mặ zâng zr’nắh k’đháp âng ma nuýh pân đil Gỉe Triêng, nắc muy chr’nắp văn hoá liêm pa cắh đoọng ha loom luônh tr’kiêng âng đha đhâm c’mor.

       Ting cơnh j’niêng âng ma nuýh Gỉe Triêng, pân đil c’mor pa ghít cóh bhiệc bơơn k’díc âng đay lâng râu chớih pay âng ma nuýh ca coon bơơn conh căn ting xợơng đươi. Kiêng pay k’díc, apêê pân đil c’mor nắc dzợ choom taanh a lớ, taanh bhai (đhi zr’lụ vêy bh’rợ t’taanh). Bêl apêê pân đil c’mor tước c’moo pay k’díc nắc ơy lưm muy cha nắc đha đhâm âng đay kiêng, nắc lướt ooy ha rêê pay đoo c’nặt a  tao liêm, p’lêê a ciêr cắh cợ a bhoo boóh… r’pặ ting hàng lâng đơơng tước đong Rông t’đang apêê pân jứih cha. Ha dang pân jứih nắc cha nắc a nhi váih ma nuýh tr’kiêng. Cóh cr’chăl a nhi xoọc tr’năl, muy cha nắc vêy chr’nắp cóh vel, cắh vêy mr’đoo k’bhúh xọong lâng mị pr’loọng đong nắc ra văng đoọng pa nooi đoọng bhrợ bhr’la. Bhiệc xay xơ âng ma nuýh Gỉe Triêng bơơn ta bhrợ mọot ha dưm, apêê tợơ đong n’jứih tước đong n’đil lâng lướt p’lớơp ( zêng apêê ắt đha nui tr’út lâng mị đắh đong n’đil lâng n’jứih vêy lướt). Đhị bhiệc bhan xay xơ, ma nuýh mai mối nắc zước tợơ a bhô dang, lâng k’đươi pân đil bhrợ k’điêl n’nặc cút a tứch, pa nooi âng đong n’jứih đơơng tước. Xang bhrợ bhiệc xay cóh đong n’jứih, đắh đong n’đil t’pấh đong n’jứih lâng ma nuýh bhr’la chô bhrợ bh’rợ xay đhị đong đay. Tước t’ngay liêm choom, nắc bhrợ bhiệc cóh t’ngay bhrương. Bêl đâu, bh’rợ chr’nắp bhlầng nắc đơơng óih tợơ đong n’đil chô ooy đong n’jứih. Ha dợ đắh đong n’jứih nắc đoọng đắh đong n’đil muy dzung a ‘ọc, cha néh, bhoóh, prớ lâng 1 zớ buốh đoọng đắh đong n’đil guy âng chô. Bhrợ têng xang, đăh đong n’jứih lâng đong n’đil nắc đh’rứah ắt tớt, prá xay, prá pr’ma bhrợ bhr’nooch tước lấh đhâng.

      T’ngay đâu, j’niêng giáo óih cóh xay xơ âng đhanuôr acoon cóh Gỉe Triêng ta bhrợ đoọng t’vêy. Đhị zập g’lúh xay xơ, apêê díc điêl dzợ p’niên nắc muy ra văng đơơng 10 tước 15 zong óih đoọng đăh đong n’đil đơơng tước đong k’díc. Bh’rợ nâu nắc t’mọot ooy xa nay gr’họot moon âng vel, tợơ đếêc nắc lêy chroi k’rong zư lêy môi trường. A moÓ Y Hồng, Chủ tịch UBND chr’val Đắc Dục, chr’hoong Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đoọng năl, Nâu kêi j’niêng giáo óih ơy t’mọot ooy nghị quyết âng Ủy ban. Nâu kêi óih nâu nắc ơy pa xiêr dzợ mơ 10 tứơc 15 zong. Nắc lêy tếch m’bứi dzợ oó đoọng lấh hư crâng, lâng zư lêy đhr’năng hadưr liêm âng crâng,

      J’niêng giáo óih cắh muy j’niêng cr’bưn nắc dzợ muy râu laliêm văn hoá, pa choom pr’hay âng ma nuýh Gỉe Triêng. Nắc đhr’năng đăng lêy loom luônh lâng cơnh ắt mamông âng pazêng pân đil c’mor Gỉe Triêng, cắh muy pa cắh râu dưr pậ banh âng ma nuýh pân đil c’mor, đha đhâm đắh lang đay nắc dzợ âng đơơng chr’nắp đắh c’rơ tự bhrợ c’la cóh pr’ắt tr’mông. Xọoc đâu, pr’ắt tr’mông vêy bấc râu tr’xăl, acoon cóh Gỉe Triêng dzợ zư đớc j’niêng nâu cơnh muy c’lâng xa nay tr’kiêng chr’nắp liêm bhlầng cóh bhiệc bhan xay xơ ha dợ cắh vêy n’đooi pa nooi choom xăl./.

 

TỤC “CỦI HỨA HÔN” TRONG CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI GIẺ TRIÊNG

Y Viên- VOV5

     Dân tộc Giẻ Triêng là một trong số những dân tộc ít người, sinh sống ở vùng Đông Bắc dãy Trường Sơn. Số dân khoảng hơn 50 ngàn người tập trung chủ yếu tại tỉnh Kon Tum. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú, người Giẻ - Triêng còn lưu giữ được phong tục cưới hỏi mang nét riêng biệt. 

        Đến các làng của người Giẻ Triêng ở Tây Nguyên, dễ thấy ở rất nhiều gia đình có những đống củi được cắt bằng nhau, xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân và được che chắn cẩn thận. Đấy chính là “củi hứa hôn” của các thiếu nữ Giẻ Triêng. Theo phong tục của người Giẻ Triêng, khi bước qua tuổi 15, các cô gái bắt đầu nghĩ tới việc vào rừng đốn củi để đủ điều kiện “bắt chồng”. Mỗi lần lên rẫy, các bà mẹ lại chỉ dẫn tỉ mỉ cho con gái cách nhận biết cây củi “hứa hôn”. Tiêu chí đốn củi nhiều, đẹp, đều đồng nghĩa với việc sau này tình yêu đôi lứa của cô gái với chàng trai càng trở nên sâu nặng. Người Giẻ Triêng cho rằng, chỉ cần quan sát củi hứa hôn có thể đoán biết được phẩm chất, tài khéo léo của người thiếu nữ đó, giỏi giang hay vụng về. Cây củi được chặt bằng, bó củi đều nhau có nghĩa cô gái khéo tay. Thiếu nữ phải dùng dao chặt củi thật tỉ mỉ thành 5 cánh nhưng từng thanh củi nhất thiết không được rời ra. Những thanh củi tình yêu này cũng chính là tài sản hồi môn đặc biệt của cô dâu dành để sưởi ấm cho cha mẹ chồng khi giá rét. Đây được xem là một phong tục lành mạnh mang nhiều ý nghĩa nhân văn, thể hiện phẩm chất chịu thương chịu khó của người phụ nữ Giẻ Triêng, là một nét văn hóa đẹp tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.

       Theo tục lệ của người Giẻ Triêng, con gái chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn của con cái được cha mẹ tôn trọng. Muốn lấy chồng, các cô gái không chỉ phải chuẩn bị củi hứa hôn mà còn phải thạo đan chiếu, dệt vải (ở những vùng có nghề dệt). Khi các cô gái đã đến tuổi cập kê, đã gặp một chàng trai nào đó mà mình ưng ý, sẽ lên rẫy  lựa những khúc mía, trái dưa leo hoặc bắp nướng…xếp thành hàng và mang đến nhà Rông mời chàng trai ăn. Nếu như chàng trai đó đồng ý ăn thì có nghĩa là họ đã trở thành cặp đôi yêu nhau. Trong thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau, một người có uy tín trong làng, không có họ hàng với hai gia đình chuẩn bị lễ vật đứng ra làm mai mối. Lễ cưới của người Giẻ Triêng được chia thành 2 phần chính: lễ hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi được tổ chức vào ban đêm lần lượt từ nhà trai sang nhà gái và phải bí mật (chỉ có những người thật gần gũi với chú rể và cô dâu). Tại lễ hỏi, người mai mối khấn xin phép thần linh, và bắt cố gái đảm nhận việc cắt cổ gà, linh vật mà nhà trai mang đến. Sau khi tiến hành xong đám hỏi ở nhà trai, nhà gái đón nhà trai và người mai mối về làm đám hỏi ở nhà mình. Đến ngày lành tháng tốt, đám cưới được tổ chức vào ban ngày. Lúc này việc quan trọng là chuyển củi từ nhà gái sang nhà trai. Đáp lại, nhà trai tặng cho nhà gái một đùi lợn, ít gạo, muối, ớt và 1 bầu rượu để nhà gái gùi mang về. Sau khi tiến hành xong buổi lễ, nhà trai và nhà gái chúc nhau bằng hình thức đối đáp, giao duyên cho tới quá trưa. 

       Ngày nay, phong tục củi hứa hôn trong cộng đồng dân tộc người Giẻ Triêng được thực hiện mang tính tượng trưng. Trong mỗi dịp cưới hỏi của các cặp vợ chồng trẻ, nhà gái chỉ cần chuẩn bị 10 đến 15 bó củi để cô gái cõng về nhà chồng. Việc làm này được đưa vào nội dung của hương ước trong buôn làng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường. Chị Y Hồng, Chủ tịch ủy ban xã Đắc Dục, huyện Ngọc Hổi, tỉnh Kon Tum, cho biết: "Bây giờ, tục chặt củi hứa hôn đã được đưa vào nghị quyết của Ủy ban. Giờ củi hứa hôn đã giảm  còn 10 đến 15 bó thôi. Có nghĩa là chỉ chặt tượng trưng thôi để vừa đảm bảo môi trường, vừa đảm bảo được phát triển cây rừng."

     Tục “Củi hứa hôn” không chỉ là một tập tục, mà còn là một nét đẹp văn hoá, giáo dục độc đáo của người Giẻ Triêng. Nó chính là thước đo bản chất và nhân cách của những cô gái Giẻ Triêng, không những đánh dấu sự trưởng thành của cô gái, chàng trai về tuổi đời mà còn mang ý nghĩa về khả năng tự chủ trong cuộc sống. Hiện nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ phong tục này như là bức thông điệp tình yêu vô giá trong lễ cưới mà không có sính lễ nào có thể thay được./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC