Anhi diic điêl Cơ Tu dzợ p’niên pa dưr ca van tơợ tr’pang têy ga gooh
Thứ tư, 10:50, 13/04/2022
Tước chr’val A Xan, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, t’mooh anhi diic điêl Zơ râm Bheh, đhanuôr Cơ Tu, coh đâu zập ngai cung năl lâng chăp anhi tu zay bhrợ têng cha, liêm loom, đâh zooi zooi đhanuôr vel bhươl. C’nặt t’ruih tu pr’ặt tr’mông đhanuôr vel bhươl t’ngay đâu vêy bha ar xrặ ooy anhi diic điêl dzợ p’niên nâu. Đhanuôr lâng pr’zơc đh’rưah đương xơợng.

 

        Cung cơnh bấc apêê diic điêl dzợ p’niên lơơng đhị zr’lụ ca noong k’tiếc Tây Giang, anoo Bheh lâng amoó Bên tr’bơơn tơợ cr’chăl k’nặ zập 20 c’moo. Đâh tr’bơơn, pr’loọng đong k’đhap đha rựt, anhi nắc chô ặt ooy đong k’điêl, ma mông lâng bh’rợ bhrợ têng ha rêê. Toong t’ngay bhrợ têng ha rêê ha lai, lướt ta’rựp chô zi lưa ha dợ cung căh zập cha.

          C’moo 2017, diic điêl anoo Zơ râm Bheh quyết định vặ zên tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong Tây Giang 50 ức đồng, k’rong câl 2 p’nong k’roọc m’ma lâng 9 p’nong bé, bhrợ têng c’rọol bh’năn tơợp pa dưr kinh tế. Đọong b’băn vêy chô đơơng bh’nơơn dal, anoo Bheh chêêc lêy pa choom bhrợ tơợ bấc c’rọol băn k’roọc beh tơợ apêê chr’hoong Đông Giang, Nam Giang đoọng pa choom kinh nghiệm. Pa zưm lâng b’băn nắc a noo choh lâh 3ha quế, pih ngam, pih bhung, pêch a bóc băn a xiu. Anoo Zơ râm Bheh xay moon, pazêng t’ngay đêêc, tr’mông tr’meh diic điêl anoo zr’năh pa bhlầng, nắc lêy bhrợ zập bh’rợ tr’nêng đoọng băn t’mông: “Lalăm a hay, đong zi căh vêy rau rị, c’moo 2002 nắc zi vặ 2,5 ức zên đoọng câl m’ma k’roọc, bêl đêêc căh ơy bơơn k’điêl. C’moo 2004, bơơn k’điêl, nắc tự bhrợ đong ặt, đhanuôr lêy bhrơ cung zăng liêm nắc apêê k’dua bhrợ đoọng ha pêê, jưah bhrợ pay zên, jưah zooi. Coh t’tun đâu nắc bhrợ đoọng ha pêê têh ooy Gari, Ch’ơm, Tr’hy. Tơợ đêêc vêy zên, acu vặ pa xoọng zên nhà nước câl k’roọc m’ma, bé đoọng ta bhưah trang trại. Lalăm a hay zr’năh pa bhlầng bhrợ ha rêê ruộng, bhrợ mộc lâng bhrợ bấc rau lơơng dzợ.”

         Tơợ tr’pang têy ga gooh, tước nâu kêi nắc diic điêl amoó Zơ râm Bheh ơy vêy coh têy đong xang, bhươn tước, vêy bh’nơơn z’zăng lâng tệêm ngăn. Zập c’moo, anoo pa câl 4-5 p’nong k’roọc, lâh 10 p’nong bé lâng a xiu, a tưch, a đha…. Bh’nơơn pa chô tơợ b’băn, diic điêl anoo ơy vêy tơợ 150-180 ức đồng zập c’moo.

         Căh muy ha dưr tơợ b’băn, cha choh, anoo Zơ râm Bheh dzợ bhrợ  bh’rợ mộc đươi vêy tr’pang têy z’hai tr’bech, kiêng bhrợ têng. Anoo Bheh đoọng năl, anoo căh vêy lướt pa choom lớp n’đoo đăh  bhrợ mộc nâu, tu lalâh kiêng nắc tự a đay pa choom bhrợ. Bêl bhrợ đong đoọng ha pr’loọng đay, anoo nắc k’dua apêê ađhi noo k’bhuh xoọng zooi bhrợ apêê c’nặt bh’rợ lơơng, xang đêêc nắc tự a noo lêy bhrợ pr’loọng lâng pa chăm coh đong. Zập pr’đươi coh đong cơnh tủ, giường, pa pan zêng anoo tự bhrợ. Lêy anoo vêy z’hai, đhanuôr coh vel tin đươi lâng k’dua anoo bhrợ têng pr’đươi coh đong pêê. Đươi cơnh đêêc, a noo vêy pa xoọng thu nhập k’rong câl máy móc đoọng bhrợ bh’rợ mộc. Coh t’tun đâu, anoo bhrợ t’vaih “Tổ thợ mộc âng Zơ râm Bheh” lâng 12 cha nắc pâh bhrợ, zêng nắc apêê choom bhrợ têng. Zập c’moo, Tổ thợ mộc âng anoo lêy bhrợ tơợ 8-10 đhr’nong đong n’loong đoọng ha pêê đhanuôr đhị chr’val A Xan lâng apêê chr’val đăn đêêc. Tơợ bh’rợ mộc, zập c’xêê, anoo vêy pa chô lâh 10 ức đồng zên công lâng tơợp apêê bh’rợ lơơng. Apêê coh tổ cung vêy pa cho bh’nơơn tơợ 6-8 ức đồng zập c’xêê. Vêy bh’nơơn pa chô z’zăng tơợ b’băn, cha choh lâng bh’rợ mộc, a noo Bheh câl zập pr’đươi coh đong, băn 3 p’nong coon cha học liêm ta nih. C’moo 2018, pr’loọng đong anoo ơy z’lâh đha rựt lâng dưr vaih nắc pr’loọng bhrợ cha z’zăng đhị chr’val Axan.

          Căh muy pa đhêy đhị Tổ bhrợ mộc, a noo Zơ râm Bheh nắc dzợ kiêng bhrợ t’vaih muy xưởng mộc âng c’la đay: “Ha dang bơơn vặ zên, a cu nắc vặ pa xoọng đoọng k’rong bhrợ, ta bhưah tổ mộc xoọc đâu, câl pa xoọng máy móc lâng câl pa xoọng m’ma k’rooc, bé đoọng băn t’bấc, t’bhưah trang trại âng đong zi.”

          Căh muy pa dưr pr’ặt tr’mông pr’loọng đong, diic điêl anoo Zơ râm Bheh dzợ lưch loom zooi đhanuôr coh vel, chr’val. Ngai căh vêy zên bhrợ têng cha nắc anoo đoọng vặ, ngai kiêng m’ma bh’năn chr’noh anoo đâh zooi đoọng. Apêê pr’zợc p’niên kiêng ting pa choom bh’rợ mộc nắc anoo pa choom đoọng ta nih liêm. Tu cơnh dêêc, đhanuôr coh chr’val zêng tin đươi lâng chăp pr’loọng đong anoo. T’cooh Tangôn Thiếu, Chủ tịch UBND chr’val A Xan, chr’hoong Tây Giang chăp bhlầng lâng hâng hơnh diic điêl p’niên Cơ Tu nâu. “Hâng bhlầng bêl coh chr’val vêy bấc apêê choom bhrợ têng cha. Nắc cơnh đhị vel Agrih vêy a nhi diic điêl Zơ râm Bheh zay bhrợ têng cha. Anhi choom đươi dua zên zooi âng Nhà nước, pa dưr băn bh’năn, bhrợ têng trang trại băn k’roọc, bé. Lalăm hay, anhi nắc pr’loọng đha rựt bhlầng. Tơợ rau k’đhap zr’năh nắc đoo, a noo Bheh ting pâh họp xay moon lâng chr’val, chr’hoong t’vaih c’lâng bhrợ têng cha. Tước nâu kêi nắc pr’loọng đong ađoo ơy vêy lâh 300 ức đồng zập c’moo. Nâu đoo  nắc ma nuyh bhrợ cha choom đoọng ha pêê lơơng ting pa choom bhrợ./.”

Đôi vợ chồng trẻ Cơ Tu vươn lên làm giàu từ đôi bàn tay trắng

                    (CTV Hiền Thúy)

Đến xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, hỏi vợ chồng anh Zơ râm Bhéh, đồng bào Cơ Tu nơi đây ai cũng biết và cảm phục đôi vợ chồng trẻ chăm chỉ làm ăn, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ bà con dân làng. CM Tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng hôm nay có bài viết về đôi vợ chồng trẻ gương mẫu này. Mời các bạn và bà con cùng nghe.

  Cũng như nhiều đôi vợ chồng trẻ khác ở vùng biên giới Tây Giang, anh Bhéh và chị Bên lấy nhau khi tuổi đời chỉ mới cấp xỉ đôi mươi. Kết hôn sớm, gia cảnh lại nghèo khó, anh cùng chị về tá túc bên nhà ngoại, sống bằng nghề làm nương rẫy truyền thống. Ngày 2 buổi anh chị lên rẫy, quần quật từ sáng đến tối mà vẫn không đủ ăn.

Năm 2017, vợ chồng anh Zơ râm Bhéh quyết định vay Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tây Giang 50 triệu đồng, đầu tư mua 2 cặp bò giống và 9 con dê, xây dựng chuồng trại bắt đầu phát triển kinh tế. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, anh Bhéh lặn lội đến nhiều trang trại chăn nuôi bò, dê ở các huyện Đông Giang, Nam Giang học hỏi kinh nghiệm. Kết hợp chăn nuôi, anh còn đầu tư trồng hơn 3 ha cây quế, cam, bưởi, tận dụng quỹ đất sẵn có và nguồn phân bò dư thừa, đào ao nuôi cá. Anh Zơ râm Bhéh chia sẻ, những ngày đó, cuộc sống vợ chồng anh rất vất vả, phải làm đủ nghề để kiếm sống: “Ngày xưa nhà em chưa có con bò nào, năm 2002 em vay mượn của cô 2,5 triệu đồng mua bò nuôi, hồi đó chưa có vợ con. Năm 2004 cưới vợ, tận dụng chút nghề đóng mộc hồi còn thanh niên nên tranh thủ tự làm nhà ở, sau đó bà con thấy đẹp, thấy được nên họ kêu đi làm vừa làm giúp, vừa lấy tiền. Dần tay nghề lên cao đi làm mộc cho các gia đình ở xa hơn xã Gari, Ch’ơm, Tr’hy. Từ đó có vốn, em vay thêm tiền nhà nước mua giống bò, dê mở trang trại. Hồi đó mình rất khó khăn vừa làm rẫy, làm ruộng, đi làm mộc, đủ thứ chuyện khác nữa.”

  Trời không phụ lòng người, từ hai bàn tay trắng, đến nay vợ chồng anh Zơ râm Bhéh đã có trong tay cơ ngơi của riêng mình, nguồn thu nhập hàng năm khá ổn định mà nhiều người dân vùng biên giới mơ ước. Hiện, mỗi năm anh xuất bán từ 4-5 con bò, hơn 10 con dê và cả cá, gà, vịt, ngan. Riêng thu nhập từ chăn nuôi, vợ chồng anh đã có từ 150 -180 triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ vươn lên bằng chăn nuôi, trồng trọt, anh Zơ râm Bhéh còn làm thêm nghề mộc nhờ đôi bàn tay khéo léo, niềm đam mê với nghề này. Anh Bhéh cho biết, anh chưa từng học qua nghề mộc nhưng rất thích công việc này nên tự mày mò học hỏi. Khi làm nhà ở cho gia đình mình, anh chỉ mượn công anh em họ hàng giúp làm phần thô, sườn nhà, sau đó tự mình đóng cửa lớn, cửa sổ và trang trí bên trong ngôi nhà. Các vật dụng trong nhà như tủ, bàn ghế anh cũng tự đóng. Thấy anh khéo tay, bà con trong làng ai cũng tin tưởng và nhờ anh đóng các đồ dùng trong gia đình. Nhờ đó, anh có thêm nguồn thu nhập để đầu tư mua máy móc, phục vụ nghề mộc. Ít lâu sau, anh thành lập “Tổ thợ mộc của Zơ râm Bhéh” với 12 thành viên, đều là những người có tay nghề. Mỗi năm, Tổ thợ mộc của anh nhận làm từ 8-10 ngôi nhà gỗ cho các hộ dân ở xã A Xan và các địa phương lân cận. Từ nghề mộc, mỗi tháng, anh nhận được 10 triệu đồng tiền công cùng nhiều khoản thu nhập khác. Các thành viên trong tổ cũng có thu nhập ổn định từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Có nguồn thu khá từ chăn nuôi, trồng trọt và nghề mộc, anh sắm sửa đầy đủ tiện nghi trong nhà, nuôi 3 đứa con ăn học. Năm 2018, gia đình anh thoát khỏi diện nghèo và trở thành hộ khá ở xã A Xan.

Không dừng lại ở Tổ thợ mộc, anh Zơ râm Bhéh còn muốn mở một xưởng mộc cho riêng mình. “Nếu được tiếp cận nguồn vốn, tôi sẽ mạnh dạn vay thêm và đầu tư mở rộng tổ mộc hiện nay, mua thêm nhiều máy móc phục vụ công việc, đồng thời mua thêm bò giống, dê giống mở rộng trang trại của gia đình.”

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, vợ chồng anh Zơ râm Bhéh còn nhiệt tình giúp đỡ bà con trong thôn trong xã. Ai thiếu vốn anh cho mượn vốn, cần cây, con giống anh sẵn sàng hỗ trợ. Các bạn trẻ muốn học nghề mộc, anh cũng chỉ dạy tận tình. Vì vậy, bà con trong xã rất tin tưởng và quý mến gia đình anh. Ông TaNgôn Thiếu, Chủ tịch UBND xã A Xan, huyện Tây Giang rất cảm phục và luôn khen ngợi khi nói về đôi vợ chồng trẻ Cơ Tu này: “Rất phấn khởi một số hộ chủ động phát triển kinh tế hộ gia đình. Điển hình tại thôn Agrih có đôi vợ chồng trẻ Zơ râm Bhéh rất siêng năng, cần cù, đồng thời cũng biết tận dụng sự hỗ trợ của Đảng, nhà nước phát triển lĩnh vực chăn nuôi, hình thành trang gia trại nuôi bò, dê. Trước đây, vợ chồng anh Bhéh cũng thuộc hộ nghèo khó trong vùng. Từ khó khăn, anh Bhéh này tham gia cuộc họp tại thôn phát huy tinh thần đề xuất kiến nghị hướng phát triển cho xã, huyện. Từ khó khăn, gia đình vươn lên từ một hộ nghèo có thu nhập thấp, đến thời điểm này, trong một năm thu nhập hơn 300 triệu đồng. Đây là tấm gương trong phát triển kinh tế để các hộ khác trong xã học hỏi, nhân rộng.”./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC