
Nâu cơy, đợ m’ma zanươu nâu lêy choh pa dưr cớ, bhrợ c’lâng lươt t’mêê zooi đoọng đhanuôr dưr zi lâh đha rưt, t’bil ha ul pa xiêr đha rưt lâng choom bhrợ cha k’van nhâm mâng.

Chô ooy vel Thà Giàng, chr’val k’noong k’tiêc Sì Lở Lầu, chr’hoong Phong Thổ, tỉnh Lai Châu moon tươc anoo Phàn Phủ Liêu dzợ ta moon năc Liêu tam thất ngai cung năl, tu anoo năc mưy ooy đợ manưih tr’nợơp choh bhrợ tơơm zanươu, chr’năp lâh mơ năc tơơm tam thất coh k’noong k’tiêc nâu.
Anoo Phàn Phủ Liêu moon, zâp râu hi la zanươu, tơơm zanươu đoọng zêệ ôộm, đhêr, hoọm năc zêng đợ râu đươi bhrợ ta luôn lâng manưih Dao. Nâu đoo ta lêy năc hun pr’hêl chr’năp tơợ crâng k’coong vêy zư đợc choh pa dưr pa tơợ ahay, n’jưah đoọng zư pa dưah cr’ay, n’jưah zư lêy c’rơ âng đhanuôr. Bơơn lêy râu liêm choom tơợ zâp râu tơơm zanươu nâu, c’moo 2018, anoo Liêu lêy choh lâh 4000 t’nơơm tam thất, zên k’rong bhrợ tr’nơợp mơ 600 ực đồng. Tu vêy t’bhlâng ta mooh pa choom, châc lêy năl coh bha ar báo, mạng internet, anoo Liêu vêy năl pa xoọng lâh mơ đoọng lêy choh pa dưr đợ đhị bhươn chr’noh t’viêng liêm. Xọoc đâu, bhươn choh tơơm zanươu âng anoo xoọc vêy k’zệt râu cơnh: tam thất, lan kim tuyến, đương quy, sâm:
“Tơợ bêl choh năc lêy pêch k’tiêc vaih ting n’juông lâng cha chooh pa nhoonh k’tiêc, pay lơi đhêl lâng đợ râu nha nhự. Xang nặc lêy choh, pluum ga lọp hi la đăh piing đoọng k’tiêc doọ choom bil hư. Râu 2 cậ, đoọng hi la răng xrặ năc vaih râu zư lêy đoọng ha tơơm chr’noh. Tu tơơm zanươu nâu căh choom bón phân lâng đạm lơơng, năc lêy pay hi la n’loong lâng k’tiêc âng t’nơơm nâu đoọng lêy bón”.
Bơơn lêy râu liêm choom tơợ bhiệc choh tơơm zanươu lâng tu vêy râu xay moon, zooi đoọng âng anoo Liêu, bâc pr’loọng đhanuôr coh chr’val k’noong k’tiêc Sì Lở Lầu ơy xăl zêng đhị bhươn chr’noh căh liêm choom đoọng choh tơơm zanươu cậ. T’cooh Tẩn Lao San, Phó Chủ tịch UBND chr’val Sì Lở Lầu, chr’hoong Phong Thổ đoọng năl:
“Chr’val cung ơy bhrợ lớp pa choom đoọng ha 60 cha nặc ting pâh bhrợ đoọng choh bhrợ tam thất lâng thất diệp nhất chi hoa. Chính quyền cung zooi đoọng đhanuôr chấc lêy doanh nghiệp đoọng câl pay bh’nơơn pr’đươi, câl tơơm zanươu m’ma đoọng zooi zâp bh’rợ pa zưm lâng hợp tác xã đoọng đhanuôr đh’rưah choh bhrợ”.

Tỉnh Lai Châu xoọc đâu vêy k’noọ 900 râu tơơm zanươu, ooy đâu vêy bâc râu chr’năp liêm. Đọong zâp râu tơơm zanươu vaih hàng hoá chất lượng dal, cơ quan chức năng vel đông ơy pa zưm moon pa choom đhanuôr đươi bhrợ ting c’lâng choh bhrợ t’mêê liêm, pêêh pay, tôm đợc, zư lêy đoọng pa dưr liêm choom, mẫu mã cung liêm bêl pa câl. Zâp đhị vel đông cung pa zưm tơợ zâp đăh zên tơợ xa nay bh’rợ 30a, xa nay bh’rợ pa dưr vel bhươl t’mêê, zooi đoọng pa dưr pa xớc bh’rợ tr’nêng khoa học... đoọng zooi đhanuôr pa dưr pa xớc tơơm zanươu, đơơng chô zên bâc ha đhanuôr. T’cooh Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl tỉnh Lai Châu đoọng năl:
“Xọoc đâu bơr pêê zr’lụ choh tơơm zanươu liêm choom cơnh zr’lụ k’coong ch’ngai Sìn Hồ đhanuôr cung ơy choh pa dưr tơơm zanươu lâng bhrợ pa dưr bơr pêê râu bh’nơơn pr’đươi đoọng âng đơơng ooy thị trường lâng t’moot ooy OCOP lêy cha mêêt bh’nơơn pr’đươi OCOP 3 sao. Pa đhang moon cơnh tơơm Atiso, giảo cổ lam, chè a’ngoọn, zanươu phong tê thấp... Tỉnh xoọc zooi đoọng bhrợ pa dưr bh’nơơn pr’đươi OCOP lâng zooi đoọng bhrợ pa dưr thương mại đoọng ha đhanuôr đoọng pa dưr pa xớc bh’rợ tr’nêng”./.
LAI CHÂU: LÀM GIÀU TỪ DƯỢC LIỆU QUÝ TRÊN RỪNG
Từ bao đời nay, các loại lá thuốc, cây dược liệu là món quà quý giá từ rừng để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao. Giờ đây, những giống dược liệu ấy được đưa vào sản xuất đã mở ra hướng đi mới giúp bà con vươn lên, xóa đói giảm nghèo và có thể làm giàu bền vững.

Đến bản Thà Giàng, xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu nhắc đến anh Phàn Phủ Liêu hay còn gọi là Liêu tam thất ai cũng biết, bởi anh là một trong những người tiên phong trồng cây dược liệu, mà giá trị hơn cả là cây tam thất ở vùng cao biên giới này.
Anh Phàn Phủ Liêu chia sẻ, các loại lá thuốc, cây dược liệu để sắc uống, bôi, đắp, tắm vốn đã rất thân thuộc với bà con người Dao. Đây được xem là món quà quý từ núi rừng được truyền lại từ bao đời nay, vừa phục vụ chữa bệnh, vừa chăm sóc sức khỏe bà con. Nhận thấy lợi thế từ các loại cây dược liệu mang lại, năm 2018, anh Liêu quyết định trồng thử nghiệm với hơn 4000 gốc tam thất, chi phí đầu tư ban đầu vào khoảng 600 triệu đồng. Nhờ chịu khó học hỏi, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet, anh Liêu đã có thêm kiến thức, trải nghiệm để vun trồng nên được những khu vườn xanh tốt. Hiện vườn dược liệu của anh đang có hàng chục loài như: tam thất, lan kim tuyến, đương quy, sâm:
“Từ khi trồng mình sẽ đào đất thành luống và sàng đất nhỏ, nhặt hết rác và đá nhỏ đi. Sau đó mình tách ra và trồng, gieo phủ lá cây lên trên để đất nó không bị sói mòn. Thứ hai nữa là để lá khô mục đi thì sẽ thành mùn bón luôn cho cây. Bởi vì cây dược liệu này, chúng ta không được bón phân khác và đạm khác, cho nên chúng ta bắt buộc phải dùng lá cây và đất mục của cây để bón cây thôi”.
Nhận thấy tiềm năng, hiệu quả từ trồng dược liệu và nhờ những chia sẻ, giúp đỡ của anh Liêu, nhiều hộ gia đình ở xã biên giới Sì Lở Lầu đã chuyển đổi mảnh vườn tạp sang trồng dược liệu. Ông Tẩn Lao San, Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cho biết:
“ Xã cũng đã mở 2 lớp tập huấn cho 60 người tham gia để trồng mô hình tam thất và thất diệp nhất chi hoa. Chính quyền cũng hỗ trợ bà con tìm doanh nghiệp để thu mua sản phẩm, mua dược liệu giống để hỗ trợ các mô hình liên kết hợp tác xã để bà con chung tay sản xuất”.

Tỉnh Lai Châu hiện có gần 900 loài dược liệu, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Để các loài cây dược liệu trở thành hàng hóa chất lượng cao, cơ quan chức năng địa phương đã tập trung hướng dẫn người dân áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bao gói, bảo quản để nâng cao chất lượng, mẫu mã khi tiêu thụ. Tại các địa phương cũng lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình 30a, chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, sự nghiệp khoa học… để giúp bà con phát triển cây dược liệu, mang lại thu nhập cao. Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết:
“ Hiện nay một số vùng phát triển cây dược liệu như vùng cao Sìn Hồ bà con cũng đã phát triển cây dược liệu và hình thành một số sản phẩm để đưa ra thị trường và đưa vào sản phẩm OCOP đánh giá phân hàng đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Ví dụ như cây Atiso, giảo cổ lam, chè dây, thuốc phong tê thấp... Tỉnh đang hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho bà con để thúc đẩy phát triển sản xuất”./.
Viết bình luận