Bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ tơợ bhươn pay cha p’lêê
Thứ tư, 11:10, 19/01/2022
Đoọng pa dưr râu chr’năp coh mr’cơnh đhăm choh bhrợ, coh cr’chăl đăn đâu, bâc đhanuôr ch’choh b’băn coh da ding k’coong tỉnh Quảng Nam năc xăl m’ma chr’noh chr’bêệt, bh’năn băn crêê cơnh lâng đhr’năng k’tiêc k’bunh, pleng k’tiêc, chô đơơng râu liêm choom ooy kinh tế bâc bhlâng. Coh đêêc, bh’rợ choh tơơm pay cha p’lêê âng pr’loọng đong p’căn Đậu Thị Tuyên coh chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang bơơn pay pa chô tơợ 200- 300 ức đồng coh muy c’moo, năc manuyh bhrợ cha choom âng đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch da ding k’coong tỉnh Quảng Nam.

C’moo 2 r’bhâu, diịc điêl p’căn Đậu Thị Tuyên đh’rưah lâng k’coon k’tứi dưr lươt tơợ vel đong Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình tươc ooy chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang, zr’lụ vêy clung choh tơơm chè bhưah pa bhlâng đoọng bhrợ cha. Lâng râu t’bhlâng bhrợ pa dưr pr’ăt tr’mông t’mêê, diic điêl p’căn Tuyên nhăn mọt bhrợ công nhân ha nông trường chè Quyết Thắng. Coh pazêng t’ngay tr’nơơp tơơp tươc ooy zr’lụ ăt mamông t’mêê, pr’ăt tr’mông lâng bh’rợ tr’nêng zêng t’mêê lứch, năc pr’loọng đong đoo lum bâc râu zr’năh k’đhap. K’nặ c’moo bhrợ công nhân coh nông trường chè, diic điêl p’căn Tuyên t’bhlâng pa bhrợ lâng năc công đhiệp cha a năm. Căh mặ ăt lâng đhr’năng ha ul đharựt, diic điêl p’căn Tuyên k’rong câl 1 héc ta k’tiêc ha rêê lâng chr’năp 4,5 ức đồng, choh tơơm pay cha p’lêê. Lâng đợ zên mơ 10 ức đồng vặ tơợ manuyh bhuh xoọng, ađoo câl 200 tơơm thanh long loom bhrôông coh tỉnh Bình Thuận, k’nặ 200 tơơm cam, quýt, piih bhung (cam chr’val Đoài, cam Vinh lâng cam sành) chô choh. Xang 5 c’moo t’bhlâng zư lêy, bhươn pay cha p’lêê âng pr’loong đong đoo choh bhrợ liêm choom, p’lêê boong bâc lâng bơơn pay pa chô tơợ 200 tươc 300 ức đồng coh muy c’moo. Hân đhơ cơnh đêêc, 2 c’moo đăn đâu, tu crêê tươc âng pr’luh cr’ăy Covid-19, thị trường câl đươi zr’năh k’đhap, p’lêê năc ađoo pa’câl coh muy bơr chợ âng chr’bhoong. Hân đhơ cơnh đêêc, pr’loọng đong p’căn Tuyên năc dzợ bhrợ t’bhưah đhăm choh bhrợ, choh p’xoọng tơơm zơ nươu lâng chè ra deh đoọng pa dưr thu nhập: “Coh pazêng c’moo tr’nơơp, pr’loọng đong cu xay bhrợ năc pay công ta bơơn pa chô. Acu n’jưah b’băn, n’jưah ch’choh đoọng ta bơơn tr’mông coh zập t’ngay. Coh tr’nơơp, acu choh pô năc đợ râu bơơn pay pa chô căh mơ. Tơợ bh’rợ chêêc n’năl năc pa câl t’rí, c’rooc, choh bhrợ bhươn tơơm chr’noh đanh c’moo. Tươc nâu cơy vêy thu nhập nhâm mâng. Lêy công bhui har! Coh cr’chăl đăn đâu tu crêê tươc âng pr’luh cr’ăy năc công căh choom bhrợ t’bhưah p’xoọng đhăm choh tơơm pay cha p’lêê, năc đhiệp bhrợ bhươn ơy vêy a năm.”

Đh’rưah lâng bh’rợ đươi kỹ thuật ooy bh’rợ ch’choh, p’căn Đậu Thị Tuyên năc dzợ bhrợ têng ting cơnh kinh nghiệm âng k’conh pa bhướp đơc đoọng k’miah zên coh bh’rợ pa bhrợ. Buôn năc, đhanuôr buôn bhrợ pa xang bhơi đoọng tơơm chr’noh chặt vaih liêm. Hân đhơ cơnh đêêc, p’căn Tuyên năc đươi bhơi coh bhươn đoọng zư đớc đác coh hân noo ch’noọng lâng ch’hooi đác coh hân noo boo, nhâm mâng đoọng tơơm chr’noh dưr vaih liêm lâh mơ. Bh’rợ đươi dua khoa học kỹ thuật coh bh’rợ pa bhrợ lâng xăl tơơm ch’noh crêê cơnh ơy chô đơơng râu liêm choom đoọng ha bhươn tơơm pay cha p’lêê âng pr’loong đong đoo. P’căn Trịnh Thị Nga, Chi hội trưởng pân đil cr’noon Quyết Thắng, chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang xay moon, căh muy t’bhlâng pa dưr kinh tế ha pr’loọng đong đay, p’căn Đậu Thị Tuyên năc dzợ ta béch coh bh’rợ Hội: “Căh muy bhrợ cha choom, amoó Tuyên năc dzợ muy hội viên pân đil ta nih đha nâng coh pazêng bh’rợ tr’nêng âng hội, amoó ta luôn zooi apêê ađhi amoó hội viên zr’năh k’đhap ooy m’ma chr’noh, xay moon kinh nghiệm ch’choh đhị bhươn đong đay đoọng apêê hội viên n’lơơng ting lêy bhrợ, ta nih lâh mơ. K’coon âng amoó năc đợ bác sĩ ta béch, nâu cơy năc pa bhrợ coh Đà Nẵng.”

Coh pazêng c’moo ahay, Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ta luôn zooi apêê pân đil coh bh’rợ pa dưr bh’rợ pa bhrợ. Đươi tơợ pazêng xa nay bh’rợ pa dưr kinh tế coh zr’lụ da ding k’coong, Hội ơy tín chấp đoọng apêê ađhi amoó bơơn vặ zên t’đui đoọng, đoọng m’ma tơơm chr’noh, pa choom ooy bh’rợ b’băn tươc ooy pazêng Chi hội. P’căn Đinh Thị Thết, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon, coh pazêng c’moo đăn đâu, bh’rợ pân đil ting bhrợ kinh tế, t’bil ha ul pa xiêr đharựt coh chr’hoong dưr vaih k’rơ bhlâng. Bâc apêê ađhi amoó ơy xăl ooy cr’noỌ, ta béch coh bh’rợ đoọng vêy đợ bh’rợ b’băn, ch’choh liêm choom pa têệt lâng cr’noọ âng thị trường: “Pa dưr kinh tế, t’bil ha ul pa xiêr đharựt năc muy coh pazêng bh’rợ tr’nêng bha lâng âng Hội pân đil chr’hoong coh cr’chăl ahay. Đoọng zooi apêê ađhi amoó bhrợ kinh tế, Hội ơy tín chấp lâng Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong đoọng bhrợ t’vaih râu liêm crêê  zooi zên vặ t’đui đoọng, lãi suất ếp zooi apêê ađhi amoó k’rong bhrợ pa dưr pazêng bhươn ch’noh, b’băn. Lâng c’moo 2021, Hội ơy tín chấp lâh 74 tỷ đồng đoọng ha k’ha riêng pân đil âng 11 chr’val, thị trấn vặ k’rong bhrợ kinh tế, bhrợ t’bhưah zr’lụ pa bhrợ, bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ crêê cơnh đhị đhăm k’tiêc âng vel đong.”/.

Làm giàu từ vườn cây ăn quả

                                                                                                               (Vơnich Oang)

  Nhằm tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, thời gian gần đây, nhiều nông dân vùng núi tỉnh Quảng Nam mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó,mô hình trồng cây ăn quả của gia đình bà Đậu Thị Tuyên ở xã Ba, huyện Đông Giang có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm, là điển hình phát triển kinh tế của nông dân miền núi tỉnh Quảng Nam.

Năm 2000, vợ chồng bà Đậu Thị Tuyên cùng con nhỏ rời quê hương huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình lên xã Ba, huyện Đông Giang, nơi có nông trường chè rộng lớn để lập nghiệp. Với quyết tâm xây dựng cuộc sống mới, vợ chồng bà Tuyên xin vào làm công nhân cho nông trường chè Quyết Thắng. Những ngày đầu đến nơi ở mới, cuộc sống và công việc đều “lạ nước lạ cái” nên gia đình bà gặp rất nhiều khó khăn. Gần 5 năm làm công nhân ở nông trường chè, vợ chồng bà Tuyên làm lụng vất vả cũng chỉ đủ ăn. Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng bà Tuyên gom góp mua 1ha đất rẫy với giá 4,5 triệu đồng, đầu tư trồng cây ăn quả. Từ nguồn vốn hơn 10 triệu đồng vay mượn của người thân, bà mua 200 gốc thanh long ruột đỏ ở tỉnh Bình Thuận, gần 200 gốc cam, quýt, bưởi các loại (cam xã Đoài, cam Vinh và cam sành) về trồng. Sau 5 năm chăm sóc, vườn cây ăn trái của gia đình bà phát triển tốt, cho thu hoạch quả ổn định và đem lại nguồn thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ khó khăn, trái cây thu được bà chỉ bán cho các mối bán lẻ và một số chợ trong huyện. Dù vậy, gia đình bà Tuyên vẫn mở rộng diện tích cách tác, trồng thêm cây dược liệu và chè dây để tăng thu nhập: “Những năm đầu, gia đình tôi làm chủ yếu lấy công làm lời. Tôi vừa chăn nuôi, vừa trồng trọt để kiếm sống qua ngày. Ban đầu, tôi trồng hoa màu nhưng thu nhập không cao. Qua tìm hiểu thì bắt đầu bán trâu, bò rồi đầu tư vườn cây lâu năm. Đến nay đã có thu nhập ổn định. Thấy cũng mừng! Thời gian gần đây ảnh hưởng của dịch bệnh nên cũng không mở rộng thêm diện tích trồng cây ăn quả, chỉ chăm lo vườn cây có đã có sẵn thôi.”

Cùng với việc ứng dụng kỹ thuật vào trồng trọt, bà Đậu Thị Tuyên còn làm theo kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Thông thường, người nông dân làm cỏ sạch để cây phát triển. Thế nhưng, bà Tuyên lại sử dụng cỏ trong vườn cây để giữ nước vào mùa hè và thoát nước vào mùa mưa, đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt hơn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chuyển đổi cây trồng hợp lý đã mang lại hiệu quả cho vườn cây ăn trái của gia đình bà. Chị Trịnh Thị Nga, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Quyết Thắng, xã Ba, huyện Đông Giang cho biết, không chỉ chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình mình, bà Đậu Thị Tuyên năng nổ trong công tác Hội: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Tuyên còn là một hội viên phụ nữ gương mẫu tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của hội, chị luôn sẵn sàng giúp đỡ chị em hội viên khó khăn về giống cây trồng, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt ngay tại vườn nhà mình để hội viên khác học tập một cách trực quan, thiết thực hơn. Các con của chị là những bác sĩ giỏi, nay đang làm việc tại Đà Nẵng.”

Những năm qua, Hội LHPN huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam luôn đồng hành với hội viên phụ nữ trong phát triển sản xuất. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế ở khu vực miền núi, Hội tín chấp chấp cho chị em vay vốn ưu đãi, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt đến tận các Chi hội. Bà Đinh Thị Thết, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm gần đây, phong trào phụ nữ tham gia làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ. Nhiều chị em đã thay đổi cách nghĩ, sáng tạo trong cách làm để có những mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả gắn với nhu cầu của thị trường: “Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ huyện suốt thời gian qua. Để hỗ trợ chị em làm kinh tế, Hội đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để tạo điều kiện hỗ trợ vốn ưu đãi, lãi suất thấp giúp chị em đầu tư phát triển các mô hình. Riêng trong năm 2021, Hội đã tín chấp hơn 74 tỷ đồng cho hàng trăm lượt phụ nữ của 11 xã, thị trấn vay đầu tư làm kinh tế, mở rộng sản xuất, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.”/.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC