Anoo Phản Phu Liêu, acoon coh Dao xọoc pa bhrợ đhị Trạm Y tế chr’val ca noong k’tiếc Sì Lở Lầu, chr’hoong Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ta luôn pa chăp coh loom nắc choh lâng pa trơơi m’ma zập rau tơơm za nươu chr’năp coh bhươn đong. Anoo Liêu đoọng năl, ma nuyh Dao vêy bấc rau za nươu chr’năp bơơn ta bhrợ têng tơợ tơơm za nươu. Tơợ ơy ting pâh lêy, cheeec năl apêê cr’noọ bh’rợ choh tơơm za nươu bh’nơơn dal âng đhanuôr coh zr’lụ, c’moo 2018, a noo Liêu quyết định tơợp choh lâh 4000 t’nơm tam thất, zên k’rong choh bhrợ xoọc tr’nơọp dâng mơ 600 ức đồng. Lâh cr’chăl k’rang zư lêy, cr’nọo bh’rợ choh tơơm za nươu âng pr’loọng đong a noo đơơng chô bh’nơơn lâh 200 ức đồng zập c’moo lâng đh’nớc “anoo Liêu tam thất” bơơn bấc ngai năl tước. Anoo Liêu xay moon: “Pa zay k’rong bhrợ têng đoọng zư liêm cr’noọ bh’rợ nâu, zư liêm tơơm za nươu âng Việt Nam hêê. Rau bơr nắc hêê vêy pa choom đoọng ha đhanuôr choom bhrợ đoọng bhrợ kinh tế, pa dưr dal bh’nơơn bh’rợ âng pr’loọng đong. Tơơm za nươu nâu nắc đhr’năng k’rang zư lâng pa dưr k’zih, đanh 6-7 c’moo nắc clơợng 1 lạng, tu cơnh đêêc cr’chăl k’rang zư lalâh đanh.”
Bơơn lêy pr’đơợ liêm choom, bh’nơơn tơợ choh tơơm za nươu, t’cooh Tẩn Chin Xu, Trạm trưởng Trạm Y tế chr’val ca noong k’tiếc Sì Lở Lầu, chr’hoong Phong Thổ cung xăl bhươn tạm đoọng choh tơơm za nnươu tơợ rau zooi âng a noo Phản Phu Lieu. Tơợ cr’chăl choh bệêt, k’rang zư, bhươn tơơm za nươu âng pr’loọng đong Xu ha dưr liêm, coh đêêc vêy tơơm tam thất vêy chr’năp kinh tế zăng dal. T’cooh Tẩn Chin Xu bhui har lâng pác kinh nghiệm âng đay coh bhiệc k’rang zư lêy bhươn tơơm za nươu âng pr’loọng đong: “Choh tơơm za nươu nắc lêy cha mệêt đhr’năng pleng k’tiếc. Ha dang boo bấc nắc tơơm za nươu buôn xrăh tu nong đác, pa bhlầng nắc tơơm pay a’pul buôn k’hung. Bêl pleng liêm nắc tưới 1 chu cung ơy zập đác đoọng ha dưr.”
Chr’val ca noong k’tiếc Sì Lở Lầu, chr’hoong Phong Thổ ch’ngai tơợ Trung tâm chr’hoong Phong Thổ lâh 80km. Coh đâu bơơn lêy nắc “zr’lụ choh bấc bhlầng tơơm za nươu” âng tỉnh Lai Châu. Tơợ a hay, đhanuôr Dao buôn đươi dua tơơm za nươu pay tơợ crâng đoọng pa dưah bấc rau cr’ay. Zập rau hi la za nươu bơơn đhanuôr Dao pay đoọng âm, xứt, họom… T’cooh Tẩn Lao San, Phó Chủ tịch UBND chr’val Sì Lở Lầu, chr’hoong Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đoọng năl: Ma nuyh Dao lêy tơơm za nươu nắc pr’hêl chr’năp tơợ crâng ca coong: “Chr’val ơy bhrợ lớp tập huấn, pa choom đoọng ha lâh 60 cha nắc ting pâh, choh Tam thất lâng Thất diệp nhất chi hoa. Chr’val cung ơy chêêc lêy apêê doanh nghiệp, hợp tác xã đoọng pa tệêt pa zưm k’rong câl đoọng ha đhanuôr. Apêê cr’noọ bh’rợ choh tơơm za nươu c’moo 2021 chr’val ơy xay bhrợ zêng liêm choom lâh apêê c’moo lalăm.”
Tỉnh Lai Châu xoọc vêy k’nặ 900 rau za nươu lâng bấc rau chr’năp kinh tế dal. Xọoc đâu, tỉnh nâu ơy choh lâh 17.800ha tơơm za nươu, pazêng: quế, sơn tra, sa nhân, p’lêê p’coo, sâm Lai Châu, 7 hi la 1 pô, đương quy… Cơnh lâng tơơm quế lâng sơn tra, đhanuôr choh bhrợ ting cơnh Đề án pa dưr tơơm za nươu âng tỉnh. Lâh mơ, tỉnh Lai Châu dzợ zooi đhanuôr pa dưr tơơm za nươu ting cơnh apêê xa nay bh’rợ. T’cooh Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND chr’hoong Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đoọng năl: vel đong ta luôn t’pâh, t’vaih pr’đơợ đoọng ha đhanuôr t’bhlầng choh bhrợ tơơm za nươu lâng đhr’năng bhrợ têng cơnh t’mêê, đơơng chô bh’nơơn dal: “Pr’đơợ liêm choom âng chr’hoong nắc vêy pazêng zr’lụ k’tiếc, zr’lụ vêy pleng k’tiếc vêy pr’đơợ liêm choom đoọng ha tơơm za nươu ha dưr. Xoọc đâu nắc coh vel đong vêy pazêng tơơm cơnh Thất diệp nhất chi hoa, Sâm Lai Châu, Sa nhân bhrậu lâng bấc tơơm za nươu lơơng. Nâu đoo nắc muy pr’đơợ lâng nắc pr’đwoi âng chr’hoong lêy pa dưr đoọng đơơng chô rau liêm choom đoọng ha đhanuôr. Azi pa ghit bhrợ t’vaih apêê bh’nơơn OCOP đoọng bhrợ pa dưr apêê chr’năp dal, chêếc lêy thị trường pa câl, t’vaih chr’năp liêm bhlầng đoọng ha bh’nơơn bh’rợ.”
Choh lâng pa dưr apêê bhươn za nươu đhị apêê vel bhươl da ding ca coong đhị tỉnh Lai Châu t’mêê bơơn đươi dua za nươu âng thị trường, t’mêê chroi k’rong bh’rợ zư lêy m’ma chr’năp, pa xiêr rau crêê tước âng coon ma nuyh bhrợ pa hư rau abhuy t’vaih. T’cooh Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng Pa dưr vel bhươl tỉnh Lai Châu đoọng năl: Lâh mơ t’đang k’rong bhrợ têng, t’bhưah đhăm bhrợ, ngành nông nghiệp cung k’đươi cán bộ xiêr cơ sở pa choom đhanuôr đươi dua quy trình kỹ thuật t’mêê coh bhrợ têng, pay bh’nơơn, zư lêy za nươu đoọng pa dưr dal bh’nơơn, pr’đang bêl k’rong pa câl. Apêê vel đong cung ơy pa zưm apêê zên prặ tơợ xa nay bh’rợ 30a, xa nay bh’rợ bhrợ têng vel bhươl t’mêê, zooi pa dưr bh’rợ tr’nêng, bh’rợ khoa học… zooi đoọng ha đhanuôr pa dưr tơơm za nươu, đơơng chô bh’nơơn dal: “Xoọc đâu, bơr pêê zr’lụ pa dưr tơơm za nươu đhị zr’lụ da ding ca coong, đhanuôr cung ơy bhrợ vaih bơr pêê bh’nơơn đoọng pa căh ooy thị trường; đơơng ooy pr’đươi OCOP xay moon ra pặ hạng 3 sao, ba bi cơnh tơơm Atiso, xang nắc tơơm Giảo cổ lam, razeh… Tỉnh cung xoọc zooi coh đhr’năng pa dưr apêê bh’nơơn OCOP lâng zooi bhrợ têng bhiệc tr’câl tr’bhlêy đoọng ha đhanuôr pa dưr bhrợ têng.”
Đọong pazêng bhươn za nươu lalua dưr vaih nắc pazêng zr’lụ bhươn liêm dal chr’năp, nắc lêy vêy pazêng rau pa zưm c’rơ, muy loom âng chính quyền vel đong, apêê đong khoa học, ma nuyh choh tơơm za nươu lâng apêê đơn vị k’rong câl. Ha dang pa tệêt pa zưm nâu nhâm mâng, nắc đhr’năng pa dưr bhrợ têng za nươu nắc đoo c’lâng bh’rợ nhâm mâng, tu đhr’năng đươi dua, k’rang c’rơ coon m anuyh hêê, pa dưr dal bh’nơơn pr’ặt tr’mông âng đhanuôr, pa bhlầng nắc coh pr’ặt tr’mông liêm t’mêê t’ngay đâu./.
"Vườn no ấm" ở vùng cao Lai Châu
(Khắc Kiên-TTTB)
Từ lâu, người dân vùng cao ở tỉnh Lai Châu thường lấy các loại lá cây thuốc, dược liệu từ rừng về để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Hiện nay, nhiều giống dược liệu quý đã được bà con đưa về trồng, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.
Anh Phản Phu Liêu, dân tộc Dao đang công tác tại Trạm y tế xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu luôn ấp ủ trồng và nhân giống các loại cây dược liệu quý trong vườn nhà. Anh Liêu cho biết, người Dao có rất nhiều bài thuốc quý được điều chế từ cây dược liệu. Sau khi tham quan, tìm hiểu các mô hình trồng cây dược liệu hiệu quả của bà con trong vùng, năm 2018, anh Liêu quyết định trồng thử nghiệm hơn 4.000 gốc tam thất, chi phí đầu tư ban đầu vào khoảng 600 triệu đồng. Sau thời gian chăm sóc, mô hình trồng cây dược liệu của gia đình anh cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm và cái tên "anh Liêu tam thất" được rất nhiều người biết đến. Anh Liêu chia sẻ: “Phải cố gắng đầu tư mô hình để mình giữ, bảo tồn lại những cây dược liệu của Việt Nam chúng ta. Thứ hai là mình có thể hướng dẫn bà con có thể làm để làm kinh tế, tăng thêm thu nhập của gia đình. Cây dược liệu này thì quá trình chăm sóc và phát triển rất chậm, có thể là 6 -7 năm thì mới được hơn 1 lạng thôi nên thời gian chăm sóc khá lâu.”
Nhận thấy tiềm năng, hiệu quả từ trồng dược liệu, ông Tẩn Chin Xu, Trạm trưởng Trạm Y tế xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cũng mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp để trồng cây dược liệu dưới sự hỗ trợ của anh Phản Phu Liêu. Sau thời gian gieo hạt, chăm sóc, vườn cây dược liệu của gia đình Xu phát triển rất tốt, trong đó có cây tam thất có giá trị kinh tế khá cao. Ông Tẩn Chin Xu phấn khởi và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc chăm sóc vườn cây dược liệu của gia đình: “Trồng cây dược liệu phải theo dõi thời tiết. Nếu mưa nhiều quá cây dược liệu dễ bị úng nước, nhất là cây lấy củ dễ bị thối. Còn khi thời tiết khô hanh thì một ngày chỉ cần tưới một lần là đã đủ độ ẩm để cây phát triển rồi.”
Xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cách trung tâm huyện Phong Thổ hơn 80km. Nơi đây được coi là “thánh địa dược liệu” của tỉnh Lai Châu. Xưa nay, bà con Dao vẫn thường sử dụng các cây dược liệu từ rừng để chữa trị nhiều loại bệnh. Các loại lá thuốc, cây dược liệu được đồng bào Dao dùng để sắc uống, bôi, đắp, tắm… Ông Tẩn Lao San, Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết: Người Dao coi cây dược liệu là món quà quý từ núi rừng: “Xã đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho hơn 60 người dân tham gia, trồng mô hình Tam thất với Thất diệp nhất chi hoa. Xã cũng đã tìm kiếm các doanh nghiệp, hợp tác xã để liên kết thu mua cho người dân. Các mô hình cây dược liệu năm 2021 xã đã triền khai đều tốt hơn so với các năm trước.”
Tỉnh Lai Châu hiện có gần 900 loại dược liệu với nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Hiện, tỉnh này đã trồng hơn 17.800 ha cây dược liệu, bao gồm: quế, sơn tra, sa nhân, thảo quả, sâm Lai Châu, bảy lá một hoa, đương quy.... Riêng cây quế và sơn tra, người dân thực hiện trồng theo Đề án phát triển cây dược liệu của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Lai Châu còn hỗ trợ người dân phát triển cây dược liệu theo các chương trình, dự án. Ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết: địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện để người dân đẩy mạnh trồng, sản xuất dược liệu với quy trình canh tác mới, cho sản phẩm đạt chất lượng tốt: “Lợi thế của huyện là có những vùng đất, vùng khí hậu có lợi thế tự nhiên tốt cho cây thảo dược. Hiện nay là trên địa bàn có những cây như là Thất diệp nhất chi hoa, Sâm Lai Châu, rồi Sa nhân tím và nhiều loại dược liệu khác. Đây là một lợi thế và là sản phẩm mà huyện cần phải phát triển để đem lại lợi ích cho bà con nhân dân. Chúng tôi chú trọng làm các sản phẩm OCOP để xây dựng các thương hiệu uy tín, tìm thì trường đầu ra, tạo giá trị đặc biệt cho sản phẩm.”
Trồng và phát triển các vườn dược liệu ở các bản làng vùng cao tại tỉnh Lai Châu vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu của thị trường, vừa vừa góp phần bảo tồn các giống cây quý, hạn chế sự tác động của con người vào tự nhiên. Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết: Ngoài kêu gọi đầu tư, mở rộng diện tích, ngành nông nghiệp cũng cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn người dân áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bảo quản dược liệu để nâng cao chất lượng, mẫu mã khi tiêu thụ. Các địa phương cũng đã lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, sự nghiệp khoa học… để giúp bà con phát triển cây dược liệu, mang lại thu nhập cao: “Hiện nay một số vùng phát triển cây dược liệu ở vùng cao, bà con cũng đã hình thành một số sản phẩm để đưa ra thị trường; được đưa vào sản phẩm OCOP đánh giá phân hạng 3 sao, ví dụ như cây Atiso, rồi cây Giảo cổ lam, chè dây, thuốc phong tê thấp... Tỉnh cũng đang hỗ trợ trên tinh thần phát triển các sản phẩm OCOP và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho bà con để thúc đẩy sản xuất.”
Để những vườn dược liệu thực sự trở thành những khu vườn no ấm, rất cần sự chung sức, đồng lòng của chính quyền địa phương, các nhà khoa học, người trồng dược liệu và các đơn vị thu mua, tiêu thụ. Nếu liên kết này được bền chặt, thì chắc chắn, phát triển sản xuất dược liệu sẽ là hướng đi đúng đắn, bền vững, bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là tất yếu, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay./.
Viết bình luận