Liêm choom coh bhrợ têng cha, amoó Blúp Yến ặt coh vel Đắc Ốc, chr’val La Dêê, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang căh muy ơy z’lâh đha rựt nắc dưr vaih pr’loọng bhrợ cha z’zăng coh zr’lụ. Amoó Yến truih, tơợ bêl bơơn k’diic lâng ặt lalay, anhi vêy cha chuih, da da zooi đoọng 2 p’nong a’ọc lâng 1 chr’đhung ha roo đoọng t’mông pr’ặt t’mêê. Căh vêy zên đoọng bhrợ cha nắc amoó Yến pa zay k’rang a’ọc lâng băn pa dưr. Tơợ 1 c’moo k’rang băn, a’ọc nâu ơy rưah lâng r’dợ đơơng chô bh’nơơn. Lêy băn a’ọc vêy pa chô lãi, c’moo 2017, a moó nắc vặ 90 ức đồng tơợ Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong đoọng bhrợ pa liêm c’rọol bh’năn lâng câl máy xát ha roo. Đọong pa xiêr zên k’rong băn, amoó pay đươi bhơi rơ veh coh bhươn đong, pa zưm lâng zệê alắc pay m’băh băn a’ọc, ha dợ alăc nắc pa câl đoọng ha pêê quán tạp hóa. Ting cơnh amoó Yến, đoọng b’băn vêy bh’nơơn dal, muy coh pazêng rau pa ghit lêy nắc c’rọol bh’năn liêm sạch, tệêm ngăn, ch’na bh’năn bơơn zệê chệên lâng tiêm cha groong pr’luh zập zêng. Bêl Tết Nguyên đán t’mêê đâu, pr’loọng đong amoó pa câl lâh 40 p’nong a’ọc lêệ, căh dap lâng zên k’rong bhrợ têng nắc dzợ pa chô lãi lâh 70 ức đồng. Amoó Yến moon: “Tơợ pa zay bhrợ têng cha, tr’mông tr’meh pr’loọng đong zi nâu kêi ơy zăng lâh. Đợ zên 90 ức đồng vặ Ngân hàng cung ơy chroot lưch. Đhơ pa chô căh bấc cơnh lơơng, nắc cung vêy coon k’bơch tr’bứi, k’rang tr’mông tr’meh pr’loọng đong.”
Jưah lâng k’rong băn a’ọc, amoó Blúp Yến dzợ băn pa xoọng a tưch, a đha, choh bhơi rơ veh… đoọng pa xoọng bh’nơơn. Cr’chăl nâu, amoó Yến xoọc xay bhrợ, ta bhưah c’rọol bh’năn, băn pa xoọng k’roọc coh gâm âng crâng choh, k’rong choh apêê tơơm cha p’lêê đơơng chô bh’nơơn dal cơnh pih bhung k’đoh t’viêng, pih Vinh… Amoó Hiên Hứu, Chủ tịch K’bhuh pân đil chr’val La Dêê, chr’hoong Nam Giang xay moon, amoó Blúp Yến nắc muy coh pazêng hội viên tiêu biểu đhị vel đong. Tơợ pr’loọng đha rựt, amoó Yến ơy pa zay pa dưr tr’mông tr’meh pr’loọng đong ha dưr z’zăng tơợ 2 p’nong a’ọc xoọc tr’nơợp. Xọoc đâu, cr’nọo bh’rợ bhrợ têng cha âng pr’loọng đong amoó Yến đơơng chô bh’nơơn k’ha riêng ức đồng zập c’moo. Ting cơnh amoó Hiên Hứu, đhơ bh’nơơn pa chô âng pr’loọng đong a moó Yến căh laha dal, ha dợ đhị zr’lụ ca noong k’tiếc k’đhap k’ra cơnh La Dêê, chr’hoong Nam Giang nắc rau đương rơơm âng bấc ngai. “Căh muy choom bhrợ cha, amoó Blúp Yến dzợ zay ting pâh bh’rợ xã hội. Amoó ta luôn ting pâh xay moon, pác kinh nghiệm đoọng ha pêê hội viên lơơng ting pa zay bhrợ têng, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt liêm choom.”
Pa zay bhrợ têng cha, tước nâu kêi, pr’loọng đong amoó Blúp Yến ơy choh bhrợ đhr’nong đong liêm mâng, apêê ca coon học ta nih liêm. Bấc c’moo đâu, amoó Blúp Yến bơơn vel đong xay moon nắc điển hình bhrợ cha choom; hội viên tiêu biểu coh bh’rợ “5 doó, 3 sạch”; pa dưr pr’loọng đong “k’bhộ ngăn, liêm choom, bhui har”… Pa căn Arất Thị Hoa, Chủ tịch K’bhuh pân đil chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, coh vel đong chr’hoong ting t’ngay vêy bấc apêê pân đil ma nuyh acoon coh bhrợ cha choom cơnh amoó Yến: “Nam Giang nắc muy chr’hoong da ding ca coong, vêy đhanuôr acoon coh ặt ma mông đơ bhlầng. Xọoc đâu, ađhi amoó ơy năl z’lâh k’đhap, bhrợ têng cha liêm chôm. Cr’chăl a hay, laha mơ tín chấp zên vặ đăh Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hội nắc dzợ pay đươi zên tơợ apêê xa nay bh’rợ, dự án lơơng đoọng zooi pân đil bhrợ têng cha. Đươi tơợ đêêc nắc ting bấc cr’nọo bh’rợ bhrợ têng cha liêm choom âng pân đil k’đhơợng bhrợ, chroi k’rong ha bh’rợ pa xiêr đha rựt đanh mâng âng vel đong./.”
Blúp Yến: Điển hình làm kinh tế vùng biên
(CTV Văn Thủy)
Không cam chịu nghèo khó, nhiều năm qua, chị Blúp Yến ở thôn Đắc Ốc, xã La Dêê, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam mạnh dạn xây dựng mô hình chăn nuôi có chuồng trại. Với cách làm này, gia đình chị Yến không chỉ thoát nghèo mà còn khấm khá với nguồn thu cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Mạnh dạn và nhạy bén trong phát triển kinh tế, chị Blúp Yến, thôn Đắc Ốc, xã La Dêê, huyện miền núi Nam Giang không chỉ thoát nghèo mà vươn lên trở thành hộ khá trong vùng. Chị Yến kể, sau khi lấy chồng rồi ra ở riêng, chị được gia đình hỗ trợ 1 cặp heo và 01 bao lúa để xây dựng cuộc sống mới. Không có vốn để làm ăn nên chị Yến cố gắng chăm sóc cặp heo, phát triển chăn nuôi. Sau 1 năm chăm sóc, cặp heo đã sinh sản và dần mang lại hiệu quả bước đầu. Thấy nuôi heo có lãi, năm 2017, chị mạnh dạn vay 90 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách Xã hội huyện để xây dựng chuồng trại nuôi heo và mua máy xát lúa. Để giảm chi phí chăn nuôi, chị tận dụng rau củ trong vườn, kết hợp nấu rượu để lấy bả nuôi heo, còn rượu bỏ sỉ cho quán tạp hóa. Theo chị Yến, để chăn nuôi hiệu quả, một trong những điều cần lưu ý là phải đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, thực phẩm nấu chín và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình xuất bán hơn 40 con heo thịt, lãi hơn 70 triệu đồng đã trừ các chi phí. Chị Yến khoe: “Sau thời gian nỗ lực làm kinh tế, cuộc sống gia đình nay ổn định hơn rất nhiều. Số tiền 90 triệu đồng vay ngân hàng cũng đã trả hết. Mặc dù thu nhập không nhiều, nhưng cũng tiết kiệm được chút ít chăm lo cuộc sống gia đình.”
Cùng với đầu tư chăn nuôi heo, chị Blúp Yến còn nuôi thêm gà, vịt, trồng rau... để tăng thu nhập cho gia đình. Thời điểm này, chị Yến đang triển khai mở rộng quy mô chuồng trại, nuôi thêm bò dưới tán rừng, quy hoạch trồng các loại cây ăn quả cho kinh tế cao như bưởi da xanh, cam Vinh... Chị Hiên Hứu, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã La Dêê, huyện Nam Giang nhận xét, chị Blúp Yến là một trong những hội viên tiêu biểu tại địa phương. Từ hộ nghèo chị Yến không ngừng nỗ lực xây dựng cuộc sống gia đình khấm khá chỉ với 1 cặp heo ban đầu. Hiện, mô hình kinh tế của gia đình chị Yến cho nguồn thu cả trăm triệu đồng mỗi năm. Theo chị Hiên Hứu, dù nguồn thu của gia đình chị Yến chưa phải là cao, nhưng ở vùng biên giới khó khăn như La Dêê, huyện Nam Giang là điều mơ ước của nhiều người. “Không chỉ làm kinh tế hiệu quả, chị Blúp Yến còn rất năng nỗ tham gia công tác xã hội tại địa phương. Từ chính bản thân mình, chị Yến thường xuyên vận động, chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa động lực đến các hội viên khác cùng nỗ lực phát triển kinh tế, thoát cảnh nghèo đói.”
Nỗ lực phát triển kinh tế, đến nay, gia đình chị Blúp Yến đã xây được ngôi nhà khang trang, con cái có điều kiện học tập. Nhiều năm liền, chị Blúp Yến được địa phương công nhận là điển hình làm kinh tế giỏi; hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào “5 không, 3 sạch”; xây dựng gia đình “ấm no, tiến bộ, hạnh phúc”… Bà Arất Thị Hoa, Chủ tịch HLPN huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi như chị Yến: “Nam Giang là một huyện miền núi chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, chị em phụ nữ bản địa đã biết tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương. Thời gian qua, ngoài việc tín chấp nguồn vốn bên Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hội còn sử dụng linh động các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế. Nhờ đó, ngày càng nhiều mô hình hiệu quả do phụ nữ làm chủ lực, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương./.”
Viết bình luận