Cử nhân công nghệ thông tin pa chô lãi 700 ực đồng zâp c’moo tơợ chóh mận hữu cơ
Thứ ba, 09:44, 10/05/2022
Năl đươi dua khoa học kỹ thuật, grơơ nhool tr’xăl c’lâng bh’rợ chóh bhrợ mận ting c’lâng hữu cơ, pr’loọng đông anoo Nguyễn Đình Thuận cóh tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, chr’hoong Mộc Châu, tỉnh Sơn La pa chô lãi k’dâng 700 ực đồng zâp c’moo, ting bhr’dzang bhrợ cha k’van đhị k’tiếc vel đông.

 

C’moo 2008, xang bêl tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin-Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hệ pa choom tơợ ch’ngai, anoo Nguyễn Đình Thuận cóh tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, chr’hoong Mộc Châu, tỉnh Sơn La quyết định bhrợ cửa hàng kinh doanh dịch vụ pr’đươi điện tử, công nghệ thông tin đoọng ha zâp trường học lâng zâp chr’val, thị trấn cóh chr’hoong. Hân đhơ cơnh đêếc, anoo nắc bơơn lêy pr’loọng đông vêy chr’nắp liêm đắh k’tiếc bha đưn nắc quyết định xăl k’rong bhrợ ha rêê đhuốch. Anoo Thuận moon, xang bêl k’đhơợng bhrợ c’roọl bh’năn, ha rêê bhươn âng k’conh k’căn, anoo vặ zên tơợ đhanuôr, pr’zợc lâng Ngân hàng Chính sách xã hội đoọng cala pa xoọng k’tiếc k’rong chóh mận. Nắc cử nhân công nghệ thông tin, bêl tr’nơợp t’mêê lêy bhrợ ha rêê đhuốch nâu anoo lưm bấc râu zr’nắh k’đhạp: “Zr’nắh k’đhạp nắc bấc, tr’nơợp nắc cóh ha rêê Mu Náu nâu cắh váih đác, nắc acu lêy bhrợ pa dưr bấc đoọng tước hân noo boo nắc đợc đác đoọng ha hân noo p’răng xơớt, đác đhị đâu cắh váih. Râu 2 nắc c’lâng, bêl ahay cắh váih c’lâng xe máy, cung cắh váih c’lâng ôtô nắc lêy lướt lâng a’xêếh, zêng đhị ha rêê nâu bêl ahay chóh bhơi k’tang lâng chóh a’bhoo đoọng băn a’xêếh, xang bêl váih c’lâng xe máy lâng c’lâng ôtô nắc azi pa hư ha rêê nâu đoo chóh ga lôộc cậ.”

Bhươn mận âng pr’loọng đông anoo Nguyễn Đình Thuận bơơn chóh, zư lêy ting c’lâng hữu cơ, têêm ngăn c’rơ ha manứih đươi dua. Tr’nơợp, anoo Thuận cắt bhrợ pa liêm 700 t’nơơm ga lôộc ơy chóh đenh tơợ c’moo 1994. Đợ t’nơơm n’lơơng cóh bhươn nắc zư lêy lâng bón phân ting c’lâng bh’rợ Oganic, zâp c’xêê bón mưy chu, mưy chu bón phân hữu cơ nắc mưy chu bón phân vô cơ. Tước lứch c’moo, anoo nắc lêy ta cắt pa liêm, phun vôi, phun sun phát đoọng pa xiêr ma liịc boọ cóh tơơm lâng bón crêê c’lâng bh’rợ... Ooy cr’chăl zư lêy bhươn mận, anoo Thuận họp xay moon lâng 2, 3 pr’loọng chóh mận cóh zr’lụ đoọng k’rong lấh 3 tỷ đồng bhrợ c’lâng bê tông ooy ha rêê ga lôộc đoọng liêm buôn ooy cr’chăl zư lêy, n’jứah liêm buôn bơơn bhrợ, âng đơơn pr’đươi pr’dua tước bêl bơơn bhrợ: “Acu lêy bhui har bhlâng, hân đhơ cơnh đêếc cung vêy bấc trách nhiệm, lêy bhrợ ting bh’rợ nâu k’rong bhrợ bấc, ha dợ xoọc đâu zâp râu câl cung bấc zên, phân, công thợ, zâp râu zêng dal zên, mưy c’moo acu pa glúh bhrợ cóh bhươn ga lôộc lứch k’dâng 500 ực đồng.”

Xoọc đâu, pr’loọng đông anoo Nguyễn Đình Thuận pa dưr pa xớc 5 hécta tơơm mận, oou đâu lấh m’pâng k’tiếc xoọc choom bơơn bhrợ. Ha dang plêệng k’tiếc liêm buôn, doọ vêy pr’lúh cr’ay, zâp c’moo bhươn ga lôộc âng pr’loọng đông anoo Thuận pa chô tơợ 45-60 tán p’lêê, lấh mơ nắc vêy choom bơơn 100 tấn ha dang bơơn bhrợ lứch. Lấng zên pa câl tơợ 15.000 tước 50.000 r’bhâu đồng đhị 1 ký, pr’loọng đông anoo Thuận pa chô lãi tơợ 500-700 ực đồng zâp c’moo xang bêl lơi jợ đợ mơ zên pa glúh đươi l’lăm.

T’coóh Phạm Hoàng Thiện, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mộc Châu, chr’hoong Mộc Châu, tỉnh Sơn La đoọng năl, bh’rợ chóh mận hữu cơ âng pr’loọng đông anoo Nguyễn Đình Thuận cắh mưy âng đơơng bh’nơơn liêm dal nắc dzợ bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha bấc apêê pa bhrợ cóh vel đông, ooy đâu vêy k’dâng 7 apêê pa bhrợ ta luôn vêy zên pa chô têêm ngăn lâng 20-30 apêê pa bhrợ ting hân noo nắc vêy pa xoọng thu nhập ha pr’loọng đông: “Ooy bh’rợ pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung âng Hội Nông dân thị trấn Mộc Châu nắc vêy bấc apêê điển hình tiên tiến, ooy đâu vêy bh’rợ kinh tế âng pr’loọng đông anoo Nguyễn Đình Thuận nắc mưy ooy đợ bh’rợ chr’nắp liêm âng Hội Nông dân thị trấn Mộc Châu. Anoo Thuận nắc mưy gương hội viên đhanuôr p’niên, liêm ta níh, pân k’noọ pân bhrợ, t’bhlâng pấh bhrợ zâp bh’rợ âng Hội cung cơnh grơơ nhool pấh bhrợ zâp bh’rợ bhrợ kinh doanh.”

Pr’đươi pr’dua liêm sạch nắc c’lâng bơơn apêê đươi dua lêy pay đươi đoọng têêm ngăn c’rơ tr’mung lấh mơ. Bhiệc xay bhrợ bh’rợ chóh mận ting c’lâng hữu cơ âng pr’loọng đông anoo Nguyễn Đình Thuận cắh mưy âng đơơng chr’nắp kinh tế dal, nắc dzợ bhrợ pa dưr pr’đươi pr’dua têêm ngăn, chrooi pa xoọng pa dưr dal c’rơ manứih đươi dua cung cơnh bhrợ pa liêm zư lêy môi trường./.

Cử nhân công nghệ thông tin thu lãi 700 triệu đồng

mỗi năm từ trồng mận hữu cơ

        Biết áp dụng khoa học kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi phương pháp canh tác truyền thống sang trồng mận hậu theo hướng hữu cơ, gia đình anh Nguyễn Đình Thuận ở tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thu lãi khoảng 700 triệu đồng mỗi năm, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.

        Năm 2008, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hệ đào tạo từ xa, anh Nguyễn Đình Thuận ở tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La quyết định mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ thiết bị điện tử, công nghệ thông tin cho các trường học và các xã, thị trấn ở huyện. Tuy nhiên, anh lại nhận thấy gia đình có lợi thế về đất đồi nên quyết định chuyển sang đầu tư sản xuất nông nghiệp. Anh Thuận cho biết, sau khi tiếp quản trang trại, nương vườn của bố mẹ, anh vay tiền từ người thân, bạn bè và Ngân hàng Chính sách xã hội để mua thêm đất đầu tư trồng cây mận hậu. Vốn là cử nhân công nghệ thông tin, lúc đầu mới bắt tay vào sản xuất nông nghiệp, anh gặp không ít khó khăn: “Khó khăn thì rất nhiều khó khăn, đầu tiên là trên nương Mu Náu này không có nước, cho nên tôi phải xây rất nhiều bể để đến mùa mưa thì chứa nước dùng cho mùa khô, mó nước ở khu này thì không có. Thứ 2 là đường, ngày xưa không có đường xe máy, cũng không có đường ô tô thế nên là toàn phải dùng bằng ngựa; cả cái nương này ngày xưa trồng cỏ với trồng ngô để nuôi ngựa, sau khi có đường xe máy và đường ô tô thì tôi phá nương cỏ đi để trồng cây mận này.”

          Vườn mận hậu của gia đình anh Nguyễn Đình Thuận được trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Đầu tiên, anh Thuận cắt tỉa khoảng 700 cây mận già, mận to đã trồng từ năm 1994. Những cây còn lại trong vườn anh chăm sóc và bón phân theo quy trình Oganic, mỗi tháng bón phân một lần, cứ một lần bón phân hữu cơ lại một lần bón phân vô cơ. Đến thời điểm cuối năm, anh tiếp tục cắt tỉa cành, phun vôi, phun sun-phát để hạn chế cây không bị rêu bám và bón phân theo đúng quy trình… Trong thời gian chăm sóc vườn mận, anh Thuận họp bàn với một số hộ trồng mận trong vùng để đầu tư hơn 3 tỷ đồng mở đường bê tông vào tận nương mận để thuận lợi cho quá trình chăm sóc, vừa dễ dàng thu hoạch, vận chuyển sản phẩm khi tới mùa: “Tôi cảm thấy rất vui nhưng cũng đầy trách nhiệm, vì tôi làm theo mô hình này đầu tư rất nhiều, mà bây giờ mọi thứ rất đắt đỏ, phân đắt, công thợ đắt, tất cả đều ảnh hưởng đến chi phí; một năm tôi chi phí cho vườn mận hết khoảng 500 triệu đồng.”

        Hiện nay, gia đình anh Nguyễn Đình Thuận phát triển được 5 héc ta cây mận hậu, trong đó, hơn một nửa diện tích đang cho thu hoạch. Nếu thời tiết thuận lợi, không dịch bệnh, bình quân mỗi năm, vườn mận của gia đình anh Thuận cho thu hoạch từ 45 - 60 tấn quả; thậm chí có thể đạt 100 tấn nếu thu hoạch triệt để. Với giá bán từ 15.000 đến 50.000 đồng/1kg (tùy loại),  gia đình anh Thuận thu lãi từ 500 đến 700 triệu đồng mỗi năm đã trừ mọi chi phí.

        Ông Phạm Hoàng Thiện, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết, mô hình trồng mận hậu hữu cơ của gia đình anh Nguyễn Đình Thuận không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết công việc cho nhiều lao động tại địa phương, trong đó có khoảng 7 lao động thường xuyên có thu nhập ổn định và 20-30 lao động thời vụ tăng thu nhập cho gia đình: “Trong mô hình phát triển kinh tế của Hội Nông dân thị trấn Mộc Châu thì có rất nhiều gương điển hình tiên tiến, trong đó có mô hình kinh tế của gia đình anh Nguyễn Đình Thuận là một trong những mô hình tiêu biểu của Hội Nông dân thị trấn Mộc Châu. Anh Thuận là một gương hội viên nông dân trẻ, nhiệt huyết và dám nghĩ, dám làm, tích cực tham gia các phong trào của Hội cũng như mạnh dạn tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh.”

         Sản phẩm sạch luôn là xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Việc phát triển mô hình trồng mận theo hướng hữu cơ của gia đình anh Nguyễn Đình Thuận không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tạo ra nông sản an toàn, góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng, cũng như cải tạo và bảo vệ môi trường./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC