Pr’loọng đông p’căn Nguyễn Thị Lệ Thu cóh vel 3, chr’val Nam Yang, chr’hoong Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vêy 5,5 hécta a’moót. T’coóh Thu moon, bhrợ têng a’moót hữu cơ, nắc đoọng bhơi k’tang tự chặt váih cóh bhươn n’jứah bhrợ đoọng k’tiếc liêm, n’jứah zúp đoọng zư lêy ha k’tiếc. phân hoá học cung oó lấh đươi, xăl ooy đâu nắc bón phân k’roóc cắh cậ a’tuông ủ lâng n’căr cà phê, zanươu hoá học cung lêy xăl lâng zâp chế phẩm sinh học. c’lâng bh’rợ lêy chóh bhrợ nắc xtặ ting t’ngay ooy nhật ký chóh bhrợ, Doanh nghiệp câl pay nắc lêy cha mêết, pay đợ mẫu hi la, cr’liêng a’moót. Ha dang mẫu lêy cha mêết têêm ngăn cơnh k’đươi moon nắc bh’nơơn pr’đươi a’moót âng pr’loọng đông vêy zên pa chô dal lấh thị trường 30%. P’căn Nguyễn Thị Lệ Thu đoọng năl cớ, hân noo chóh bhrợ nâu, bhươn a’moót âng pr’loọng đông mơ 3,5 tấn đhị mưy hécta, m’bứi lấh hân noo bơơn bhrợ l’lăm, hân đhơ cơnh đêếc, lâng zên pa câl 110 ực đồng đhị 1 tấn, nắc pa chô bấc lấh mơ: “Đợ c’moo hanua, zên pa câl cắh liêm crêê, thị trường cắh têêm ngăn. Manứih chóh lưm zr’nắh k’đhạp. Acu t’bhlâng lêy chóh bhrợ, k’rong pa xiêr đợ râu cắh liêm choom. Lêy pay ting c’lâng hữu cơ đoọng zi lấh zr’nắh k’đhạp. Cung pr’đoọng, c’moo n’nắc nắc vêy p’têết pa zưm lâng công ty Hương Gia Vị Sơn Hà câl pay a’moót hữu cơ pa câl ooy Châu Âu. N’jứah liêm choom ha đay, n’jứah liêm ha công ty, chr’nắp ha manứih đươi dua lâng ooy môi trường.”
Cung tu pa dưr pa xớc a’moót ting c’lâng nhâm mâng nắc Hợp tác xã Dịch vụ lâng Nông nghiệp chr’hoong Nam Yang, chr’hoong Đăk Đoa cắh mưy zi lấh zr’nắh k’đhạp nắc dzợ bhrợ pa dưr thương hiệu a’moót Lệ Chí pa câl ooy bha lang k’tiếc. T’coóh Nguyễn Tấn Công-Chủ tịch HĐQT đoỌng năl, xoọc đâu hợp tác xã vêy 80ha a’moót cr’chăl pa câl, bấc lêy bhrợ têng hữu cơ bơơn mơ cr’noọ lêy pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Cr’chăl lêy pa câl a’moót goóh, hợp tác xã ơy tự bhrợ pa dưr zâp bh’nơơn pr’đươi a’moót tăm, a’moót sọ, amoót bhrông, a’moót bấc pr’hoọm. Ooy đâu, 2, 3 bh’nơơn pr’đươi ơy bơơn chứng nhận OCOP 4 sao. T’coóh Nguyễn Tấn Công moon: “Xang g’lúh dưr váih pr’lúh cr’ay lâng zên pa câl c’moo 2017, 2018, 2020, đhanuôr nắc bơơn lêy bấc pr’đơợ. Nâu cơy, đhanuôr ơy váih lãi, hân đhơ cơnh đêếc nắc lêy cha mêết, bhrợ chóh pazưm, oó chóh r’rộ r’răm cơnh ahay. Lêy cha mêết bhrợ âng zi lâng đhanuôr nắc chóh bhrợ nhâm mâng, hữu cơ, lêy chô nhâm mâng đắh môi trường, zên pa câl lâng têêm ngăn bhươn chr’nóh.”
T’coóh Đoàn Ngọc Có-Phó Gíam đốc Sở Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl tỉnh Gia Lai đoọng năl, xoọc đâu pazêng k’tiếc chóh a’moót tỉnh Gia Lai nắc 13.600ha. Bh’nơơn pa chô xoọc đâu mơ 3,37 tấn đhị mưy hécta. 2 c’moo hanua, zên pa câl a’moót dzoọc tơợ 75 r’bhâu đồng tước lấh 80 r’bhâu đồng đhị mưy ký, hân đhơ cơnh đêếc doọ vêy đhr’năng tệch pa hư lơi tơơm lơơng đoọ lêy chóh zêng a’moót. T’coóh Đoàn Ngọc Có moon, bhiệc lêy k’rong bhrợ lâng xăl chóh a’moót hữu cơ nắc zúp đhanuôr pa chô zên têêm ngăn: “K’tiếc a’moót lêy chóh bêl l’lăm ahay nắc lêy xăl chóh tơơm chr’nóh lơơng đoọng vêy pa chô bh’nơơn chr’nắp lấh. Ha dợ pa zêng đhị k’tiếc chóh a’moót lơơng xoọc đâu pa dưr pa xớc têêm ngăn, bơơn lêy chóh ting cr’noọ bh’rợ têêm ngăn, nhâm mâng, pa xiêr g’rưy. Pa đhang moon cơnh lêy chêết đấh, chêết tr’xin, k’tiếc mốp bênh doọ bấc. Tu cơnh đêếc nắc bh’nơơn lêy bhrợ liêm bấc, têêm ngăn./.”
Gia Lai: Trồng hồ tiêu bền vững, nông dân thu trái ngọt
PV Nguyễn Thảo
Những ngày này, nông dân ở tỉnh Gia Lai đang vào chính vụ thu hoạch hồ tiêu. Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và mất giá, nay hồ tiêu được canh tác theo hướng bền vững, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Lệ Thu ở thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai có 5,5 héc ta hồ tiêu. Bà Thu cho biết, sản xuất hồ tiêu hữu cơ, nên để cỏ mọc tự nhiên trong vườn vừa tạo độ tơi xốp, vừa giúp giữ ẩm cho đất. Phân hoá học hạn chế tối đa, thay vào đó chủ yếu bón phân bò hoai mục và bã đậu ủ cùng vỏ cà phê; thuốc hoá học cũng được thay thế bằng các chế phẩm sinh học. Quy trình canh tác phải ghi chép từng ngày trong nhật ký thời vụ. Doanh nghiệp thu mua sẽ về kiểm tra đột xuất, lấy ngẫu nhiên mẫu lá, trái hồ tiêu. Nếu mẫu kiểm định đảm bảo yêu cầu, thì sản phẩm hồ tiêu của gia đình sẽ được thu mua với giá cao hơn thị trường 30%. Bà Nguyễn Thị Lệ Thu cho biết thêm, niên vụ này, vườn tiêu của gia đình bà cho năng suất khoảng 3,5 tấn /1 ha, thấp hơn vụ trước, nhưng với giá bán lên 110 triệu đồng/ 1 tấn, thì lợi nhuận cao hơn:“Những năm vừa qua, giá cả bếp bênh, thị trường bất ổn. Người nông dân rất khó khăn. Mình cố gắng cầm cự, đầu tư hạn chế những thứ không cần thiết. Mình chọn theo hướng hữu cơ để vượt qua khủng hoảng nhẹ nhàng. Cũng may mắn, năm đó mình liên kết được với Công ty Hương Gia Vị Sơn Hà mua tiêu hữu cơ xuất khẩu đi Châu Âu. Vừa tốt cho mình, vừa tốt cho công ty, tốt cho sức khoẻ những người làm cho mình và tốt cho môi trường”.
Cũng nhờ phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững mà Hợp tác xã Dịch vụ và Nông nghiệp Nam Yang, huyện Đăk Đoa không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn, mà còn xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Lệ Chí vươn tầm ra thị trường thế giới. Ông Nguyễn Tấn Công - Chủ tịch HĐQT cho biết, hiện nay, hợp tác xã có 80 ha hồ tiêu giai đoạn kinh doanh, phần lớn sản xuất hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Bên cạnh bán tiêu thô, hợp tác xã đã tự xây dựng được các sản phẩm tiêu đen, tiêu sọ, tiêu đỏ, tiêu ngũ sắc. Trong đó, một số sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao. Ông Nguyễn Tấn Công chia sẻ:“Qua cơn bão dịch hại và giá cả 2017, 2018 và 2020, người nông dân chúng tôi nhận ra rất nhiều điều. Bây giờ, người nông dân đã có lãi, nhưng rất thận trọng, thực hiện xen canh, không độc canh, không ồ ạt như trước. Định hướng của chúng tôi và nông dân là canh tác bền vững, canh tác sinh thái, hữu cơ, hướng tới bền vững về môi trường, về thu nhập và ổn định của vườn cây”.
Ông Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, hiện nay, tổng diện tích hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai là 13.600 ha. Năng suất niên vụ này trung bình đạt 3,37 tấn/ 1 ha. Hai năm qua, giá hồ tiêu lên cao từ 75.000 đồng đến trên 80.000 đồng/ 1 kg, nhưng không có tình trạng chặt bỏ cây khác để trồng tiêu ồ ạt. Ông Đoàn Ngọc Có cho rằng, việc cẩn trọng đầu tư và chuyển hướng canh tác hồ tiêu hữu cơ đã giúp nông dân thu nhập ổn định: “Diện tích hồ tiêu trước đây đã được chuyển đổi sang cây trồng khác để đem lại hiệu quả cao hơn. Còn toàn bộ diện tích hồ tiêu còn lại hiện nay được phát triển ổn định, được chuyển hướng sản xuất sang hướng theo tiêu chuẩn, bền vững và cũng đã giảm nhiều sâu bệnh trên cây trồng. Ví dụ như chết nhanh, chết chậm, diện tích nhiễm không nhiều. Nhờ đó mà năng suất và sản lượng ổn định”../.
Viết bình luận