T’ngay hân đoo công cơnh đêêc, p’căn Mai Thị Lượm, coh cr’noon 4, chr’val Thạnh Lợi, chr’hoong Bến Lức, tỉnh Long An năc đh’rưah lâng manuyh pa bhrợ ha đay tươc lêy bhươn choh r’veh g’bá. Lâng 1,5 hécta k’tiêc choh chanh, ổi, vêy bêl pa câl k’đhap bhlâng, pr’loọng đong p’căn Lượm đh’rưah lâng apêê coh HTX Thạnh Hoà choh p’xoọng g’bá VietGap ting cơnh xa nay ta đang moon âng Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại CCV Group, muy đơn vị xoọc k’rong bhrợ choh r’veh coh vel đong. Năc ng’choh ting cơnh xa nay năc ng’bhrợ ting cơnh bh’rợ zư lêy liêm choom, tưới đác ghít bhlâng, năc pazêng r’veh g’bá năc zêng vêy ta pay câl. Tơợ bêl choh g’bá, đợ zên bơơn pay pa chô âng p’căn Lượm lâng apêê đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch coh đâu zập t’ngay tươc bơr pêê ức đồng, pr’ăt tr’mông công doọ dzợ lấh zr’năh k’đhap xang pazêng hân noo chanh lâng p’lêê p’coo pa câl zih tu crêê tươc âng pr’luh cr’ăy: “Đhanuôr xoọc đâu têêm ngăn pa bhlâng, đươi công ty n’nâu năc đhanuôr doọ dzợ căh vêy ma bh’rợ tr’nêng. Tu coh cr’chăl n’nâu pa câl p’lêê chanh năc chr’năp căh mơ bâc, ting n’năc k’đhap lâh mơ, đươi r’veh g’bá n’nâu đhanuôr vêy p’xoọng bh’rợ tr’nêng. C’xêê hân đoo công vêy bh’rợ, t’ngay hân đoo công bhrợ. Muy t’ngay bhrợ r’veh công bơơn bơr pêê ức đồng, choh chanh năc pêêh m’bứi, ha dzợ r’veh g’bá xang t’cặt bha nụ n’nâu năc dzợ vêy bha nụ n’lơơng, tu cơnh đêêc ta luôn vêy bh’rợ tr’nêng.”
HTX Dịch vụ ch’choh b’băn Thạnh Hoà, chr’hoong Bến Lức đh’rưah choh r’veh g’bá đoọng ha Công ty CCV lâng 25 hécta, vêy zr’lụ pa câl nhâm mâng. HTX pay pa câl k’dâng tơợ 15 tươc 20 tấn r’veh g’bá coh muy t’ngay lâng chr’năp tơợ 24 r’bhâu đồng tươc 25 r’bhâu đồng muy kg. Zập c’moo pr’loọng đong choh bhrợ bơơn pay pa chô m’bứi bhlâng tơợ 3 tươc 4 hân noo r’veh g’bá, muy hân noo bơơn pay pa chô lâh 40 ức đồng muy hécta.
Công ty CCV bhrợ t’bhưah bhươn choh g’bá VietGap đhị chr’hoong Bến Lức tươc 70 hức ta lâng chr’hoong Đức Huệ 10,8 hécta. Zr’lụ choh r’veh g’bá xoọc bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng nhâm mâng ha 120 cha năc manuyh pa bhrợ. Choh r’veh g’bá VietGap căh muy zooi đhanuôr vêy p’xoọng bh’rợ t’mêê coh bh’rợ ch’choh, đươi k’tiêc liêm choom ting n’năc năc dzợ zooi đhanuôr lum pr’ăt tr’mông zr’năh k’đhap đhị vel đong lâng pazêng zr’lụ đăn đêêc vêy p’xoọng bh’rợ tr’nêng, pa liêm pa crêê pr’ăt tr’mông. T’cooh Phạm Văn Út coh cr’noon 1, chr’val Bình Hoà Nam, chr’hoong Đức Huệ t’căt r’veh vêy thu nhập tơợ 9 tươc 10 ức đồng coh zập c’xêê prá: “Đong zi công vêy choh bhrợ, năc công bhrợ p’xoọng ooy công ty coh bơr pêê c’moo n’nâu ơy. Ng’moon zazum t’ngay hân đoo công vêy bh’rợ, đươi vêy cơnh đêêc pr’ăt tr’mông âng đhanuôr công nhâm mâng. Đhanuôr coh đâu vêy pr’ăt tr’mông nhâm mâng năc đươi công tu g’bá n’nâu.”
Ting cơnh t’cooh Mai Văn Tuấn, Giám đốc pa bhrợ coh zr’lụ Long An, Công ty cổ phần xay bhrợ bh’rợ tr’câl tr’bhlêy CCV Group, đơn vị xay bhrợ dự án choh r’veh b’bá VietGap coh vel đong tỉnh Long An tơợ c’xêê 8/2020. Coh tr’nơơp, dự án xay bhrợ đhị chr’hoong Đức Huệ, xang n’năc bhrợ t’bhưah đhị chr’hoong Bến Lức, ting c’lâng bh’rợ n’jưah pazum câl pr’đươi n’jưah vặ k’tiêc âng đhanuôr đoọng chóh. T’cooh Mai Văn Tuấn prá: “Muy héc ta năc vêy k’dâng 8 tấn muy chu pêêh. Muy c’moo năc choom pay pa chô 10 chu. Zập bêl đhanuôr công vêy bh’rợ tr’nêng, vêy r’veh đoọng t’cắt. Azi rơơm kieeng coh c’moo đâu năc xay bhrợ bh’rợ đơơh loon choh bhrợ, xang n’năc đơơng r’veh g’bá vaih pr’đươi bột lâng cr’noọ đơơng pa câl ooy thị trường k’tiêc k’ruung n’lơơng.”
Ting cơnh t’cooh Lê Văn Nam, Trưởng phòng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xơc bhươl cr’noon chr’hoong Bến Lức, tỉnh Long An, đươi vêy bh’rợ nhâm mâng zr’lụ pa câl năc thu nhập âng đhanuôr choh r’veh g’bá coh vel đong z’zăng liêm mâng: “Công ty CCV coh Hà Nội ơy vặ k’tiêc âng đhanuôr, công cơnh đh’rưah lâng muy HTX coh vel đong choh r’veh g’bá ting xay bhrợ. Lâh n’năc pazêng tơơm chr’noh n’lơơng ha dang vêy zr’lụ pa câl nhâm mâng, azi công bhrợ t’vaih râu liêm crêê đoọng apêê doanh nghiệp, pa choom ooy bh’rợ choh bhrợ đoọng nhâm mâng cơnh ooy thu nhập âng đhanuôr ting t’ngay bâc lâh mơ./.”
Long An giúp nông dân thay đổi tư duy
sản xuất qua mô hình trồng rau má VietGap
Vinh Quang
Dù không phải là loại cây chủ lực nhưng rau má VietGap đã giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của nông dân ở các huyện Bến Lức, Đức Huệ, tỉnh Long An. Loại rau này mang lại cho nông dân thu nhập hơn 40 triệu đồng/vụ, mỗi năm thu hoạch ít nhất 3 đến 4 vụ. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình trồng rau má sạch chuẩn VietGap còn làm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân, từ trồng theo tập quán sang trồng đáp ứng cho thị trường và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ngày nào cũng vậy, bà Mai Thị Lượm, ấp 4, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An lặn lội cùng người làm thuê xuống vườn chăm sóc rau má. Với 1,5ha đất trồng chanh, ổi, có lúc tiêu thụ khá khó khăn, gia đình bà Lượm cùng với các thành viên HTX Thạnh Hòa trồng thêm rau má VietGap theo đặt hàng của Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại CCV Group, một đơn vị đang đầu tư trồng rau má trên địa bàn. Tất nhiên trồng có tiêu chuẩn thì phải chăm nom, tưới tiêu kỹ hơn, nhưng toàn bộ số rau má đều được bao tiêu đầu ra. Từ khi trồng rau má, thu nhập của bà Lượm và nhiều nông dân ở đây mỗi ngày lên đến vài triệu đồng, cuộc sống cũng bớt nhọc nhằn sau những mùa vụ chanh và trái cây tiêu thụ chậm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh: “Bà con hiện giờ rất ổn, nhờ công ty này mà nông dân không bị thất nghiệp. Tại vì làm chanh tầm này giá thấp cũng hơi vất vả, nhờ rau má bà con có việc làm thêm. Tháng nào cũng có việc, ngày nào cũng làm. Một ngày làm rau cũng được mấy triệu, trồng chanh thì hái sơ qua thôi còn rau má thì cắt đám này xong mình qua chỗ khác có việc làm hoài.”
HTX Dịch vụ nông nghiệp Thạnh Hòa, huyện Bến Lức liên kết trồng rau má cho Công ty CCV với 25 ha, được bao tiêu đầu ra về sản phẩm. HTX xuất bán khoảng từ 15 đến 20 tấn rau má/ngày với giá 24.000 đến 25.000 đồng/kg. Mỗi năm nhà vườn thu hoạch ít nhất 3 đến 4 vụ rau má, mỗi vụ lời hơn 40 triệu đồng/ha.
Công ty CCV mở rộng mô hình trồng rau má VietGap tại huyện Bến Lức lên 70 ha và huyện Đức Huệ 10,8 ha. Vùng trồng rau má này đang giải quyết công ăn việc làm ổn định cho 120 lao động nông nhàn. Trồng rau má VietGap không chỉ giúp nhà nông có thêm hướng đi mới trong trồng trọt, sử dụng quỹ đất hiệu quả mà còn giúp những nông dân khó khăn tại địa phương và các vùng phụ cận có thêm việc làm, cải thiện cuộc sống. Ông Phan Văn Út, ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ cắt rau má thuê với thu nhập 9 đến 10 triệu đồng mỗi tháng nói: “Nhà cũng có canh tác, những cũng làm thêm cho bên công ty được mấy năm rồi. Nói chung ngày nào cũng có việc làm, nhờ đó cuộc sống bà con cũng ổn. Bà con xung quanh đây có cuộc sống ổn định là nhờ công ty rau má này.”
Theo ông Mai Văn Tuấn, Giám đốc sản xuất khu vực Long An, Công ty CP Xúc tiến thương mại CCV Group, đơn vị triển khai dự án trồng rau má VietGAP trên địa bàn tỉnh Long An từ tháng 8/2020. Lúc đầu, dự án triển khai tại huyện Đức Huệ, sau đó mở rộng ra tại huyện Bến Lức, theo hướng vừa liên kết bao tiêu sản phẩm vừa thuê đất của nông dân để trồng. Ông Mai Văn Tuấn nói: “Một ha sẽ cho năng xuất 8 tấn mỗi một lần thu hoạch. Một năm có thể thu hoạch đến 10 lần. Lúc nào bà con cũng có việc để làm, có rau để cắt. Chúng tôi rất kỳ vọng trong năm nay sẽ thực hiện việc chủ động canh tác, sau đó đưa rau má chuyển thành sản phẩm dạng bột với mục tiêu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.”
Theo ông Lê Văn Nam, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nhờ có bao tiêu đầu ra nên thu nhập của bà con trồng rau má trên địa bàn khá tốt và ổn định. “Công ty CCV ở Hà Nội họ đã thuê đất của bà con nông dân, cũng như liên kết với một HTX trên địa bàn trồng rau má. Ngoài ra những loại cây trồng khác nếu như có đầu ra và bao tiêu đầu ra, chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện để khuyến khích những doanh nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo làm sao cho thu nhập của người nông dân được cao hơn./.”
Viết bình luận