Cơ Lâu Thái Ngọc n’niên lâng dưr pậ banh đhị đhăm k’tiêc Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong c’noong k’tiêc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. C’moo 2015, Thái Ngọc tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn, n’đăh ngành k’đhơợng xay Nhà nước năc căh vêy ma bh’rợ tr’nêng. Thái Ngọc xay moon, pr’ăt tr’mông âng pr’loọng đong zr’năh k’đhap, năc ađoo căh chêêc nhăn bh’rợ tr’nêng vaih bil đanh t’ngay c’xêê năc ađoo bhrợ cha đhị vel đong Pr’ning. Zên đoọng bhrợ cha m’bứi năc ađoo câl m’ma cam, pa neh lâng băn a tứch, a đha… Coh tr’nơơp, tu căh vêy kinh nghiệm b’băn, ch’choh, năc bh’băn âng đoo chêệt k’nặ lứch, pazêng râu chr’noh chr’bêệt chắt vaih công căh lâh. Hân đhơ cơnh đêêc, năc ađoo dzợ t’bhlâng chêêc lêy, ta mooh lêy pazêng bh’rợ ch’choh b’băn n’lơơng. C’moo 2017, ađoo năc choh sâm ba kích- muy râu zơ nươu, năc muy coh pazêng chr’noh bha lâng âng vel đong. Tơợ 50 ức đồng zên vặ Ngân hàng Chính sách Xã hội- đhị chr’hoong Tây Giang lâng zên vặ tơợ apêê bhuh xoọng năc ađoo bhrợ bhươn ươm ba kích bhrậu. Bêl bhrợ têng bh’rợ n’nâu, anoo công lum bâc râu zr’năh k’đhap năc n’jưah bhrợ, n’jưah pa chô kinh nghiệm. Cơ Lâu Thái Ngọc xay moon, bh’rợ ươm ba kích k’đhap bhlâng. Muy c’la bhươn vêy bh’rợ ươm pay m’ma la lay cơnh. Xoọc đâu, ađoo ơy n’năl cơnh bh’rợ lêy pay m’ma đơc coh ch’đhung k’tứi, bh’rợ ng’tưới đác, độ ẩm đoọng ha tơơm chr’noh choom chặt vaih liêm… “Ađay n’jưah bhrợ, n’jưah pa chô kinh nghiệm, n’jưah ta mooh kinh nghiệm âng apêê l’lăm choh bhrợ đoọng n’năl cơnh. Lâh n’năc, ađay công pa chăp ch’mêệt lêy đhr’năng chặt vaih âng m’ma tơơm chr’noh đoọng vêy bh’rợ choh bhrợ liêm choom, đoọng chr’noh chặt vaih liêm bhlâng. Tơợ bâc c’moo choh bhrợ, nâu cơy năc ơy vêy kinh nghiệm chr’năp đoọng ha đay tơợ râu liêm choom âng bh’rợ n’nâu.”
Tơợ râu liêm choom coh tr’nơơp, Cơ Lâu Thái Ngọc năc bhrợ t’bhưah bhươn sâm ba kích bhrậu tơợ bơr pêê r’bhâu t’nơơm tươc lâh 20 r’bhâu t’nơơm coh bhươn da ding. Zập c’moo, bhươn chr’noh bơơn tơợ 150- 200kg, anoo bơơn pay pa chô k’nặ 100 ức đồng. Căh muy mơ bh’rợ choh, pay pa chô, Thái Ngọc năc vặ p’xoọng 50 ức đồng tơợ Ngân hàng Chính sách câl p’xoọng máy móc, bhrợ têng zr’lụ zêệ a lắc pay pr’đớc năc Ánh Dương đhị cr’noon Pr’nong, chr’val Lăng. Xoọc đâu, đong zêệ bhrợ a lăc âng pr’loọng đong anoo năc ơy vêy chr’hoong Tây Giang đoọng bha ar xay moon năc zr’lụ bhrợ têng a lăc zơ nươu crêê cơnh xa nay, tu cơnh đêêc bh’rợ câl pazêng râu pr’đươi năc liêm buôn lâh mơ. T’cooh A Lăng Natasa, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon, Cơ Lâu Thái Ngọc năc hội viên nông dân coh lang p’niên bhlâng coh xoọc đâu đhị vel đong. Bh’rợ âng anoo Ngọc năc chr’năp pa bhlâng tước bâc apêê hội viên coh bh’rợ pa dưr bh’rợ pa bhrợ liêm choom, bhrợ pa dưr râu chr’năp liêm coh bh’rợ tr’nêng: “Anoo Cơ Lâu Thái Ngọc năc dzợ p’niên vêy cr’noọ t’bhlâng bhrợ cha, căh muy choom pa dưr kinh tế. Coh xa nay bh’rợ hội viên nông dân chr’val anoo ta luôn ta đang moon hội viên, đhanuôr coh chr’val t’bhlâng bhrợ cha, tr’câl tr’bhlêy, xăl chr’noh chr’bêệt, bh’năn băn, pa dưr pr’ăt tr’mông, t’bil ha ul, pa xiêr đharựt.”
Lâh ooy bhrợ bhươn ươm lâng choh sâm ba kích bhrậu, Cơ Lâu Thái Ngọc dzợ băn 20 p’nong a ọc tăm. M’bưi bhlâng zập c’moo pr’loọng đong anoo pay pa chô zên lãi 300 ức đồng tơợ bh’rợ ch’choh, b’băn; ting n’năc bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng đoọng ha 3 cha năc manuyh pa bhrợ đhị vel đong. Căh muy bhrợ cha choom, Cơ Lâu Thái Ngọc công ta luôn lứch ađay lâng bh’rợ tr’nêng xã hội, pa bhlâng năc pa dưr cr’noọ âng apêê ta đhâm c’mor vel đong t’bhlâng bhrợ cha, t’bil ha ul pa xiêr đharựt. Anoo Cơ Lâu Hoài, Bí thư Huyện Đoàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon, anoo Ngọc zay pa bhlâng lâng bh’rợ tr’nêng aang hội lâng ta luôn zooi bâc apêê ta đhâm c’mor lum pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap ooy m’ma zơ nươu, bh’rợ choh bhrợ, zư lêy, zooi apêê đoo pa dưr kinh tế: “Cơ Lâu Thái Ngọc vêy cr’noọ t’bhlâng xay bhrợ, ma chêêc bhrợ pa dưr kinh tế ch’choh, nhâm mâng pr’ăt tr’mông. Huyện Đoàn vêy haanh deh Thái Ngọc lâng đoọng lươt lêy ooy pazêng bh’rợ b’băn, ch’choh coh pazêng vel đong n’lơơng. Hân đhơ zr’năh k’đhap ooy zên, năc azi t’bhlâng ta đang moon, p’too pa choom ta đhâm c’mor coh vel đong pa dưr c’rơ âng apêê ta đhâm c’mor, vêy cr’noọ xa nay t’bhlâng xay bhrợ, t’bhlâng k’rong bhrợ./.”
Thanh niên Cơ Tu làm giàu
từ trồng sâm Ba kích kết hợp chăn nuôi
CTV Hiền Thúy
Tại huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, phong trào thanh niên lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương ngày càng lan tỏa sâu rộng. Từ phong trào xuất hiện nhiều tấm gương Cơ Tu làm kinh tế giỏi nhờ biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chuyên mục “Bàn cách làm ăn” hôm nay, giới thiệu với bà con và các bạn mô hình trồng sâm ba kích kết hợp chăn nuôi cho thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm của chàng trai Cơ Lâu Thái Ngọc ở thôn Pr’ning, xã Lăng, huyện biên giới Tây Giang.
Cơ Lâu Thái Ngọc sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Pr’ning, xã Lăng, huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Năm 2015, Thái Ngọc tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn, chuyên ngành Quản lý Nhà nước nhưng không tìm được việc làm. Thái Ngọc cho biết, điều kiện gia đình khó khăn, anh không muốn mất thời gian tìm kiếm công việc nên quyết định lập nghiệp ngay tại quê nhà Pr’ning. Nguồn vốn ít nên anh đầu tư trồng các loại cây ăn quả như cam, mít và chăn nuôi gà, vịt... Lúc đầu, thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, nên gia cầm mắc bệnh chết gần hết, các loại cây trồng cũng phát triển kém. Không nản lòng, anh tiếp tục tìm kiếm, học hỏi từ các mô hình kinh tế khác. Năm 2017, anh đầu tư xây dựng mô hình trồng sâm ba kích – một loại cây dược liệu, một loại cây trồng chủ lực tại địa phương. Từ 50 triệu đồng vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh huyện Tây Giang và tiền mượn người thân, anh đầu tư làm vườn ươm sâm ba kích tím. Trong quá trình phát triển mô hình, anh cũng gặp không ít khó khăn nhưng vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Cơ Lâu Thái Ngọc cho biết, kỹ thuật ươm trồng ba kích tím rất phức tạp. Mỗi chủ vườn phải tự xây dựng, quy trình kỹ thuật ươm giống riêng. Hiện, anh đã nắm bắt được cách chọn giống hom, kỹ thuật tưới, độ ẩm cho cây phát triển... “Mình vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đã trồng thành công trước đó để học tập. Ngoài ra, bản thân của mỗi người phải tự nghiên cứu đặc tính của giống cây để áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất. Sau nhiều năm, bản thân cũng thu được kinh nghiệm quý giá cho bản thân qua hiệu quả từ mô hình mang lại.”
Từ những thành công bước đầu, Cơ Lâu Thái Ngọc tiếp tục mở rộng vườn sâm ba kích tím từ vài nghìn cây lên hơn 20.000 cây trên vườn đồi. Mỗi năm, vườn cây cho 150-200 kg, anh thu về gần 100 triệu đồng. Không dừng lại ở việc trồng, thu hoạch, Thái Ngọc tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư máy móc, xây dựng cơ sở sản xuất rượu lấy thương hiệu là “Ánh Dương” đóng tại thôn Pr’ning, xã Lăng. Hiện, cơ sở sản xuất rượu của gia đình anh đã được huyện Tây Giang cấp giấy chứng nhận là cơ sở sản xuất rượu dược liệu đạt tiêu chuẩn, nên việc tiêu thụ các sản phẩm càng thuận lợi hơn. Ông Alăng Natasa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhận xét, Cơ Lâu Thái Ngọc là hội viên nông dân thuộc thế hệ trẻ nhất hiện nay tại địa phương. Cách làm của anh Ngọc đã tác động rất lớn đến nhiều hội viên trong phát triển kinh tế với quy trình sản xuất khép kín, xây dựng thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng. “Anh Cơ Lâu Thái Ngọc còn trẻ rất có chí hướng làm ăn, không chỉ giỏi phát triển kinh tế. Trong vai trò hội viên nông dân xã, anh luôn tích cực vận động hội viên, nhân dân trong xã thi đua lao động, sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.”
Ngoài đầu tư vườn ươm và trồng sâm ba kích tím, Cơ Lâu Thái Ngọc còn kết hợp chăn nuôi 20 con heo cỏ địa phương. Bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng từ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi; đồng thời giải quyết việc làm cho 3 lao động tại địa phương. Không chỉ làm kinh tế giỏi, Cơ Lâu Thái Ngọc cũng luôn nhiệt huyết hết mình với công tác xã hội, nhất là khơi dậy tinh thần cho thanh niên địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Anh Cơ Lâu Hoài, Bí thư Huyện Đoàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, anh Ngọc rất năng nổ trong các phong trào của hội và thường xuyên hỗ trợ nhiều thanh niên khó khăn về giống cây trồng dược liệu, quy trình kỹ thuật chăm sóc, giúp họ phát triển kinh tế: “Cơ Lâu Thái Ngọc là một người có ý chí vươn lên, tự mày mò phát triển kinh tế trồng trọt, ổn định đời sống. Huyện Đoàn có tuyên dương Thái Ngọc và cho đi tập huấn về các mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở các địa phương khác. Mặc dù khó khăn về nguồn vốn, nhưng chúng tôi luôn cố gắng vận động, tuyên truyền thanh niên trên địa bàn phát huy sức mạnh tuổi trẻ, không nản chí, mạnh dạn đầu tư.../.”
Viết bình luận