K’rong bhrợ đh’rưah cà phê coh Ia Mơ Nông- bh’rợ tr’nêng t’mêê đoọng ha pr’ăt tr’mông k’bhố ngăn lâh mơ
Thứ năm, 00:00, 06/02/2020
Đươi vêy k’rong bhrợ đh’rưah, câl cà phê ting cơnh bh’rợ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, đhanuôr Jarai coh chr’val Ia Mơ Nông, chr’hoong Chư Pảh, tỉnh Gia Lai, năc vêy pr’ăt tr’mông kinh tế nhâm mâng. Bh’rợ n’nâu năc dzợ zup zooi đhanuôr pa xiêr crêê tươc âng rau căh liêm crêê bêl chr’năp âng chr’noh chr’bêệt xiêr ếp công cơnh đhr’năng âng pleng k’tiêc căh liêm crêê. Hơnh deh c’moo t’mêê 2020, manuyh Jarai coh Ia Mơ Nông xoọc bhui har tươc ooy hân noo pa bhrợ t’mêê, bhrợ t’vaih pr’ăt tr’mông ting t’ngay k’bhộ ngăn lâh mơ.

Coh đhr’nong đong đh’rơơng liêm nhâm, lâng zập pazêng rau pr’đươi, t’cooh Rơ Châm Punh, coh cr’noon Kép 1, chr’val Ia Mơ Nông, bhui har moon: bơr pêê c’moo đăn đâu kinh tế pr’loọng đong nhâm mâng, đợ rau bơơn pay pa chô doọ xiêr ting cơnh chr’năp âng chr’noh căh cậ pleng k’tiêc căh liêm crêê. Rau đêêc năc đươi tơợ bh’rợ ch’choh, b’băn ting cơnh khoa học kỹ thuật: 7 sào ruộng ha roo năc zập cha coh prang c’moo, 4 p’nong c’rooc ma coon năc rưah bơr pêê p’nong acoon c’rooc đh’rưah lâng phân zư lêy cà phê, lâng chr’năp bhlâng năc bh’rợ choh bhrợ cà phê nhâm mâng bêl ting pâh ooy Hợp tác xã nông nghiệp Ia Mơ Nông. T’cooh Rơ Châm Punh prá: “Acu ting pâh ooy Hợp tác xã vêy ta bhrợ c’lang đac tươi t’mêê bhlâng, tưới lâng pr’đươi phun đac boo coh pazêng t’nơơm cà phê. C’lâng đac n’nâu k’miah đac, k’miah g’lêêh c’rơ pa bhrợ, bhrợ đoọng ha pr’loọng đong lâng c’la đay doọ lâh trơ vâng bâc bhlâng. Bh’rợ tưới ting cơnh pr’đươi n’nâu năc buôn pa bhlâng, muy chu ra lắp năc choom tưới pazêng 200 t’nơơm cà phê, coh 1 r’bhâu t’nơơm năc đhiệp xơợng chu ra lăp c’lang n’nâu. Ting cơnh pa choom muy cha ra lăp năc tươc coh 5 tiếng đồng hồ. Ha dzợ lâng bhh’rợ pay pa chô cà phê đơơng pa câl năc hợp tác xã pay câl, đhanuôr doọ k’rang ooy zr’lụ pa câl căh cậ ng’chêệc thị trường pa câl.”

Ting cơnh t’cooh Rơ Châm Uenh, trưởng cr’noon Kép 1, hân noo xơợt gooh n’nâu bâc bhlâng đhăm cà phê âng đhanuôr lưch vêy ta tưới lâng c’lang đác k’miah đác. Bh’rợ zư lêy cà phê công xay bhrợ ta nih đha nâng ting cơnh pa choom đoọng nhâm mâng rau liêm choom. T’cooh Rơ Châm Uenh xay moon, tơợ bêl ting pâh ooy hợp tác xã nông nghiệp, đhanuôr doọ dzợ k’rang ooy pr’đươi, phân bón… đoo bêl tươc ooy hân noo zư lêy, công doọ dzợ k’rang ooy apêê câl pa xiêr chr’năp coh hân noo pay pa chô. Vêy cơnh cậ, chr’năp âng cà phê âng đhanuôr ta luôn dal lâh mơ lâng chr’năp âng thị trường: “Lâng cr’noon Kép 1 zi, ting pâh ooy hợp tác xã Ia Mơnông năc 32 cha năc. Apêê đoo ra lăp pr’đươi tưới đac cà phê tự động đoọng k’miah đac lâng zâl cha groong rau tr’xăl âng pleng k’tiêc bêl ta bhuch đac. Bơr cậ năc phân bón, đươi dua z’nươu zư lêy chr’noh chr’bêệt apêê đoo pa choom ghit bhlâng. Đhanuôr ta bhuch phân bón năc lươt pay phân bón âng HTX tươc hân noo pay pa chô cà phê đơơng chroot zên phân bón, z’nươu c’chêệt bh’ruy.”

Bh’rợ k’rong bhrợ đh’rưah, pa câl cr’liêng cà phê bhlưa pazêng pr’loọng đong đhanuôr lâng hợp tác xã Ia Mơ Nông vêy ta bhrợ têng tơợ c’moo 2017. T’cooh Lê Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã pa bhrợ- tr’câl tr’bhlêy- dịch vụ- du lịch- nông nghiệp Ia Mơ Nông xay moon, cr’noọ âng bh’rợ k’rong bhrợ đh’rưah năc bhrợ t’vaih zr’lụ choh bhrợ cà phê nhâm mâng, vêy zr’lụ pa bhrợ liêm ghít, tơợ đêêc pa dưr rau chr’năp âng cà phê. Đh’rưah lâng bh’rợ zup zooi ooy zên câl phân bón, z’nươu zư lêy chr’noh chr’bêệt… doọ vêy zên lãi, HTX năc dzợ đoọng máy móc, xay moon ooy bh’rợ, bhrợ têng bh’rợ pay câl chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr.

Bh’rợ bhrợ têng crêê liêm n’nâu lâng đhanuôr acoon coh, tu cơnh đêêc đợ pr’loọng đong nhăn ting pâh bhrợ lâng hợp tác xã ting t’ngay bâc lâh mơ. T’mêê lâh 2 c’moo, HTX Ia Mơ Nông ơy 3 chu xăl bha ar đoọng pa bhrợ, đợ zên chrooi đoỌng coh trt’nơơp đhiệp 500 ức đồng, tươc nâu cơy năc tươc 6 tỷ đồng. Đợ pr’loọng đong ting pâh bhrợ cà phê năc lâh 600 pr’loọng đong, bhrợ t’vaih 6 c’bhuh pa bhrợ, zr’lụ bhrợ têng bhrợ t’bhưah tươc 4 chr’val tơợ Ia Mơ Nông tươc Ia Ka, Ia Nhin lâng thị trấn Ia Ly.

T’cooh Lê Văn Thanh xay moon, đh’rưah lâng bh’rợ bhrợ t’vaih cà phê nhâm mâng, Hợp tác xã Ia Mơ Nông xoọc bhrợ c’lâng bh’rợ pa dưr pazêng chr’noh rau lơơng, zup zooi đhanuôr pa dưr rau liêm choom âng k’tiêc, vêy p’xoọng thu nhập ta luôn coh prang c’moo xăl tu muy ng’đương ooy hân noo pêêh pay p’lêê cà phê. Coh c’moo ahay, HTX ơy k’rong bhrợ đh’rưah lâng đhanuôr choh đh’rưah 5 r’bhâu tơơm mãng cầu cr’liêng k’tứi, 50 hecta a tuông… lâng bh’rợ đoọng m’ma liêm choom, pa choom ooy bh’rợ choh bhrợ crêê cơnh xa nay VietGAP lâng gr’hoot câl pazêng bh’nơơn bh’rợ: “Năc pa chăp ch’mêệt lêy đoọng zup zooi đhanuôr vêy đợ rau pay pa chô lâng bh’rợ choh bhrợ đh’rưah, hân đhơ căh bơơn pay pa chô bâc năc vêy đợ rau bơơn pay pa chô ta luôn năc đhanuôr vêy choom nhâm mâng pr’ăt tr’mông, ha dzợ đương g’nưm ooy muy cà phê năc công k’đhap. Azi xoọc bhrợ têng ting c’lâng đêêc, năc k’rong bhrợ ha muy bơr pr’loọng đong choh t’nơơm pay cha p’lêê, xay moon chr’noh chr’bêêt ng’choh bhrợ lâng câl bh’nơơn bh’rợ. Lâng clung choh bhrợ 1 hân noo âng đhanuôr, coh hân noo n’nâu vêy cơnh cậ năc k’tiêc ta lơi lưch, năc azi đoọng choh bhrợ đợ chr’noh m’bưi t’ngay, chr’noh doọ đươi bâc đac, đoọng pa liêm pa crêê pr’ăt tr’mông ha đhanuôr.”

Đươi tơợ bh’rợ xay bhrợ crêê cơnh lâng zr’lụ đhanuôr acoon coh, Hợp tác xã Ia Mơ Nông ơy bơơn lêy rau zup zooi tơợ pazêng xa nay bh’rợ dự án âng nhà nước. Xoọc đâu Dự án xăl ch’noh chr’bêệt nhâm mâng đhị Việt Nam (năc Ngân hàng bha lang k’tiêc zup zooi) xoọc t’bhlâng zup zooi hợp tác xã k’rong bhrợ pr’đươi tưới đac k’miah đhị t’nơơm đoọng ha lâh 300 héc ta cà phê âng đhanuôr. UBND chr’hoong Chư Pảh t’mêê đâu công ơy bhrợ Dự án pa dưr bh’rợ pa bhrợ đươi dua ooy rau chr’năp đh’rưah lâng bh’rợ pa câl cà phê coh xa nay bh’rợ cr’noọ âng k’tiêc k’ruung bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê, pazao đoọng ooy Hợp tác xã Ia Mơ Nông bhrợ têng, đoọng la lua năc bha lâng coh bh’rợ zup zooi đhanuôr pa dưr dal rau liêm choom âng bh’rợ pa bhrợ. C’moo t’mêê n’nâu, lâng rau zup zooi âng nhà nước lâng rau liêm choom tơợ bh’rợ k’rong đh’rưah, hợp tác pa bhrợ, pa câl chr’noh chr’bêệt, đhơ đhơ cơnh pr’ăt tr’mông âng đhanuôr acoon coh đhị đâu ting t’ngay k’bhộ ngăn lâh mơ./.

Hợp tác liên kết sản xuất cà phê ở Ia Mơ Nông

– cách làm mới cho cuộc sống ấm no

                                      Minh Huệ

  Nhờ liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cà phê theo mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bà con dân tộc Jarai ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai, đã có đời sống kinh tế ổn định. Cách làm này còn giúp bà con hạn chế những tác động bất lợi khi giá nông sản xuống thấp cũng như thời tiết diễn biến thất thường. Đón mừng năm mới 2020, người Jarai ở Ia Mơ Nông đang phấn khởi bước vào vụ sản xuất mới, cho cuộc sống ngày thêm ấm no.

Trong căn nhà sàn khang trang, ấm cúng với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt, ông Rơ Châm Punh, ở làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, phấn khởi: mấy năm gần đây kinh tế gia đình luôn ổn định, nguồn thu nhập không giảm theo giá nông sản hay thời tiết thất thường. Đó là nhờ việc trồng trọt, chăn nuôi theo khoa học kỹ thuật: 7 sào ruộng lúa cho đủ cái ăn cả năm, 4 con bò sinh sản cho vài con bê cùng nguồn phân chăm sóc cà phê, và nhất là thực hiện canh tác cà phê bền vững khi tham gia Hợp tác xã nông nghiệp Ia Mơ Nông. Ông Rơ Châm Punh cho biết:“Tôi tham gia hợp tác xã được lắp đặt hệ thống ống tưới rất hiện đại, tưới bằng hệ thống phun mưa từng gốc cà phê. Hệ thống này tiết kiệm nước, tiết kiệm ngày công lao động, giúp cho gia đình và bản thân nhàn hơn nhiều. Cách tưới theo hệ thống này rất tiện lợi, một lần lắp đặt tưới phủ hết 200 gốc cà phê, trong 1000 cây thì chỉ năm lần di chuyển lắp đặt thôi. Theo hướng dẫn thì một lần lắp đặt tưới trong vòng bảy tiếng đồng hồ. Còn thu hoạch hạt cà phê đem bán thì hợp tác xã bao tiêu sản phẩm, bà con không phải lo lắng về tiêu thụ hoặc đi tìm thị trường bán nữa.”

Theo ông Rơ Châm Uenh, Trưởng thôn Kép 1, mùa khô này phần lớn diện tích cà phê của bà con đã được tưới bằng hệ thống tiết kiệm nước. Việc chăm sóc cà phê cũng tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn để đảm bảo năng suất, chất lượng. Ông Rơ Châm Uenh cho biết, từ khi tham gia hợp tác xã nông nghiệp, bà con không còn phải chạy đôn chạy đáo lo vật tư, phân bón… mỗi kỳ chăm sóc, cũng không lo bị tư thương ép giá mùa thu hoạch. Thậm chí, giá bán cà phê của bà con còn luôn nhỉnh hơn so với giá thị trường:“Riêng làng Kép 1 chúng tôi, tham gia hợp tác xã Ia Mơnông là 32 thành viên. Họ lắp đặt hệ thống tưới cây cà phê tự động để đảm bảo tiết kiệm nước và phòng chống biến đổi khí hậu lúc thiếu nước. Hai là phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật họ hướng dẫn trực tiếp. Người dân thiếu phân bón thì đi ứng phân bón của HTX đến mùa thu hoạch cà phê đem trả lại tiền phân bón, thuốc trừ sâu”.

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê giữa các hộ dân với hợp tác xã Ia Mơ Nông được thực hiện từ năm 2017. Ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất-thương mại-dịch vụ-du lịch-nông nghiệp Ia Mơ Nông, cho biết, mục đích liên kết là tạo vùng nguyên liệu cà phê ổn định, có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm cà phê. Bên cạnh việc hỗ trợ chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.. không lãi suất, HTX còn hỗ trợ máy móc, tư vấn kỹ thuật, tổ chức thu mua nông sản của người dân.

Cách làm phù hợp với người dân tộc thiểu số, nên số hộ đăng ký tham gia liên kết sản xuất với hợp tác xã ngày càng tăng. Mới qua 2 năm, HTX Ia Mơ Nông đã 3 lần thay đổi giấy phép, số vốn góp ban đầu chỉ có 500 triệu đồng, nay đã lên tới 6 tỷ đồng. Số hộ tham gia liên kết sản xuất cà phê đã hơn 600 hộ, tổ chức thành 6 tổ sản xuất, địa bàn mở rộng qua 4 xã từ Ia Mơ Nông đến Ia Ka, Ia Nhin và thị trấn Ia Ly.

Song hành cùng với việc tạo nguồn nguyên liệu cà phê bền vững, Hợp tác xã Ia Mơ Nông đang mở hướng phát triển sang những loại cây trồng khác, giúp người dân phát huy lợi thế về đất đai, có thêm nguồn thu nhập đều trong năm thay vì chỉ trông chờ mùa thu hái cà phê. Ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất-thương mại-dịch vụ-du lịch-nông nghiệp Ia Mơ Nông cho biết, năm vừa qua, HTX đã liên kết với bà con trồng xen 5.000 cây mãng cầu hạt lép, 50 ha đậu phộng..., bằng việc cung cấp nguồn cây giống chất lượng, hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP và cam kết bao tiêu sản phẩm:“Phải nghiên cứu để giúp người dân có nguồn thu bằng cách xen canh, tuy rằng không thu nhiều nhưng phải có thu thường xuyên thì người dân mới ổn định được, chứ chỉ dựa vào mỗi cây cà phê thì cũng khó. Mình đang làm theo hướng đó, là đầu tư cho một số hộ trồng cây ăn trái, định hướng cây trồng và bao tiêu thu mua sản phẩm. Và với cái vùng ruộng 1 vụ của bà con, vào mùa này gần như là đất bỏ hoang hết, thì mình cho triển khai trồng cây ngắn ngày, những loại cây cần ít nước, để cải thiện đời sống cho bà con”.

Nhờ việc tổ chức sản xuất phù hợp với vùng dân tộc thiểu số, Hợp tác xã Ia Mơ Nông đã tìm kiếm được sự giúp đỡ từ các chương trình dự án của nhà nước. Hiện Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (do Ngân hàng Thế giới tài trợ) đang hỗ trợ hợp tác xã đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm phun mưa tại gốc cho hơn 300 ha cà phê của người dân. UBND huyện Chư Pảh mới đây cũng đã lập Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cà phê trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giao cho Hợp tác xã Ia Mơ Nông thực hiện, để thực sự là đầu tàu trong việc giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Năm mới này, với sự hỗ trợ của nhà nước và hiệu ứng lan tỏa tích cực từ mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ nông sản, chắc chắn cuộc sống của người dân tộc thiểu số nơi đây sẽ ngày càng ấm no hơn./.

Trụ sở hợp tác xã La Mơ Nông

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC