Đoo bêl hân noo ha pruốt chô, bêl đợ pô đào tơớp chớh, bhrợ t’váih đợ rau la liêm pr’hay cóh crâng k’coong Tây Bắc, công nắc bêl bhươl cr’noon manuýh Thái k’tiếc Mường, chr’hoong Phong Thổ, tỉnh k’noong k’tiếc Lai Châu chr’va chr’đhô xa nul âng ch’gâr, xa nul âng chiing. Xa nul n’nắc nắc ngoọ cơnh ta đang moon zập ngai đh’rứah ting t’nơớt xoè la liêm pr’hay. Cắh xay manuýh t’coóh ta ha, p’niên k’tứi, pân juýh cắh cậ pân đil… pazêng zập ngai nắc lứch cr’đhơợng têy t’nơớt xoè cắh c’moo c’xêê, pa dưr k’rơ lấh mơ rau la liêm pr’hay âng hân noo ha pruốt cóh zr’lụ da ding k’coong.
T’nơớt xoè, t’nơớt xoè tơợ lang hân đoo u váih nắc dợ bhrợ t’váih ha manuýh kiêng cơnh bêl ahay. T’nơớt xoè, t’nơớt xoè hay cớ ooy ahay, dung pr’dang lướt têy nắc cr’đhơợng… Cr’liêng pr’hát chr’va tơợ loa tr’clai đh’rứah cóh xa nul âng ch’gâr, xa nul âng chiing chr’va prang chr’hoong k’noong k’tiếc Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cóh bấc ơl manuýh, ađoo pân đil Thài Lò Thị Nhung tước tơợ chr’val Nâm Xe la liêm cóh xa nấp bhoóc xiên cóh a chắc, lâng đợ chr’cắp bạc la liêm, n’đoóh tăm bhr’dang lướt la liêm pr’hay. Brang mặt bhoọc liêm, rau la liêm la lay âng pân đil da ding k’coong. Nhung xay truíh acu n’nă; xoè tơợ bêl mơ 3 c’moo, ting k’căn lướt t’nơớt xoè cóh pazêng ha dum hân noo ha pruốt. Công tơợ pazêng ha dum xoè n’nắc nắc acu bơơn lum k’diíc cu – ađoo pân juýh ta đhâm chr’val pêếh n’jưl pr’hay, hát pr’hay, xang n’nắc nắc dưr váih diíc điêl. Lò Thị Nhung prá: “T’ngay hân noo ha pruốt nắc vêy bơơn t’nơớt xoè đh’rứah. Bêl xoè nắc bơơn lêy rau bhui har. Đoo bêl tước t’nơớt xoè apêê pân juýh pân đil cắh ơy vêy k’diíc, k’điêl nắc kiêng tr’lum apêê pr’zớc, chr’nắp bhlâng nắc pr’zớc pân juýh cắh cậ apêê pân đil âng đay. Ng’moon zazum nắc zập ngai công kiêng bơơn lum manuýh mr’đoo c’moo lâng đay đoọng tr’lum, prá xay, bơơn k’đhơợng têy đoọng đh’rứah t’nơớt xoè. Acu pr’đoọng pa bhlâng nắc diíc điêl zi bơơn tr’pay nắc công tr’lum bêl t’nơớt xoè n’nâu.”
Cóh xa nul âng ch’gâr, xa nul âng chiing chr’va chr’đhô cóh crâng k’coong, k’ha riêng đhanuôr Thái cr’đhơợng têy t’nơớt xoè. Bh’rợ cr’đhơợng têy t’nơớt xoè nắc r’dợ u bhứah lấh mơ bêl bấc ngai ting mót t’nơớt; tước bêl pác manuýh cr’đhơợng têy t’nơớt cóh m’pâng cóh toor tu đhăm k’tiếc cắh u bhứah. Cắh muy lang apêê ta đhâm c’mor, apêê ta ha lâng nắc apêê ta mooi tơợ lơơng công tước t’nơớt. Apêê đoo chô ooy đâu đoọng ting bhui har đh’rứah, đoọng chêếc n’năl văn hoá truyền thống âng đhanuôr Thái, nắc đoọng ắt đh’rứah lâng bh’rợ xoè cóh t’ngay ha pruốt, nắc ngoọ cơnh boóp p’rá xay moon ghít rau chr’nắp pr’hay âng t’nơớt xoè. A ngắh Lò Thị Đối, muy cha nắc k’coon âng đhanuôr Thái ắt cóh cr’noon Vàng Pheo, prá: “T’nơớt xoè âng đhanuôr zr’lụ Thái bhoóc cóh đâu nắc vêy ta bhrợ têng đoo bêl bhiệc bhan, tết tước. T’nơớt xoè nắc ng’ha dưr têy mơ a dêêu xang n’nắc nắc pa xiêr, rau chr’nắp nắc ng’cr’đhơợng têy. Xoè tơợ bêl ahay nắc âng k’conh pa bhướp đớc đoọng, nắc cóh bhươl cr’noon đoo bêl vêy bh’rợ bhiệc bhan nắc đhanuôr t’nơớt xoè. Cắh ng’xay t’coóh ta ha, p’niên k’tứi nắc công t’nơớt xoè lâng chr’nắp pa bhlâng âng apêê pân juýh, pân đil, đoo bêl xoè n’nâu nắc bêl đoọng chêếc tr’năl tr’pay diíc điêl.”
Zr’lụ đhăm k’tiếc Mường bêl ahay, nâu cơy nắc apêê chr’val Mường So, Khổng Lào, Nậm Xe, Bản Lang, chr’hoong Phong Thổ. Nâu đoo nắc đhăm k’tiếc âng manuýh Thái bhoóc Tây Bắc lâng công nắc zr’lụ xay moon rau tơớp váih âng xoè Thái. Đợ manuýh t’coóh ta ha manuýh Thái cóh đâu nắc lứch xay moon, xoè Thái vêy 24 cơnh ty lâng dưr váih cơnh t’mêê nắc cóh c’xêê c’moo k’đhơợng xay âng bhua Thái Đèo Văn Long, Đèo Văn Ơn. Đh’rứah lâng kinh tế, rau ting ắt đh’rứah âng apêê văn hoá nắc ting t’ngay dưr bil bấc rau j’niêng cr’bưn âng đhanuôr. Ha dợ pazêng rau t’nơớt xoè ty, pa bhlâng nắc xoè ng’đhiêr cóh t’ngay hân noo ha pruốt nắc dợ vêy đhanuôr bhoóc cóh đâu zư đớc lâng vêy ta bhrợ cóh pazêng bhiệc bhan.
Ting cơnh t’coóh Điêu Văn Thuyển, ắt cóh thị trấn Phong Thổ, Hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lai Châu, hội viên Hội zư lêy rau chr’nắp pr’hay âng đhanuôr Thái: Xoè nắc vêy chr’nắp ga mắc pa bhlâng lâng pr’ắt tr’mông tinh thần âng đhanuôr Thái bhoóc cóh đâu; cóh hân noo ha pruốt, nắc chr’nắp lấh mơ lâng cắh choom cắh vêy cóh zập ha dum. T’coóh Điêu Văn Thuyển prá: “Văn hoá Thái, rau choom lêy nắc cóh văn hoá xoè. Xoè nắc vêy bấc cơnh, ha dợ rau ta đươi bấc bhlâng nắc t’nơớt xoè bấc manuýh, cắh ng’xay pân juýh pân đil, t’coóh t’ha. Bêl k’nặ xoè đhanuôr nắc ơy bhuốih ooy pleng k’tiếc, a bhô dang, đoọng phép đhưưng ch’gâr, n’toong chiing lâng bha lâng nắc cóh ha dum mùng 1 tết. Tơợ t’ngay mùng 1 tước t’ngay 15 nắc ha dum hân đoo công cơnh đêếc, pân juýh pân đil rơơm tước ooy ha dum đoọng t’nơớt xoè, vêy ha dum nắc t’nơớt tước bêl a tứch t’căr.”
Ha dum blêết lấh mơ, đh’luúc xiêr bấc. Đợ t’boóc nắc bhrôông lấh mơ. Ha dum t’nơớt xoè u xang nắc bêl a tứch t’căr. Xa nul âng bhr’dang dung nắc ch’ngai lấh mơ bêl zập ngai chô ooy bhươl cr’noon, zập ngai nắc bhui har ooy rau la liêm pr’hay âng đhanuôr da ding k’coong, đoọng tr’lum cớ cóh ha dum xoè t’tun./.
DẬP DÌU ĐÊM XÒE MƯỜNG SO
Khắc Kiên
Mỗi độ xuân về, khi những nụ đào rừng hé nở, khoe sắc thắm nơi đại ngàn Tây Bắc, cũng là lúc các bản làng người Thái đất Mường, huyện Phong Thổ, tỉnh biên giới Lai Châu ngân vang tiếng trống, tiếng chiêng. Âm thanh ấy như thúc giục mỗi người cùng hòa vào vòng xòe bất tận. Không phân biệt người già, trẻ nhỏ, nam hay nữ giới... tất cả tay trong tay dập dìu bên làn điệu xòe không tuổi, thổi bừng thêm sắc xuân vùng cao.
"Điệu xòe, điệu xòe có từ bao giờ mà vẫn mê say như thủa nào. Điệu xòe, điệu xòe nhớ thuở ban đầu, chân đi nhịp nhàng mà tay bối rối...". Lời bài hát phát ra từ chiếc loa hòa trong tiếng trống, tiếng chiêng âm vang khắp các bản làng huyện biên giới Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trong dòng người tấp nập, cô gái Thái Lò Thị Nhung đến từ xã Nậm Xe nổi bật trong cóm trắng bó sát người, với hàng cúc bạc lấp lánh, váy lĩnh đen tuyền bước đi uyển chuyển. Khuôn mặt trắng ngần, vẻ đẹp đặc trưng của thiếu nữ miền sơn cước, Nhung kể rằng em biết xòe từ thuở lên ba khi theo bà, theo mẹ đi xòe trong những đêm xuân. Cũng từ những đêm xòe đó mà em đã gặp chồng - chàng thanh niên xã bên đàn hay, giỏi hát, để rồi nên duyên vợ chồng. Lò Thị Nhung chia sẻ: “Ngày xuân thì mới có dịp xòe với nhau. Khi xòe rồi mới cảm thấy vui và hào hứng. Vào mội dịp xòe thì trai gái chưa vợ, chưa chồng thì muốn gặp bàn bè, đặc biệt là bạn trai hoặc bạn gái của mình. Nói chung là ai cũng muốn được gặp lứa tuổi cùng với mình để được giao lưu, được cầm tay nhau để xòe với nhau. Em cũng rất là may mắn vì vợ chồng em thành đôi cùng là được gặp trong dịp đấy.”
Trong tiếng trống, tiếng chiêng âm vang giữa núi rừng, hàng trăm bà con đồng bào Thái nắm tay nhau đung đưa theo nhịp điệu. Vòng xòe ngày một lớn hơn khi được nối dài thêm người; để rồi phải ngắt vòng trong, vòng ngoài khi bãi đất xòe không đủ lớn. Không chỉ có thế hệ trẻ, mà những buổi xòe đêm xuân ở vùng đất Mường So còn có nhiều người già, trung niên và cả những vị khách tới từ phương xa. Họ về đây chung vui để được tìm hiểu nét văn hóa truyền thống dân tộc Thái, để được hòa cùng không gian xòe ngày xuân, như một lời khẳng định sức sống trường tồn của những làn điệu xòe. Bà Lò Thị Đối, một người con dân tộc Thái trắng ở bản Vàng Pheo, tâm sự: “Điệu xòe của dân tộc vùng Thái trắng ở đây thường được tổ chức vào dịp lễ tết. Điệu xòe nhịp là dơ tay lên tới eo rồi mới đặt xuống, ý nghĩa là nối vòng tay. Xòe từ xưa do ông tra truyền lại nên ở bản cứ có dịp ngày vụ là bà con lại tổ chức xòe. Không tính độ tuổi, nhỏ đến già cũng xòe được và nhất là các đôi trai gái, dịp xòe này có nhiều đôi được kết duyên vợ chồng.”
Vùng đất Mường ngày xưa, nay là các xã Mường So, Khổng Lào, Nậm Xe, Bản Lang, huyện Phong Thổ. Đây là vùng đất tổ của người Thái trắng Tây Bắc và cũng là nơi phát tích các làn điệu xòe Thái. Những người già bản Thái nơi đây cho biết, xòe Thái có 24 làn điệu cổ và phát triển hưng thịnh nhất là thời kỳ tự trị của Vua Thái Đèo Văn Long, Đèo Văn Ơn. Cùng kinh tế, sự hòa nhập của các nền văn hóa đã dần làm mai một nhiều phong tục, tập quán của đồng bào. Thế nhưng, các làn điệu xòe cổ, nhất là "xòe vòng" ngày xuân vẫn được đồng bào người Thái trắng nơi đây lưu truyền và phổ biến trong các dịp lễ hội. Theo ông Điêu Văn Thuyển, ở thị trấn Phong Thổ, Hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lai Châu, hội viên Hội bảo tồn tri thức bản địa dân tộc Thái: Xòe vốn đã có ý nghĩa lớn đối với đời sống tinh thần của đồng bào Thái trắng nơi đây; trong hội xuân, nó lại càng ý nghĩa hơn và không thể thiếu trong mỗi buổi tối. Ông Điêu Văn Thuyển nói: “Văn hóa Thái, cái nhìn được, thấy được là ở văn hóa xòe. Xòe có nhiều nàn điệu, nhưng phổ thông nhất là xòe cộng đồng, không phân biệt trái gái, tuổi tác, sang hèn. Trước khi xòe bà con có lời cầu khấn trời đất, thần linh, cho phép để đánh trống, đánh chiêng và chính thức là tối mùng 1 tết. Từ mùng 1 cho đến 15 là tối nào cũng như tối nào, trai gái người ta chỉ mong tối để được xòe và xòe thâu đêm, có hôm đến tận gà gáy.”
Đêm dần về khuya, sương xuống càng thấp. Những đôi má càng lúc càng ửng hồng ngời sáng. Đêm xòe chỉ ngừng khi gà gáy chuyển canh. Tiếng bước chân xa dần theo những lối mòn về bản, ai nấy đều chếnh choáng trong men say của tình người dân miền sơn cước, để rồi hẹn gặp lại đêm xòe hôm sau./.
Viết bình luận