Hân noo ha ọt ha pruốt n’nâu, pr’loọng đong p’căn Bùi Thị Ly, coh cr’noon Định Yên, chr’val Trà Đông, chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam choh 5 sào tâm phóc đh’rưah tơơm arong. Pleng k’tiêc liêm crêê, 5 sào tâm phóc chăt vaih liêm choom pa bhlâng. P’căh Ly xay moon, tu bh’rợ liêm choom, năc đhanuôr coh vel đong ơy choh lâh 10 c’moo đâu: “Choh arong đh’rưah lâng tơơm tâm phoc liêm choom lâh mơ bâc pa bhlâng. Bêl ng’jộ tâm phóc xang, azi đươi tơơm tâm phóc bhrợ phân đoọng ha tơơm arong. Bhrợ cơnh đâu, n’jưah k’miah t’ngay c’xêê lâng n’jưah choh arong đh’rưah muy cr’chăl. Đươi vêy cơnh đêêc, ađay vêy cr’chăl bhrợ têng bh’rợ rau lơơng.”
Hân ha ót ha pruốt c’moo đâu, chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vêy k’nặ 300 héc ta tâm phóc choh đh’rưah lâng arong. Lâng bh’rợ choh đh’rưah n’nâu, đhanuôr n’jưah k’miah t’ngay c’xêê, đươi dua pazêng đhăm k’tiêc, pa xiêr đợ phân bón năc đợ rau liêm choom bâc lâh mơ. Đoọng tâm phóc vêy zr’lụ pa câl nhâm mâng, chr’hoong Bắc Trà My ta đang moon muy doanh nghiệp đhị vel đong pay câl lâng pị vaih n’xiêng tâm phóc lâng pr’đươi: N’xiêng tâm phóc Trà Đông. Xoọc n’xiêng tâm phóc Trà Đông năc ơy vêy ta xay moon pr’đươi OCOP liêm choom 3 x’menh. Đhanuôr Bắc Trà My ting t’ngay nhâm loom lâng bhrợ t’bhưah đhăm choh bhrợ tâm phóc. T’cooh Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND chr’val Trà Đông, chr’hoong Bắc Trà My prá: “Xoọc đâu, đhanuôr ơy bhrợ t’bhưah đhăm choh tâm phóc ga măc lâh mơ. Đhanuôr công n’năl pr’đươi âng đay ơy vêy ta bhrợ vaih pr’đươi OCOP năc vêy tỉnh Quảng Nam xay moon pr’đươi bh’rợ. Tu cơnh đêêc, đhanuôr têêm loom choh bhrợ lâng t’bhlâng choh pa dưr bhươn tâm phóc k’rơ lâh mơ.”
Coh da ding k’coong tỉnh Quảng Nam, bh’rợ choh đh’rưah chr’noh chr’bêệt đhị muy đhăm k’tiêc cơnh đhanuôr Bắc Trà My năc crêê liêm pa bhlâng. Bh’rợ n’nâu vêy ta xay moon liêm choom bhlâng, căh muy liêm choom ooy kinh tế ting n’năc năc dzợ zư lêy môi trường lâng c’rơ âng đhanuôr bêl bha lâng, riah âng tơơm tâm phóc vêy ta đươi đoọng bhrợ phân hữu cơ đoọng ha tơơm chr’noh rau lơơng./.
Hiệu quả mô hình trồng xen canh cây đậu phụng và cây sắn
CTV Tấn Sỹ
Cùng trên một diện tích đất, nhưng nông dân ở huyện miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lại thâm canh hai loại cây màu khác nhau. Đó là cây đậu phụng và cây sắn thuần chủng địa phương. Vụ Đông Xuân năm nay, bà con thu nhập cao từ mô hình trồng xen canh này vì nông sản được mùa, được giá. Chuyên mục “Bàn cách làm ăn” hôm nay, bà con và các bạn cùng tìm hiểu mô hình trồng xen canh giữa cây đậu phụng và cây sắn của nông dân huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhé !
Vụ Đông xuân này, gia đình bà Bùi Thị Ly ở thôn Định Yên, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trồng 5 sào đậu phụng xen canh với cây sắn. Thời tiết thuận lợi, 5 sào đậu phụng cho năng suất khá cao. Bà Ly cho hay, vì mô hình cho hiệu quả cao, nên bà con trong vùng đã trồng được 10 năm nay: “Trồng sắn xen canh với cây đậu phụng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Khi mình nhổ đậu xong, mình tận dụng lấy gốc đậu làm phân bón cho cây sắn luôn. Làm như thế này, mình vừa tiết kiệm thời gian và kết hợp trồng sắn luôn cùng 1 thời gian. Nhờ đó, mình có thời gian làm việc khác.”
Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có gần 300 héc ta đậu phụng trồng xen canh cây sắn. Với mô hình trồng xen canh này, nông dân vừa tiết kiệm thời gian, tận dụng tối đa diện tích đất, giảm lượng phân bón mà năng suất lại cao. Để cây đậu phụng có thị trường ổn định, huyện Bắc Trà My khuyến khích một doanh nghiệp tại địa phương thu mua và ép thành sản phẩm dầu phụng lấy thương hiệu “Dầu phụng Trà Đông”. Hiện sản phẩm Dầu phụng Trà Đông đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao. Nông dân Bắc Trà My ngày càng tin tưởng và mở rộng diện tích trồng cây đậu phụng. Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My, cho biết: “Hiện nay, người dân đã mở rộng diện tích trồng cây đậu phụng lớn hơn. Bà con cũng biết sản phẩm của mình đã được tạo thành sản phẩm OCOP được tỉnh Quảng Nam công nhận. Chính vì thế, bà con rất yên tâm canh tác và tiếp tục phát triển cây đậu mạnh hơn.”
Ở miền núi tỉnh Quảng Nam, việc trồng xen canh hoa màu trên cùng diện tích như cách làm của nông dân Bắc Trà My là rất phù hợp. Mô hình này được đánh giá cao không chỉ nhờ hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân khi các sản phẩm thân, cây, gốc... của cây đậu được dùng làm phân hữu cơ bón cho các cây trồng khác./.
Viết bình luận