Chi ol moon đoọng azi lêy bha đưn chóh keo lai xoọc dưr váih liêm, t’coóh Sùng Minh Phương, cóh vel Ea Bar, chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đoọng năl, bh’nơơn nâu nắc tu vêy zên vặ tơợ Dự án pa xiêr đha rứt nhâm mâng zooi zúp tr’xăl tơơm chr’nóh. L’lăm ahay, đhị 3 hécta k’tiếc hư zớch, pr’loọng đông t’coóh chóh a’bhoo, a’rong, a’tuông... bh’nơơn pa chô cắh bấc, zên pa câl cung m’bứi nắc bhiệc đha rứt cắh choom bil. C’xêê 5/2019, đhị râu zooi zúp âng dự án pa xiêr đha rứt nhâm mâng, t’coóh nắc tr’xăl lêy chóh keo. Hân đhơ mơ 4-5 c’moo nắc vêy choom bơơn bhrợ, nắc zên k’rong bhrợ m’bứi, doọ bil bấc cr’chăl t’ngay zư lêy, choom chóh pazưm lâng zâp râu tơơm chr’nóh lơơng đhị dứp, nắc ơy zúp t’coóh k’rêệm loom tr’xăl lêy chóh keo lai. T’coóh Sùng Minh Phương moon: “Bêl ahay k’tiếc nâu pr’loọng đông zi chóh a’rong nắc bil bấc c’rơ zư lêy, zên pa chô cắh bơơn ha mơ, pay công pa chô lời. Tơợ t’ngay bơơn chính quyền zooi zúp tr’xăl chóh keo lai, acu lêy vêy bấc râu chr’nắp liêm, doọ bil bấc c’rơ g’lêếh, zên pa chô cung dal lấh. Mơ 2 c’moo dzợ nắc crâng âng đông cu vêy choom bơơn bhrợ, xang nặc acu k’rong bhrợ chóh keo t’bhứah lấh mơ dzợ.”
Cung nắc mưy đhanuôr bơơn đươi zâp xa nay bh’rợ zooi zúp tơợ dự án pa xiêr đha rứt nhâm mâng zr’lụ Tây Nguyên, tơợ c’xêê 8/2018, p’căn Hà Thị Hồng, cóh vel Ea Bar, chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk nắc ơy xăl 6 sào cà phê hư zớch cắh dzợ liêm choom đoọng lêy chóh chứa doọ vêy a’xông. P’lêê chứa cóh Cư Pui moon lalay, Krông Bông moon zr’nưm nắc ga mắc bhlâng, k’crưm lâng bấc đác nắc bơơn bấc ngai kiêng cha. Xoọc lâng zên pa câl tơợ 15-18 r’bhâu đồng đhị mưy p’lêê, bhươn chứa đơơng chô bh’nơơn ha pr’loọng đông t’coóh tơợ 50-70 ực đồng đhị mưy hân noo. Lấh mơ, lâng zên 1 r’bhâu đồng đhị mưy m’ma chứa, pr’loọng đông vêy pa xoọng bơơn zên k’noọ k’zệt ực đồng. p’căn Hà Thị Hồng moon: “Pr’loọng đông zu bơơn zooi zúp tơợ dự án 6 sào 6000 mắt, xang nặc pr’loọng đông pa glúh zên k’rong bhrợ, câl pa xoọng chóh 1 hécta, c’moo n’nắc ahay nắc ơy bơơn bhrợ. K’noọ đợc c’moo đâu pr’loọng đông bhrợ t’bhứah mơ 8 sào dzợ.”
T’coóh Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng uỷ chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đoọng năl, Cư Pui nắc chr’val pa bhlâng zr’nắh k’đhạp âng tỉnh Đắk Lắk, lâng 90% đhanuôr nắc manứih acoon cóh. Tu vêy râu zooi zúp âng dự án pa xiêr đha rứt zr’lụ Tây Nguyên, 3 c’moo nua, 200 hécta k’tiếc bha đưn hư zớch ơy bơơn đhanuôr tr’xăl chóh tơơm chr’nóh cơnh chóh keo lai, bạch đàn, chứa.. đơơng chô bh’nơơn dal. Tơợ râu liêm choom âng bh’rợ bha đưn-crâng pazưm, bấc pr’loọng cóh Cư Pui ơy zước lêy chóh crâng đoọng pa dưr pa xớc kinh tế. Lâng râu liêm choom đắh k’tiếc bhứah, kinh tế lâm nghiệp, lấh mơ nắc chóh crâng pr’đươi, cung nặc mưy ooy đợ c’lâng pa dưr pa xớc âng vel bhươl ooy cr’chăl nâu a’tốh. T’coóh Nguyễn Văn Tâm đoọng năl, ooy c’moo 2021 nâu, chr’val Cư Pui t’bhlâng lêy chóh 300 hécta crâng bh’rợ tr’nêng: “Ooy zâp xa nay bh’rợ âng dự án cung cơnh zâp chính sách zooi zúp lâng pr’loọng đha rứt âng nhà nước, vel đông xoọc pa dưr k’rơ bhiệc chóh crâng cóh vel đông chr’val. Tu râu chr’nắp liêm lêy chóh crâng đoọng bhrợ pa dưr t’viêng liêm đhị k’tiếc bha đưn, râu 2 nắc pa xiêr đhr’năng hư zớch cóh zr’lụ dal, râu 3 đợ đhị k’tiếc nâu cắh liêm choom chóh pô nắc lêy chóh crâng vêy zúp đhanuôr bhrợ pa dưr thu nhập xang 5 c’moo chóh crâng. Azi bhrợ pr’đơợ lâng bhiệc lêy cha mêết dự án pa xiêr đha rứt nhâm mâng zooi zúp m’ma, bhrợ pr’đơợ đoọng đhanuôr vặ zên tơợ ngân hàng chính sách đoọng zooi zúp chóh crâng.”
Liêm choom tơợ bh’rợ pa dưr pr’ắt tr’mung bha đưn-crâng cóh Cư Pui nắc ơy zúp đhanuôr tr’xăl bh’rợ bhrợ têng, doọ dzợ vêy cr’noọ ặt đương g’nưm, năl cơnh bhrợ têng liêm choom râu chr’nắp âng vel đông đoọng chấc c’lâng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung nhâm mâng. Nâu đoo cung nặc bhiệc bhrợ âng bấc vel đông cóh tỉnh Đăk Lăk đoọng xay bhrợ liêm choom xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đoọng pa xiêr đha rứt nhâm mâng./.
Hiệu quả mô hình sinh kế đồi-rừng ở xã đặc biệt khó khăn của Đắk Lắk
PV Hương Lý
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cùng quan điểm “trao cần câu, không trao con cá”, các mô hình sinh kế từ chương trình giảm nghèo bền vững đang được tỉnh Đắk Lắk thực hiện hiệu quả. Từ thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng khó khăn.
Chỉ tay giới thiệu đồi keo lai đang phát triển xanh tốt, ông Sùng Minh Phương, ở thôn Ea Bar, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết: thành quả này phần lớn nhờ nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trước kia, trên 3 hec ta đất cằn, gia đình ông trồng ngô, sắn, đậu…, năng suất thấp, giá cả bấp bênh nên cái nghèo cứ luẩn quẩn. Tháng 5/2019, từ sự hỗ trợ của dự án giảm nghèo bền vững, ông mạnh dạn chuyển đổi sang trồng keo. Tuy thời gian kéo dài 4-5 năm mới khai thác, nhưng chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng xen các cây khác dưới tán cây đã giúp ông yên tâm chuyển đổi sang trồng keo lai. Ông Sùng Minh Phương nói:“Trước đây đất này gia đình tôi trồng cây mì thì tốn nhiều công chăm lắm, mà thu về không được bao nhiêu hết, lấy công làm lời thôi. Từ ngày được chính quyền hỗ trợ chuyển đổi qua trồng cây keo lai, tôi thấy có nhiều cái lợi lắm, không tốn công nhiều, giá thu hiện nay cũng cao nữa. Khoảng 2 năm nữa thì rừng của nhà tôi cho thu, tôi sẽ tiếp tục đầu tư trồng cây keo và mong muốn mở rộng thêm diện tích trồng keo”.
Cũng là một người dân được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ từ Dự án giảm nghèo bền vững khu vực Tây Nguyên, từ tháng 8/2018, bà Hà Thị Hồng, thôn Ea Bar, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã chuyển đổi 6 sào cà phê già cỗi kém năng suất sang trồng dứa nếp lai không gai. Trái dứa ở Cư Pui nói riêng, Krông Bông nói chung có ưu điểm quả to, giòn và nhiều mật nên được khách hàng ưa chuộng. Hiện với giá bán từ 15.000 – 18.000 đồng/trái, vườn dứa đem lại thu nhập cho gia đình bà từ 50 – 70 triệu đồng một vụ. Ngoài ra, với giá 1.000 đồng/chồi dứa giống, gia đình còn có khoản thu gần chục triệu đồng. Bà Hà Thị Hồng chia sẻ: “Gia đình tôi được hỗ trợ từ dự án 6 sào 6000 mắt, sau đó gia đình bỏ tiền đầu tư mua thêm trồng 1 héc ta, năm ngoái đã cho thu. Dự tính năm nay gia đình sẽ mở rộng diện tích khoảng 8 sào nữa”
Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Cư Pui là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đăk Lăk, với 90% dân số là người dân tộc thiểu số. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, 3 năm qua, 200 hec-ta đất đồi cằn cỗi đã được người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng: như trồng keo lai, bạch đàn, dứa nếp lai đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Từ hiệu quả của mô hình đồi - rừng kết hợp, nhiều hộ dân ở Cư Pui đã đăng ký trồng rừng để phát triển kinh tế. Với lợi thế về đất đai rộng, kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu, cũng là một trong những định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn tới. Ông Nguyễn Văn Tâm, cho biết, riêng năm 2021 này, xã Cư Pui phấn đấu trồng 300 hec-ta rừng sản xuất: “Thông qua các chương trình của dự án cũng như các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo của nhà nước, địa phương đang đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn xã. Vì lợi ích trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, thứ 2 hạn chế tình trạng xói mòn ở khu vực cao, thứ 3 những diện tích này không thích hợp trồng hoa màu nên trồng rừng sẽ giúp bà con cải thiện thu nhập sau 5 năm trồng rừng. Chúng tôi tạo điều kiện bằng cách thông qua dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ giống, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn từ ngân hàng chính sách để hỗ trợ trồng rừng”.
Hiệu quả từ mô hình tạo sinh kế đồi - rừng ở Cư Pui đã giúp người dân thay đổi thói quen sản xuất, không còn tư tưởng ỷ lại, biết khai thác những lợi thế của địa phương để tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Lắk nhằm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững./.
Viết bình luận