Hát pr’hát ty nắc muy cóh bấc râu liêm pr’hay âng văn hoá acoon ma nứih Nùng. Tơợ ahay a hươn, ma nứih Nùng âi lêy pr’hat ty nắc bh’rợ đoọng xay prá, pa cắh loom luônh lâng ma nứih n’lơơng. Hát pr’hát ty nắc râu ha der âng da dul, pa cắh loom luônh, cr’noọ cr’niêng âng đay lâng zấp ngai.
Ma nứih Nùng ma mông bấc nắc cóh apêê zr’lụ da ding ca coong, ga bọ crâng a rúih. Nâu đoo nắc đhị liêm pr’hay đoọng ma nứih Nùng zư đớc, pa dưr đợ râu chr’nắp văn hoá liêm pr’hay, cóh đêếc vêy đợ bhr’ươr pr’hát ty ma nứih Nùng. Đợ bhr’ươr pr’hát ty âng ma nứih Nùng bơơn dưr váih tơợ cr’chăl pa bhrợ ta têng, tơợ pr’ặt tr’mông zấp t’ngay, tu cơnh đêếc cr’liêng pr’hát pa cắh loom luônh, cr’noọ cr’niêng âng đha nuôr. Pr’hát ty âng ma nứih Nùng vêy bấc râu: ba boóch, hát lượn, hát Sli, hát trúih… Muy c’bhúh ma nưih Nùng vel đong cơnh: Nùng Dín, Nùng An, Nùng Cháo, Nùng PPhàn Slình… nắc vêy cơnh hát, pa cắh la lay cơnh lâng cr’liêng pr’hát nắc pa bhlâng bấc cơnh. T’coóh Nùng Phàn Sìn ma nứih Nùng đoọng năl: “Tơợ apêê cr’liêng cóh pr’hát buôn vêy chr’nắp p’too moon lâng bơơn zư đớc tơợ lang l’lăm tước lang t’tun. Acu cắh bơơn ngai pa choom đoọng ốt, bêl ahay xơợng apêê ga rứa hát cóh bhiệc bhan, acu ting hát. Bêl đêếc acu âi choom hát nắc apêê a bhướp a dích đoọng acu hát. Tơợ đêếc acu hay tước nâu câi cắh ha mơ choom ha vil. Cóh cr’liêng pr’hát nắc k’độ đớc bấc râu chr’nắp ooy pr’ặt tr’mông âng acoon ma nứih. Cóh đêếc dzợ moon ooy ng’cơnh pa bhrợ ta têng, pa đhang moon cónh bêl chóh bêệt ha roo nắc tr’pang têy bh’rập hay p’lang… tơợ đêếc pa choom đoọng ha pêê lang p’niên ng’cơnh chóh ha roo cơnh đêếc.”
Ma núih Nùng cắh vêy chữ xrắ la lay, tu cơnh đêếc apêê pr’hát ty bơơn zư đớc lâng boóp tơợ lang n’nâu tước lang tốh. Công tu cơnh đêếc, đợ pr’hát âng ma nứih Nùng nắc đoo bh’nơơn âng bh’riêl g’lăng âng bấc ngai lâng năc apêê lang t’tun bhrợ pa liêm, k’đhơợng zư pa tước nâu câi. Zấp pr’hát ting c’moo c’xêê nắc bơơn xrắ p’xoọng ting cơnh tr’ơơi bhrợ t’bấc lấh ha cr’liêng pr’hát ty. A moó Thèn Thị Hướng, ma nứih Nùng Dín đoọng năl: “Pr’hát âng ma nứih Nùng Dín zi pa choom pa bhlâng k’đháp, tu năc cắh vêy chữ xrắ la lay, nắc muy pa choom đoọng lâng boóp tơợ apêê a bhướp a dích tước ca coon cha chau. Pa đhang moon cơnh đhị zi nắc apêê a bhướp a dích pa choom đoọng azi hát ting cr’liêng, a zi nắc vêy choom hát.”
Đh’rứah lâng muy bơr c’bhúh acoon cóh n’lơơng cóh da ding ca coong n’đắh Bắc, hát Sli nắc muy cóh bấc râu pr’hát la liêm pr’hay âng ma nứih Nùng. Cr’liêng âng bhr’ươr pr’hát Sli vêy bấc cơnh lâng liêm pr’hay đơơng âng c’léh văn hoá ma nứih Nùng. Cóh cr’liêng pr’hát âng bhr’ươr pr’hát Slit a luôn vêy râu pa ma đhị muy râu ghít đoọng moon cr’noọ cr’niêng loom luônh âng acoon ma nứih. Cr’liêng pr’hát n’đhơ moon tước cruung k’tiếc, n’loong n’cuông, nắc x’ría công moon ooy loom luônh, cr’noọ cr’niêng âng acoon ma nứih. Hát Sli bấc nắc hát tr’ơơi bhlưa pân đil pân jứih, hanh déh râu liêm pr’hay âng plêêng k’tiếc, pr’ặt tr’mông t’mêê ca bhố ngăn. Apêê hát cóh bấc đhị, đhị chợ phiên, bhiệc bhan ha pruốt, tr’lum đhị ha rêê đhuốch, moọt đong t’mêê… pa bhlâng nắc âng hát Sli cóh zấp đoo c’bhúh ma nứih Nùng nắc hát n’đhơ doó vêy n’jưl xa nul râu rí lâng choom hát đhị zấp bêl, zấp đhị, nắc muy cóh đêếc vêy ngai hát nắc choom ặ. Râu liêm pr’hay cóh pr’hát Sli pa cắh pr’ặt tr’mông loom luônh bấc cơnh âng ma nứih Nùng. Hát Sli cắh muy nắc bêl đoọng pa cắh bhr’ươr bhr’loọng, nắc dzợ pa cắh z’hai g’lăng ơơi prá cóh zấp n’juông pr’hát. A noo Hoàng Văn Pao, cán bộ Văn hoá âng tỉnh Lạng Sơn, đoọng năl: “Ma nứih Nùng hát Sli trúih n’đhơ nắc bêl bhrợ ha rêê ha lai, cắh cậ cóh c’bhúh pân jứih chô n’đắh chợ, căh cậ chô n’đắh ooy lum c’bhún pân đil xoọc bhrợ ruộng nắc công pa đhêy hát Sli đoọng tr’ơơi. Râu liêm pr’hay âng đh’riêng pr’hát Sli nắc cơnh đêếc.”
Văn hoá ty đanh ma nưih Nùng bấc cơnh n’đắh cr’liêng pr’hát, bấc cơnh n’đắh bhr’ươr. Cóh c’bhúh n’nắc, pr’hát nắc ặt đhị m’pâng. Pr’hát Nùng liêm pr’hay cơnh loom luônh, pr’ặt trmông âng ma nứih Nùng, cóh đêếc hát Sli nắc muy cóh bấc râu pr’hát pr’hay bhlâng cóh c’bhúh pr’hát âng ma nưih Nùng. Nâu câi, vel bhươl ma nứih Nùng vêy bấc râu tr’xăl, n’đhơ cơnh đêếc đha nuôr công dzợ t’bhlâng zư đớc apêê pr’hát ty âng acoon cóh đay đoọng đợ pr’hát ty n’nâu công dzợ bơơn zư đớc cóh apêê vel bhươl ma nứih Nùng cóh đâu./.
NGƯỜI NÙNG HÁT DÂN CA
Hát dân ca là một trong những nét đẹp văn hoá của dân tộc Nùng. Từ xa xưa, người Nùng đã coi dân ca là phương tiện giao tiếp, lời tâm sự tỏ tình với người khác giới. Hát dân ca là sự rung động của con tim, thể hiện tình cảm, nỗi lòng của mình với mọi người.
Người Nùng sống chủ yếu ở những vùng núi cao, gần gũi với thiên nhiên núi rừng. Đây là không gian lý tưởng để dân tộc Nùng bảo lưu, giữ gìn được nhiều giá trị văn hoá đặc sắc, trong đó có các làn điệu dân ca Nùng. Những làn điệu dân ca của dân tộc Nùng được hình thành từ quá trình lao động sản xuất, từ cuộc sống thường ngày, do vậy lời hát thể hiện tình cảm mộc mạc, dân dã, nói lên tâm trạng, cảm xúc của của người dân. Dân ca của người Nùng có nhiều thể loại: hát giao duyên, hát lượn, hát Sli giao lưu, hát kể...Mỗi nhóm Nùng địa phương như: Nùng Dín, Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình... lại có cách hát, lối thể hiện nhấn nhá khác nhau và nội dung các bài hát vô cùng phong phú. Ông Nùng Phàn Sìn dân tộc Nùng, cho biết: “Những từ ngữ trong các bài hát dân ca thường có giá trị giáo dục và được lưu truyền từ đời trước cho đến đời sau. Tôi không được ai dạy cả, ngày trước nghe các cụ hát trong các lễ hội, tôi đi theo hát. Khi thấy tôi hát được rồi thì các cụ cho mình hát, từ đó mình nhớ lại cho đến bây giờ không bao giờ quên được. Trong lời các bài hát dân ca chứa đựng nhiều ý nghĩa về đạo đức của con người. Ở đó còn nói về kỹ thuật trong lao động sản xuất, ví dụ như khi gieo mạ, trồng lúa thì tay phải úp hay ngửa... từ đó dạy cho các thế hệ sau kỹ thuật trồng lúa như thế.”
Dân tộc Nùng không có chữ viết riêng, nên các bài hát dân ca được duy trì bằng cách truyền miệng từ thế hệ này nối tiếp thế kia. Cũng bởi vậy, các làn điệu dân ca của người Nùng là sản phẩm của trí tuệ của nhiều tác giả và không ngừng được các thế hệ hoàn thiện, duy trì đến ngày nay. Mỗi bài hát qua thời gian lại được sáng tác thêm theo lối ứng khẩu càng làm phong phú thêm lời cho các bài hát dân ca. Chị Thèn Thị Hướng, người Nùng Dín, cho biết: “Dân ca của người Nùng Dín chúng tôi học rất là khó khăn, bởi vì không có chữ viết riêng, chỉ dạy truyền miệng từ các cụ sang đến đời con cháu. Ví dụ như ở chỗ chúng tôi thì các ông, các bà dạy chúng tôi hát từng từ một, chúng tôi mới biết hát.”
Cùng với một số dân tộc khác ở vùng miền núi phía Bắc, hát là Sli là một trong những thể loại dân ca đặc sắc của dân tộc Nùng. Nội dung của những làn điệu Sli phong phú và hấp dẫn mang đậm dấu ấn văn hoá của đồng bào Nùng. Trong lời hát của dân ca Sli luôn có sự liên tưởng ví von thông qua những hình ảnh cụ thể để nói lên tâm tình của con người. Lời hát dù có nói về thiên nhiên, cây cỏ, thì cuối cùng cũng nói về tình cảm, tâm trạng, ước vọng của con người. Hát Sli chủ yếu hát đối đáp giao duyên giữa thanh niên nam nữ, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống mới tươi đẹp ấm no, hạnh phúc. Họ hát ở nhiều nơi, tại chợ phiên, lễ hội xuân, gặp nhau trong lao động sản xuất, mừng nhà mới...Đặc điểm của hát Sli trong tất cả các nhóm Nùng là hát không cần có nhạc cụ đệm, không có vũ đạo kèm theo và có thể hát ở bất cứ lúc nào, chỗ nào, miễn là nơi đó có “đối tượng hát”. Tính trữ tình trong dân ca Sli thể hiện đời sống tình cảm phong phú của người Nùng. Hát Sli không chỉ là dịp khoe giọng hát, mà còn thể hiện khả năng, tài ứng đối trong mỗi câu hát. Anh Hoàng Văn Pao, cán bộ văn hoá của tỉnh Lạng Sơn , cho biết: “Người Nùng hát Sli kể cả khi đi làm nương làm rẫy hay có đám trai đi chợ về , hay đi đâu về thấy đám con gái đang làm ruộng thi cũng dừng lại hát Sli để đối đáp với nhau. Bản sắc của tiếng hát Sli là như thế.”
Văn hóa dân gian dân tộc Nùng phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Trong kho tàng ấy, dân ca giữ vị trí trung tâm. Dân ca Nùng mượt mà, đằm thắm như tâm hồn, cốt cách của người Nùng, trong đó hát Sli là một trong những thể loại hay nhất trong kho tàng dân ca của dân tộc Nùng. Ngày nay, bản làng người Nùng có nhiều thay đổi, nhưng đồng bào vẫn nỗ lực giữ gìn các bài dân ca truyền thống của dân tộc mình để những làn điệu hát dân ca này vẫn mãi được lưu truyền trong các bản làng người Nùng nơi đây./.
Viết bình luận