Ma nứih Ơ Đu, Nghệ An t’bhlâng pa dưr p’rá acoon cóh đay
Thứ hai, 00:00, 04/07/2016

           Ơ Đu nắc muy cóh 5 c’bhúh acoon cóh hắt ma nứih bhlâng cóh k’tiếc k’ruung hêê, cơnh lâng acoon ma nứih nắc đhêêng dâng 400 cha nắc, ặt ma mông bấc nắc đhị vel Văng Môn, chr’val Nga My, chr’hoong Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đha nuôr Ơ Đu bêl ahay tỵ nắc vêy văn hoá liêm pr’hay la lay cơnh lâng p’rá lâng bấc đhr’niêng cr’bưn liêm chr’nắp. N’đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu đợ râu văn hoá n’nắc, pa bhlâng nắc p’rá xoọc dzoọng đhị đhr’năng bil pật. tu cơnh đêếc, bh’rợ pa choom cớ lâng pa dưr p’rá acoon cóh đay nắc xoọc bh’rợ hân đơớh ta k’đươi moon cơnh lâng ma nứih Ơ Đu. Phóng viên Hồng Bắc vêy bha ar xrắ xay moon ooy đâu, đha nuôr lâng pr’zớc đh’rứah xơợng:

                                       

 

               Bêl ahay, ma nứih Ơ Đu vêy đh’nớc nắc “ Tày Hạt” ( ting p’rá Thái choom năl nắc ma nứih đha rựt ha ul), đha nuôr moon đh’nớc âng ma nứih đay nắc Prom Ơ Đu ( ma nứih Ơ Đu). Bêl ahay, ma nứih Ơ Đu ma mô cóh apêê vel âng chr’val Kim Đa, Kim Tiến, tước c’moo 2006, pa tơơi đha nuôr chô ma mông k’rong ặt đhị vel Văng Môn, chr’val Nga My, chr’hoong Tương Dương, tỉnh Nghệ An ting bh’rợ xa nay đhăm ặt t’mêê đoọng ha bh’rợ Thuỷ điện Bản Vẽ. ma nứih Ơ Đu vêy p’rá la lay, ặt đhị c’bhúh p’rá Môn- Khmer ( t’nooi p’rá hệ Nam Á). Tu bấc râu dưr váih cóh lịch sử, pa bhlâng nắc ặt ma mông c’chăl lâng ma nứih Thái, Khmú, Kinh âi bhrợ ha p’rá âng ma nứih Ơ Đu  ting t’ngay ting bil pật. xoọc đâu, đha nuôr Ơ Đu đươi dua p’rá phổ thông cắh cậ p’rá Thái, Khmú nắc p’rá đoọng prá xay zấp t’ngay. T’coóh Lo Văn Cường, cóh vel Văng Môn, chr’val Nga My, chr’hoong Tương Dương đoọng năl:

          Ma nứih Ơ Đu nâu câi p’rá cắh vêy ngai năl dzợ, nâu câi nắc muy năl prá bơr pêê cr’liêng a năm. Tơợ bêl  n’niên, ca conh ca căn cắh prá p’rá Ơ Đu tu cơnh đêếc ca coon công cắh choom prá. Ca conh ca căn ma nứih Ơ Đu ha dang pay ma nứih Thái, váih cacoon nắc zêng đươi dua p’rá Thái lứch. Azi k’rang k’uôl tu ca coon cha chau brương tr’nu cắh dzợ năl p’rá. Pa bhlâng k’đháp, nâu câi đha nuôr vel xoọc t’bhlâng bhrợ pa dưr p’rá n’nâu.

          Ting cơnh ch’mêệt lêy âng apêê ngành chức năng, xoọc đâu ma nứih năl p’rá Ơ Đu cóh Nghệ An nắc đhêêng dzợ 5 cha nắc, zêng nắc apêê t’coóh t’ha lấh 70, 80 c’moo. N’đhơ cơnh đêếc, đợ cr’liêng p’rá âng apêê a bhướp choom prá công đhêêng dâng lấh 100 cr’liêng, cóh đêếc bấc cr’liêng lấh ta pay ươi p’rá n’lơơng. Ha dợ apêê lang ma nứih Ơ Đu t’tun công đhêêng choom prá bơr peee cr’liêng buôn đươi cóh pr’ặt tr’mông zấp t’ngay. P’căn Trần Quỳnh Hoa, Phó giám đốc Trung tâm văn hoá thể thao chr’hoong Tương Dương xay moon la lua:

           Đoọng apêê đoo xay prá liêm lứch cơnh muy g’lúh prá  xay nắc cắh choom moon lứch lâng p’rá Ơ Đu nđhơ apêê t’coóh t’ha ốt. N’đhơ cóh cuốn Dư địa chí âng chr’hoong Tương Dương bhrợ têng xay moon bấc p’rá ma nứih Ơ Đu cóh đêếc nắc công dzợ ươi dua đợ cr’liêng p’rá âng Thái, âng phổ thông. N’đhơ apêê t’coóh t’ha cơnh Lo Văn Nghê, Lo Văn Phúc t’coóh bhlâng công cắh dzợ choom prá liêm lưch muy p’rá Ơ Đu a năm.

Đhị đhr’năng bil pật âng p’rá ma nứih Ơ Đu , tơợ c’moo 2010, chr’hoong Tương Dương pa zum lâng apêê ngành chức năng âng tỉnh Nghệ An xay bhrợ bấc apêê lớp pa choom p’rá đoọng ha đha nuôr Ơ Đu đhị bh’rợ lâng boóp. Lo Thị Thuý Giăng, 22 c’moo, cóh vel Văng Môn xay moon: Tơợ bêl ting pa choom năc âi năl p’rá đợ cr’liêng p’rá âng buôn lâng p’rá acoon cóh đay, nắc bêl ahay cắh âi ting bơơn xơợng lâng prá:

        Acu năl n’đhang cắh năl bấc. Nắc đhêêng muy bơr cr’liêng buôn đươi dua cóh zấp t’ngay cóh pr’loọng đong cơnh cha cha, lêệ a óc… Bấc bêl tợt pa prá đh’rứah, azi công prá p’rá Ơ Đu, năl mơ ooy prá mơ đêếc. đợ cr’liêng cắh năl nắc t’moóh apêê n’lơơng. Acu rơơm kiêng bhrợ bấc lớp pa choom p’rá đoọng ha ma nứih Ơ Đu lấh mơ dzợ đoọng p’rá ma nứih Ơ Đu zi doó choom bil.

        A moó Mạc Thị Tím, Bí thư chi bộ vel Văng Môn đoọng năl: Apêê đông pa chắp ch’mêệt lêy, zấp ngành chức năng âng tỉnh, chr’hoong lâng apêê ngai t’coóh t’ha cóh vel xoọc pa zum xrắ bhrợ lâng in bhrợ giáo trình, bha ar pa tơ đoọng lêy, đoọng ha bh’rợ pa choom p’rá ha đha nuôr, pa bhlâng nắc ha lang p’niên bơơn buôn bặ, liêm choom:

         Lêy pa zum, đợ cr’liêng p’rá xoọc vêy nắc k’dâng lêy zấp ngai công âi coon năl tr’bứi, cơnh apêê cr’liêng p’rá lum t’moóh, k’đươi cha cha, ộm đác. Bêl ahay nắc cắh năl cr’liêng p’rá râu rí, nắc muy apêê ngai t’coóh t’ha a năm năl. Acu công xoọc xay trúih p’too moon lâng zấp ngai ca coon, cha chau, bhrợ liêm bhlâng zấp pr’loọng đong vêy muy bêệ bảng đoọng xrắ p’rá Ơ Đu. Záp t’ngay, ngai công bơơn lêy bảng đoọng ma pa choom prá, đọc. pa đhang moon cơnh bơơn pa choom cr’liêng n’hâu nắc xay prá cr’liêng p’rá n’nắc, đoọng tơợ đêếc dưr váih muy bh’rợ loóih cóh pr’loọng đong.

         Ting p’căn Trần Quỳnh Hoa, Phó giám đốc Trung tâm văn hoá Thể thao chr’hoong Tương Dương, lấh đhị bh’rợ ma năl, t’bhlâng pa dưr pa chô p’rá âng acoon cóh đay nắc bh’rợ pa choom đoọng p’rá âng đha nuôr Ơ Đu cắh âi la lua liêm choom lâng dzợ lum bấc râu zr’nắh k’đháp:

        Lang p’niên nâu câi nắc ương dớp tu trách nhiệm zư đớc lâng záp ngai xoọc t’bhlâng. N’đhơ cơnh đêếc chr’nắp bhlâng nắc bêl xang pa choom đoọng nắc đha nuôr cóh vel choom ta luôn prá xay đh’rứah. Muy râu cớ nắc ma nứih Ơ Đu cắh pay k’díc, pay k’điêl mr’đoo c’bhúh acoon cóh, tu cơnh đêếc, nắc râu zr’nắh k’đháp cóh bh’rợ zư đớc. C’la ma nứih Ơ Đu xoọc crêê bil pật n’đắh p’rá, bấc nắc prá p’rá Thái, Khơ Mú, bêl vêy ma mai cắh cậ xa xao chô đong công muy prá xay lâng p’rá n’nắc, apêê đoo  moon nắc râu âng buôn bhlâng. Tu cơnh đêếc pr’chắp đoọng zư đớc nắc vêy, n’đhang đoọng mặ  zư đớc cắh nắc muy râu choom pa chắp ch’mêệt lêy đanh đươnh

        Cr’chăl ha nua, Ban Acoon cóh tỉnh Nghệ An âi pa zum đơơng c’bhúh pa cắh mặt ma nứih Ơ Đu cóh chr’hoong Tương Dương chô tước lum, prá xay lâng đha nuôr acoon cóh ma nứih Ơ Đu cóh vel Khap, chr’hoong Mường Khun, tỉnh Xiêng Khoảng, k’tiếc p’rớc Lào. Nâu đoo nắc ma nứih Ơ đu bơơn moon vêy muy c’bhúh tơợ chr’hoong Tương Dương. Xoọc, c’bhúh ma nứih Ơ Đu cóh vel Khap công dzợ zư đớc bấc râu văn hoá ty đanh âng acoon cóh đay cơnh xa nập, pa bhlâng nắc p’rá Ơ Đu công dzợ bơợ zư đớc cơnh lâng bấc cr’liêng p’rá. Nâu đoo bơơn lêy râu c’léh bhui har, bhợ t’hơ bấc p’rơơm cóh bh’rợ pa dưr pa choom p’rá công  cơnh bấc c’léh văn hoá liêm pr’hay âng ma nưíh Ơ Đu  cóh k’tiếc k’ruung hêê xoọc ặt đhị đhr’năng bil pật./.

NGƯỜI Ơ ĐU Ở NGHỆ AN NỖ LỰC "CỨU" TIẾNG MẸ ĐẺ
     

       Ơ Đu là một trong 5 dân tộc thiểu số ít người nhất ở nước ta, với dân số chỉ khoảng 400 người, sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đồng bào Ơ Đu trước đây vốn có nền văn hóa đặc trưng với ngôn ngữ và những phong tục, tập quán riêng, độc đáo. Tuy nhiên, hiện nay những nét văn hóa đó, đặc biệt là tiếng nói đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Vậy nên, việc học lại và “cứu” lấy tiếng mẹ đẻ đang là câu chuyện cấp bách đặt ra đối với dân tộc Ơ Đu. Phóng viên Hồng Bắc, có bài viết đề cập vấn đề này, mời bà con và các bạn cùng nghe!

                                        

       Ngày xưa, dân tộc Ơ Đu có tên là “Tày Hạt” (theo tiếng Thái có nghĩa là tộc người đói rách), đồng bào tự gọi tên dân tộc mình là Prom Ơ Đu (tức là người Ơ Đu). Trước kia, người Ơ Đu sống rải rác ở các bản của xã Kim Đa, Kim Tiến, đến năm 2006, di dân về sống tập trung tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An theo chương trình tái định cư phục vụ công trình Thủy điện Bản Vẽ. Người Ơ Đu có ngôn ngữ riêng, thuộc ngôn ngữ Môn-Khơ me (dòng ngữ hệ Nam Á). Do những biến cố sinh tồn trong lịch sử, đặc biệt là sống xen kẽ với người Thái, Khơ Mú, Kinh đã làm cho ngôn ngữ của người Ơ Đu ngày càng mai một. Hiện nay, đồng bào dân tộc Ơ Đu sử dụng tiếng phổ thông hoặc tiếng Thái, Khơ Mú là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Ông Lo Văn Cường, ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương cho biết:

         Người Ơ Đu giờ đời con cháu tiếng không có ai biết cả, giờ chỉ có đôi ba cụ già biết thôi. Từ khi cha sinh, mẹ đẻ, từ nhỏ, bố mẹ không nói tiếng Ơ Đu cho nên con cũng không nói được. Bố người Ơ Đu mà lấy người Thái, sinh con đẻ cái ra cũng đều dùng tiếng Thái cả. Chúng tôi lo vì con cháu mai mốt không biết tiếng. Rất khó khăn, giờ bà con dân làng cố gắng khôi phục cái tiếng này.

       Theo khảo sát của các ngành chức năng, hiện số người biết tiếng Ơ Đu ở Nghệ An chỉ còn 5 người, đều là các cụ già trên 70, 80 tuổi. Tuy nhiên, vốn từ các cụ nói được cũng chỉ trên dưới 100 từ, trong đó nhiều từ đã bị vay mượn, pha trộn với các ngôn ngữ dân tộc khác. Còn các thế hệ người Ơ Đu về sau cũng chỉ nói được vài từ đơn giản, riêng lẻ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Bà Trần Quỳnh Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa thể thao huyện Tương Dương nêu thực tế:

          (Để họ nói trọn vẹn như một buổi trao đổi, nói chuyện thì không thể nói trọn vẹn bằng tiếng Ơ Đu cả kể cả các cụ già trước đây. Kể cả trong cuốn Dư địa chí của huyện Tương Dương xây dựng nêu ra nhiều tiếng nói người Ơ Đu trong đó vẫn phải sử dụng những từ vay mượn như mượn tiếng Thái, mượn tiếng phổ thông. Kể cả các cụ như Lo Văn Nghệ, Lo Văn Phúc lớn tuổi nhất họ cũng không thể nói chuyện trọn vẹn.)
        Trước sự mai một, thất truyền tiếng nói của dân tộc Ơ Đu, từ năm 2010, huyện Tương Dương phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh Nghệ An triển khai mở các lớp dạy tiếng cho đồng bào Ơ Đu thông qua hình thức truyền miệng. Lo Thị Thúy Giăng, 22 tuổi, ở bản Văng Môn chia sẻ: Từ khi theo học bạn đã biết nói những từ giao tiếp thông thường bằng tiếng của dân tộc mình mà trước đó bạn chưa từng được nghe và nói:

 (Em biết nhưng không biết nhiều, chỉ mấy từ thông dụng trong gia đình như ăn cơm, thịt lợn… Nhiều khi ngồi nói chuyện với nhau chúng em vẫn đưa tiếng Ơ Đu ra nói, biết từ gì nói từ đó, những từ gì không biết thì hỏi các chị, các bạn. Em cũng mong mở nhiều lớp học cho dân tộc Ơ Đu hơn nữa để dân tộc Ơ Đu của em không mất đi tiếng nói.)
      Chị Mạc Thị Tím, Bí thư chi bộ bản Văng Môn cho biết: Các nhà nghiên cứu, các ngành chức năng của tỉnh, huyện và các cụ cao niên trong bản đang phối hợp biên soạn và in thành giáo trình, tài liệu tham khảo để việc truyền dạy tiếng cho đồng bào, đặc biệt cho thế hệ trẻ được thuận lợi, đạt hiệu quả:

 (Nhìn chung những từ đang có thì hầu hết ai cũng biết sơ sơ rồi, như những từ chào, hỏi, mời ăn cơm, uống nước. Trước đây thì không biết từ nào cả, chỉ có mấy ông cụ già là biết thôi. Tôi cũng đang tuyên truyền với tất cả các con, các cháu, tốt nhất mỗi gia đình có một cái bảng để viết tiếng Ơ Đu. Mỗi ngày, ai cũng nhìn thấy cái bảng để mình tự luyện, tự đọc, tự giao tiếp. Ví dụ học được từ nào thì giao tiếp từ đó để cho thành một thói quen trong gia đình.)

Theo bà Trần Quỳnh Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa thể thao huyện Tương Dương, bên cạnh việc nhận thức, nỗ lực “cứu” lấy tiếng nói của dân tộc mình thì việc tổ chức truyền dạy tiếng của đồng bào Ơ Đu chưa thực sự hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại:

         (Giới trẻ bây giờ sẵn sàng tiếp nhận vì trách nhiệm bảo tồn và mọi người đang rất cố gắng. Nhưng quan trọng nhất là khi dạy rồi thì bà con trong bản phải thường xuyên trao đổi nói chuyện với nhau. Một cái nữa là người Ơ Đu không lấy chồng, lấy vợ trong tộc mình thành ra như vậy cũng có cái khó khăn trong việc bảo tồn. Bản thân dân tộc Ơ Đu đang bị mai một về tiếng nói, cơ bản nói tiếng Thái, Khơ Mú, khi có dâu hay rể về nhà cũng chỉ giao tiếp bằng tiếng đó, người ta nói đó là thuận lợi nhất. Thế nên cái suy nghĩ để bảo tồn là có nhưng để bảo tồn được hay không là một điều cần phải suy nghĩ lâu dài.

        Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã phối hợp đưa đoàn đại diện người Ơ Đu ở huyện Tương Dương sang thăm, giao lưu với bà con tộc người Ơ Đu ở bản Khạp, huyện Mường Khun, tỉnh Xiêng Khoảng, nước bạn Lào. Đây là tộc người Ơ Đu được xác định có nguồn gốc từ huyện Tương Dương. Hiện, tộc người Ơ Đu ở bản Khạp vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình như trang phục truyền thống, đặc biệt là ngôn ngữ Ơ Đu vẫn được lưu truyền với vốn từ khá phong phú. Đây được xem là tín hiệu lạc quan, mở ra nhiều hy vọng trong việc khôi phục tiếng nói cũng như các bản sắc văn hóa của dân tộc Ơ Đu ở nước ta đang đứng trước nguy cơ mai một./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC