Chr’val Hương Lộc, chr’hoong Nam Đông nắc vel đong vêy bấc pr’loọng đong băn a đhăh lâng đợ bấc lâh mơ. X’rịa c’moo 2019, pr’loọng đong a noo Mai Thanh Long ặt đhị vel 2 câl 6 p’nong a đhăh m’ma F1 chô băn. Xọoc tợơp tu căh ơy bơơn năl cơnh băn liêm choom, nắc a noo lưm bấc k’đhap đăh pa dưr t’bấc cr’năn. Tợơ ơy chếêc năl lâng pa choom tợơ apêê ơy băn lalăm, tước nâu kêi cr’noọ băn a’đhăh âng pr’loọng đong a noo Mai Thanh Long nắc 1 coh pazêng cr’nọo bh’rợ ga mắc bhlầng đhị chr’hoong, bh’nơơn kinh tế dal bhlầng: “Rau pa chô tơợ a đhăh nâu cu lêy dal bhlầng. Zập p’nong căn vêy rưah 8-12 p’nong. Prang c’moo, 5 p’nong a đhăh căn nắc rưah 80 p’nong coon. Bơr c’moo đâu, 95% nắc a cu pa câl m’ma đoọng ha đhanuôr coh đăn đâu căh cợ apêê chr’hoong lơơng, dâng zập p’nong pa câl 2 ức đồng”.
Tu chr’năp liêm âng đoo ơy vêy tợơ tr’nợơp, nắc a đhăh buôn ma mông đhị zr’lụ crâng ca coong, bhươn đong. Pr’đơợ pleng k’tiếc đhị chr’hoong Nam Đông pậ bhưah, l’thai, bấc rau ch’na bh’năn, đươi cơnh đêếc nắc lệê ađhăh đha hum yêm. A noo Trần Minh Tuấn, ặt đhị vel 3 chr’val Hương Lộc, chr’hoong Nam Đông đoọng năl: ađhăh nâu doó lâh vaih pr’luh cr’ay lâng chr’năp pa câl lệê cung dal lâh: “Băn ađhăh nắc ba buôn lâh băn a’ọc. Ch’na âng a’ọc cung buôn bơơn. Tợơ bêl băl ađhăh mơ 4-5 c’xêê nắc ơy rưah. Xang đếêc, 3 c’xêê m’pâng nắc rưah. Tợơ bêl ađhăh rưah xang nắc băn tợơ 4-5 c’xêê nắc pậ mơ 20kg.”
Tước nâu kêi, đhị chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vêy lâh 10 pr’loọng ting pâh cr’nọo bh’rợ băn ađhăh lâng đợ bấc mơ 300 p’nong, k’rong đhị apêê chr’val Thượng Quảng, Thượng Lộ lâng Hương Lộc. Lâng bấc chính sách t’pâh, zooi pa dưr b’băn âng chr’hoong Nam Đông ơy t’pâh đhanuôr đhị chr’hoong pa dưr băn tệêm ngăn. Đhanuôr ơy pân k’rong băn bấc cr’năn ting c’lâng trang trại lâng băn coh đong tệêm ngăn sinh học, tệêm ngăn pr’luh cr’ay. T’cooh Trần Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông Nghiệp chr’hoong Nam Đông đoọng năl: “Tợơ đhr’năng băn, a zi nắc xay moon cr’nọo bh’rợ nâu liêm choom lâng pr’đợơ đhị Nam Đông. Rau muy nắc ađhăh nâu doó lâh bọo pr’luh cr’ay. Rau bơr nắc ch’na bh’năn bấc, zêng vêy coh đong. Đươi cơnh đếêc nắc 4 c’moo băn bhrợ, nâu kêi ơy vêy lâh 10 pr’loọng ting pâh băn, xoọc tợơp ơy vêy đơơng chô bh’nơơn dal. Đhr’năng pa câl ađhăh nâu liêm buôn, bấc ngai đươi. Choom moon, coh b’băn nắc cr’nọo bh’rợ băn ađhăh xoọc bấc đhanuôr đhị Nam Đông k’rang lâng băn t’bhưah coh cr’chăl ha y.”/.
Nam Đông: Nhân rộng mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế
CTV Tiến Dũng
Trong những năm qua, tại huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả, mang lại nguồn thu đáng kể trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần đưa tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tăng mạnh. Mới đây, mô hình nuôi heo rừng lai được nhiều hộ dân Nam Đông đưa vào nuôi thử nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Xã Hương Lộc, huyện Nam Đông là địa phương có nhiều hộ nuôi heo rừng lai với quy mô lớn. Cuối năm 2019, gia đình anh Mai Thanh Long ở thôn 2 mua 6 con heo rừng giống F1 về nuôi. Ban đầu do chưa nắm bắt được quy trình, kỹ thuật và cách chăm sóc, nên anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển đàn. Qua nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi từ những người nuôi trước, đến nay mô hình nuôi heo rừng lai của gia đình anh Mai Thanh Long là 1 trong những mô hình có quy mô lớn nhất huyện, hiệu quả kinh tế bước đầu mang lại khá cao: “Lợi nhuận từ con heo con tôi thấy rất cao. Cứ mỗi con mẹ mỗi lứa nó đẻ từ 8 đến 12 con. Tính cả năm, 5 con mẹ là đẻ được 80 con heo con. Hai năm nay, 95% là tôi bán giống cho bà con lân cận hoặc các huyện khác, trung bình mỗi con có giá 2 triệu đồng.”
Do đặc tính di truyền nên heo rừng lai rất dễ thích nghi với môi trường tự nhiên. Điều kiện khí hậu, đất đai ở huyện miền núi Nam Đông thoáng rộng, mát mẻ, nguồn thức ăn phong phú nên thịt heo rừng lai có ăn rất thơm và chắc. Anh Trần Minh Tuấn, ở thôn 3 xã Hương Lộc, huyện Nam Đông cho biết: loại heo này ít bị bệnh hơn so với heo nhà và giá bán thịt cũng cao hơn nhiều:“Nuôi heo lai thì nó đơn giản hơn so với nuôi heo nhà. Nguồn thức ăn của heo mình cũng dễ kiếm, dễ tận dụng. Từ khi con heo con nuôi lên 4 đến 5 tháng nó sẽ có chửa được, sau đó 3 tháng rưỡi sẽ đẻ. Sau khi con heo đẻ xong mình nuôi từ 4 đến 5 tháng là được khoảng 20 ký.”
Đến nay, tại huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa thiên Huế có hơn 10 hộ tham gia mô hình nuôi heo rừng lai với số lượng khoảng 300 con, tập trung ở các xã Thượng Quảng, Thượng Lộ và Hương Lộc. Với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi của huyện Nam Đông đã kích thích ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển ổn định. Người dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Ông Trần Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Nam Đông cho biết:“Qua quá trình nuôi, chúng tôi đánh giá mô hình này phù hợp với điều kiện ở Nam Đông. Thứ nhất là con heo rừng lai này ít bị mắc bệnh, thứ 2 là nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng trong hộ gia đình. Cho nên qua 4 năm xây dựng mô hình thì hiện nay cũng có hơn 10 hộ dân tham gia, bước đầu rất hiệu quả. Tình hình tiêu thụ lợn rừng lai này cũng rất thuận lợi, thị trường rất ưa chuộng. Có thể nói rằng, trong chăn nuôi thì mô hình nuôi lợn rừng lai đang được nhiều hộ dân Nam Đông quan tâm và sẽ nhân rộng trong thời gian tới.”./.
Viết bình luận