Pa dưr cớ nghệ thuật cơnh n’toong chiing râu liêm chr’nắp âng ma nuýh Cor
Thứ bảy, 00:00, 22/04/2017
N’toong chiing nắc râu chr’ớh x’nưl tợơ lang a hay vêy chr’nắp lalay âng ma nuýh Cor ha dợ apêê acoon cóh lơơng cắh vêy.

             Cóh t’ngay bhiệc bhan âng vel bhươl, ha dang cơnh manuýh Cơ Tu, Ca dong, Xê đăng, Mơ nông đhị da ding k’coong Quảng Nam, buôn đươi dua chiing goong đoọng t’váih râu x’nưl xưl laliêm pr’hay ting pr’dang t’nớơt âng apêê pân đil c’mor, nắc lâng ma nuýh Cor, bhiệc đươi dua chiing goong dzợ đoọng t’váih râu r’rộ r’răm bhui har lấh mơ, nắc đoo cơnh n’toong chiing.

          N’toong chiing nắc râu chr’ớh x’nưl tợơ lang a hay vêy chr’nắp lalay  âng ma nuýh Cor ha dợ apêê acoon cóh lơơng cắh vêy. Đhị đhr’năng k’pân bil pất, pazêng apêê lứch loom luônh lâng x’nưl chr’nắp nâu đhị chr’hoong Bắc Trà My ơy chếêc lêy, pa dưr lâng bhrợ t’váih apêê lớp pa choom cơnh n’toong chiing, đoọng pa dưr chr’nắp văn hoá ty đanh, zư lêy lâng pa dưr chr’nắp liêm acoon cóh Cor đhị vel đong.

          Đh’riêng za gâr, chiing âng ma nuýh Cor ta luôn dưr xưl cóh pazêng vel bhươl bêl bhrợ têng bhiệc bhan Kàdim, cắh cợ nắc pazêng t’ngay bhiệc bhan đắh t’rị. Cung cơnh bấc acoon cóh ắt mamông cóh truíh da ding Trường Sơn-Tây Nguyên, đhanuôr Cor đhị chr’hoong Bắc Trà My vêy loom luônh liêm ta níh, déh hơnh t’mooi. Râu đâu nắc pa ghít đhị 4 râu t’nớơt cóh bhiệc bhan âng ma nuýh Cor. Pazêng: điệu A dút- xay moon đoọng ha đhanuôr, pr’zợc cha ngai đăn đắh pr’ắt tr’nớt bhui har, r’rộ r’răm âng t’ngay bhiệc bhan đhị vel bhươl; điệu Pon Tamooi nắc t’pấh t’mooi, điệu Pốt ố t’đang a bhô dang chô lêy loom luônh liêm ta níh âng đhanuôr cóh bhiệc bhan đắh t’rị bơơn hân noo lâng x’rịa nắc n’toong chiing…

          Ting cơnh apêê t’coóh bhươl đhị chr’val Trà Kot, chr’hoong Bắc Trà My, tr’cọo x’nưl đươi dua cóh bhiệc bhan âng đhanuôr Cor buôn nắc bơr bệê chiing lâng muy za gâr. Cóh đếêc chiing ga mắc nắc đớc Pô-chiêng aconh, chiing k’tứi đớc nắc Pi-chiêng a căn lâng bệê a conh nắc đớc Agor. Ha dợ nắc bêl n’toong chiing nắc đươi dua bơr chiing a conh đoọng vêy x’nưl xưl mr’cơnh, bêl tr’thi nắc zooi ma nuýh xợơng năl ghít lấh mơ lâng bơơn năl n’đắh ooy n’toong pr’hay lấh… N’toong chiing nắc đoọng ha pazêng apêê pân jứih c’rơ liêm lâng choom n’toong chiing . Zập g’lúh tr’thi n’toong chiing nắc vêy 3 cha nắc, cóh đếêc vêy bơr cha nắc tr’thi nắc đươi dua chiing, ma nuýh đhị m’pâng đương lêy cha mệêt nắc đươi dua za gâr. Ma nuýh n’toong choom tớt, dzoọng, lướt, pa gớt đhơ đhơ cung choom… Cóh zập g’lúh tr’thi n’toong chiing, ma nuýh đhưưng za gâr nắc ma nuýh đhị m’pâng đương lêy cha mệêt lâng xợơng mị đắh tr’thi.

          Xa nay tr’thi bơơn bhrợ têng ting c’nặt: tr’thi x’nưl lâng tr’thi n’jứah n’toong n’jứah pa gớt a chắc a rang ting cơnh x’nưl xưl âng mị a nhi ting pấh tr’thi. Bh’rợ tr’thi n’toong chiing nắc bơơn tợơp thi lâng râu x’nưl xưl âng za gâr k’đơơng bh’ươr âng ma nuýh đhị m’pâng đương lêy cha mệêt mị đắh thi, xang đếêc nắc ma nuýh n’toong chiing lalăm nắc đớc tok chiêng, n’toong chiing ting cơnh nhịp za gâr, ma nuýh n’toong t’tun nắc đớc tuk, a đoo n’toong t’ơơi pa chô cơnh đh’riêng chiing âng ma nuýh n’toong lalăm đếêc ha dợ cung n’toong ting cơnh nhịp za gâr.

          Râu chr’nắp pr’hay, bhrợ váih c’rơ t’pấh âng tr’thi chiing nắc râu pa tộc bhrợ, n’toong chiing cơnh pr’hay bhlầng. Mị a nhi ting pấh tr’thi n’toong chiing nắc lêy tợơ pazêng cơnh n’toong đoọng vêy cơnh n’toong t’ơơi pa chô crêê cơnh lâng đoọng u pr’hay. X’nưl xưl đhị zập chu tr’thi n’toong chiing nắc zêng k’rơ đoọng t’pấh ma nuýh lâng pa ghít đhị pa châng c’rơ ga lăng za hai ngai choom n’toong lấh. Cơnh đếêc hớơ nắc g’lúh tr’thi ting bhui har r’rộ r’răm lấh mơ, tước bêl manuýh n’toong nhứh lâng n’toong căh crêê cơnh c’lâng x’nưl dzợ.

          T’coóh Võ Văn Hùng, muy cha nắc ta coóh ta ha đhị vel 2A, chr’val Trà Kót, xay moon:

          “ Tr’thi n’toong chiing nắc c’rơ âng acoon cóh Cor, tu lalăm a hay apêê ta coóh buôn mọot ooy crâng, apêê k’đhợơng tr’lơơng, cóih cung nắc c’rơ, tr’thi n’toong chiing nắc đoọng ha lang p’loêm nâu kêi oó lơi n’jiêng cr’bưn âng acoon cóh Cor. Tr’thi n’toong chiing râu muy nắc c’rơ, râu bơr nắc đoọng k’chăng, apêê t’coóh a hay t’nơơt pr’hay, liêm bhlầng, lêy đui cơnh đánh võ, tu cơnh đếêc nắc lang p’niênnâu kêi pa choom cơnh đếêc, a zi pa zay zư đớc, cắh choom lơi j’niêng cr’bưn âng ma nuýh Cor.”

          T’coÓh Dương Lai cung ắt đhị vel 2A chr’val Trà Kót xay moon cớ:

          “ Tr’thi n’toong chiing nắc vêy muy cơnh x’nưl xưl a năm, a đhi a moó pân đil dzoọng muy đắh cơnh đếêc nắc mị a nhi tr’thi h’cơnh đoọng bơơn liêm choom, ngai c’rơ, ngai liêm, ngai za hai nắc apêê n’đil kiêng ma nuýh đếêc, ma nuýh đhưưng za gâr nắc đoọng t’pấh, ma nuýh dzoọng đhị m’pâng bhlưa bơr cha nắc tr’thi đhưưng, tr’thi đhơ đhơ cơnh x’nưl nắc đhưưng za gâr cung nắc ma nuýh dzoọng đhị m’pâng bhlưa bơr cha nắc tr’thi.

          Pon Tamoi nắc hơnh déh ta mooi pấh bhiệc bhan cha ha roo t’mêê, đắh t’rị nắc đhanuôr cóh vel lơơng tước, a đay c’la đong nắc tâm goong n’toong chiing đoong hơnh déh t’mooi đh’rứah tước ắt tớt bhui  har lâng đhanuôr cóh vel. Chr’nắp âng bhiệc tr’thi n’toong chiing nắc muy t’ngay bhiệc bhan, apêê pa chắp lêy, pa cắh c’rơ âng ma nuýh pân jứih Cor, ma nuýh tr’thi zêng pa cắh râu c’rơ, zay, za hai g’lăng âng đay đoọng pay loom âng apêê pân đil xoọc đương lêy đhiêr đếêc.”

          Nghệ thuật tr’thi n’toong chiing nắc bơơn lêy cơnh muy râu văn hoá phi vật thể laliêm chr’nắp âng ma nuýh Cor đhị chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nghệ thuật nâu n’jứah pa cắh a chắc a rang, c’rơ âng ma nuýh pân jứih Cor, n’jứah nắc bêl đoọng ha pêê vel cóh đhanuôr ma nuýh Cor dzợ giao lưu, học ta moóh đắh bhiệc tr’thi n’toong chiing âng apêê pân jứih… lâng apêê pân đil Cor, lêy đắh bhiệc tr’thi n’toong chiing, apêê chớih pay đoọng ha đay muy cha nắc pân jứih grơơ k’rơ, bhriêl choom lâng ta níh đha nâng.

          N’đhơ năl ghít đắh chr’nắp âng “tr’thi n’toong chiing” cơnh đếêc, ha dợ nắc lang apêê manuýh Cor cóh t’tun đâu, t’coÓh Dương Lai cắh ơy năl ghít lứch cơnh n’toong đơ pr’hay bhlầng âng tr’cọo x’nưl chr’nắp liêm ty đanh nâu. Lâng loom luônh liêm ta níh, cắh kiêng đoọng chr’nắp văn hoá âng acoon cóh đay choom bil pất, t’coóh Lai nắc ơy lướt tước chr’hoong Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đoọng chếêc lêy năl, pa choom tợơ apêê ta coóh ta ha đắh tr’thi n’toong chiing nâu. Lâng k’nặ đhị muy c’moo, t’coóh Lai nắc ơy năl lứch đợ râu k’đháp bhlầng, pr’hay bhlầng, liêm choom bhlầng âng bh’rợ  tr’thi n’toong chiing. Lâng nâu kêi, t’coóh nắc ơy xoọc đơơng pazêng râu âng đay ơy học pa choom cớ đoọng ha lang p’niên đhị chr’val Trà Kót, Trà Nú, chr’hoong Bắc Trà My, đhị vêy lấh 5000 đhanuôr Cor xoọc ắt mamông.

          Trần Thị Liễu, muy cha nắc pân đil c’mor ắt đhị vel 3, chr’val Trà Kót moon:

          “Vêy a dêy Dương Lai ơy zúp zooi liêm ta níh a zi cóh bhiệc pa choom cơnh t’nớơt crêê cơnh j’niêng cr’bưn lalăm a hay âng ma nuýh Cor zi, lâng a cu nắc tự hào bhlầng bơơn ting pấh ooy k’bhúh t’nơớt. Lâng t’ngay đâu vêy pa xoọng bh’rợ tr’thi n’toong chiing âng chr’val. A cu lêy pr’hay pa bhlầng, bhui har cắh cợ dzợ cơnh, pa cắh c’rơ âng ma nuýh pân jứih đoọng ha bấc ngai năl.”

          T’coóh Dương Lai k’rang k’uôl:

          “ C’la cu hnăl ha dợ muy a cu cung k’đháp đoọng bhrợ têng, nắclêy vêy râu zúp zooi tợơ apêê cấp chính quyền. Ting cơnh cu nắc lêy đoọng t’nớơt, tr’thi n’toong chiing, chr’nắp văn hoá âng manuýh Cor mọot ooy apêê trường học. Tợơ apêê trường học, apêê p’niên k’tứi năl tước đoọng tước bêl apêê ta ha nắc năl ha dợ ha dang cắh bơơn pa choom tợơ dzợ p’niên đhị trường học nắc cóh ha y apêê pậ banh nắc vêy cơnh pa chắp lalay lơơng.”

          Choom moon, tr’thi n’toong chiing âng đhanuôr Cor đhị chr’val Trà Nú, Trà Kót chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nắc muy râu nghệ thuật chr’nắp liêm. Lâng pazêng cơnh liêm choom đhị cơnh cha ớh, cơnh pa cắh, cơnh n’toong nắc c’cir văn hoá phi vật thể chr’năp ga mắc, liêm choom bhlầng nắc chroi k’rong ooy bấc râu âng văn hoá chiing goong moon lalay lâng tr’cọ x’nưl ty đanh âng acoon cóh Việt Nam moon za zưm. Lâng lấh mơ lơơng, đoọng zập râu nghệ thuật nâu ắt váih ting t’ngay c’xêê, nắc lêy vêy cơnh ting mọot bhrợ âng chính quyền apêê vel đong cóh bh’rợ chếêc lêy, bhrợ pa dưr, zư lêy, pa bhlầng nắc đhị vêy bấc đhanuôr acoon cóh Cor ắt mamông. Đọong x’nưl chiing, za gâr ting n’đơơr, chr’va chr’đhô ch’ngai lấh mơ./.

          

KHÔI PHỤC NGHỆ THUẬT ĐẤU CHIÊNG

ĐẶC SẮC CỦA NGƯỜI COR

 

         Trong ngày hội của bản làng, nếu như người Cơ Tu, Ca dong, Xê đăng, Mơ nông ở miền núi Quảng Nam, thường sử dụng cồng chiêng để giữ nhịp, tạo âm thanh rộn ràng theo từng điệu múa của các thiếu nữ, thì với người Cor, việc sử dụng cồng chiêng còn được đẩy lên cao trào, đó chính là hình thức thi đấu chiêng.

         Đấu chiêng là loại hình diễn xướng dân gian có tính chất riêng và có giá trị tiêu biểu đặc sắc của người Cor mà các dân tộc khác không có. Trước nguy cơ bị mai một, những nghệ nhân tâm huyết ở huyện Bắc Trà My đã sưu tầm, phục dựng và mở lớp truyền dạy  đấu chiêng, nhằm khơi dậy nét văn hóa truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Cor tại địa phương.

            Tiếng trống, chiêng của người Cor thường diễn ra trong những dịp bản làng mở hội ăn Kàzìm gọi là Tết mùa, hay trong những ngày có lễ hội ăn Trâu Huê. Cũng như nhiều dân tộc sinh sống trên dãy Trường Sơn-Tây Nguyên, đồng bào Cor ở huyện Bắc Trà My luôn rất mến khách. Điều này, thể hiện qua 4 điệu múa chính trong dịp lễ hội của người Cor. Gồm: điệu A dút-báo hiệu cho dân làng, bạn bè gần xa về không khí vui tươi, rộn ràng của ngày hội ở Làng; điệu PonTamoi là mời khách, điệu Pốt ố mời thần linh về chứng kiến lòng thành của dân làng trong lễ hội ăn Trâu Huê, được mùa và cuối cùng là điệu “Đấu Chiêng”…

        Theo các già làng ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, nhạc cụ dùng trong lễ hội của đồng bào Cor thường là hai chiêng và một trống. Trong đó, chiêng lớn gọi là Pô-chiêng đực-chiêng nhỏ gọi là Pi-chiêng cái-và chiếc trống gọi là Agor. Nhưng khi đấu chiêng chỉ sử dụng hai chiếc chiêng đực để có cùng thang âm tức là chiêng có các âm cơ bản hợp nhau được dùng để thi đấu với nhau giúp trọng tài và người thưởng thức hiểu được tiếng chiêng bên nào hay hơn… Đấu chiêng chỉ dành cho những người đàn ông khỏe mạnh, dẻo dai và đánh chiêng giỏi. Mỗi trận đấu chiêng gồm 3 người, trong đó có hai người thách đấu chính sẽ dùng chiêng, trọng tài của trận đấu là người dùng trống. Người diễn tấu có thể ngồi, đứng, di chuyển thoải mái… Trong mỗi trận đấu chiêng, người vỗ trống không chỉ có vai trò là trọng tài mà còn là chủ công dẫn dắt trận đấu chiêng qua nhịp của trống.

         Nội dung thi đấu được tiến hành theo trình tự: Đấu âm và đấu âm kết hợp với động tác phô diễn hình thể của cặp thi đấu. Cuộc đấu chiêng được mở đầu bằng âm thanh của tiếng trống dẫn nhịp của trọng tài, liền sau đó người đánh chiêng trước-gọi là tok-đánh chiêng theo nhịp trống, người đánh sau-gọi là tuk- đánh đáp trả với người đánh trước nhưng vẫn theo nhịp trống. 

          Nét đặc trưng, tạo nên sức hấp dẫn của đấu chiêng là sự ngẫu hứng và sáng tạo. Hai người tham gia đấu chiêng thông qua những bài chiêng để đối đáp liên tục với nhau. Âm điệu trong các cuộc đấu chiêng vang lên rất lớn để khiêu khích, thách đố đối phương cùng so tài cao thấp. Cứ thế trận đấu diễn ra sôi động, hấp dẫn cho đến khi người đánh trước hoặc người đánh sau bị lỗi nhịp hoặc thua sút về giai điệu thì thua. 

         Ông Võ Văn Hùng, một người cao tuổi ở Thôn 2A, xã Trà Kót, phân tích:

        “Đấu chiêng gọi là sức mạnh của dân tộc Cor, vì hồi trước mấy ông già thường đi núi, đi rừng, họ cầm gậy, giáo mác cũng là sức mạnh, đấu chiêng để cho lớp trẻ bây giờ đừng bỏ phong tục tập quán của dân tộc Cor. Đấu cồng chiêng thứ nhất phải là sức mạnh, thứ hai là tiếu(cười), mấy ông già hồi xưa múa hay lắm, múa sát chân và họ thủ y như mình đánh võ, nên lớp trẻ chừ học hỏi y như vậy, chúng tôi cố gắng không bỏ phong tục của người Cor”

         Ông Dương Lai cũng ở thôn 2A xã Trà Kót bổ sung thêm:

          “ Đấu chiêng là nó có một điệu thôi, chị em phụ nữ đứng một dãy như thế thì hai anh này đấu ra làm sao để anh nào mạnh, anh nào tốt, anh nào giỏi thì ui ưng anh đó, tui yêu người đó, còn anh trống là kích, cổ động, trọng tài, đấu như thế nào cho mạnh mẽ, bất cứ điệu gì trống cũng là trọng tài.

          PonTamoi tức là mừng khách đến dự tết mùa, ăn trâu huê thì thường có bà con ở làng khác tới thì mình đánh điệu cồng chiêng để mừng khách cùng đến chung vui với bà con trong làng. Ý nghĩa của việc đấu cồng chiêng là một ngày hội, họ có sự đầu tư nhất định trong việc đấu, thể hiện được sức mạnh phi thường của đàn ông người Cor, mỗi người đấu đều thể hiện sự hùng mạnh, hoành tráng, chiếm được cảm tình của chị em phụ nữ đang đứng chung quanh.

            Nghệ thuật diễn tấu đấu chiêng được coi là một loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Cor ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nghệ thuật này vừa phô diễn hình thể, sức mạnh của người đàn ông Cor, vừa là dịp để các làng trong cộng đồng người Cor giao lưu, học hỏi kết thân với nhau thông qua thi đấu chiêng của trai làng…và với các thiếu nữ người Cor, thông qua xem đấu chiêng, họ lại chọn cho mình một người đàn ông bản lĩnh, tài năng và đức độ.

            Mặc dù am hiểu về ý nghĩa của “đấu chiêng” như vậy, song là thế hệ con em người Cor sinh sau đẻ muộn, ông Dương Lai vẫn chưa thể nắm hết kỹ thuật để biểu diễn loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian này. Với tâm huyết, không muốn để văn hóa đặc sắc của dân tộc mình mai một, ông Lai đã lặn lội sang tận huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi để tìm hiểu, học hỏi những nghệ nhân cao niên về loại hình “đấu chiêng” này. Và gần một năm trời, ông Lai đã lĩnh hội hầu hết những tuyệt kỷ khó nhất, hay nhất, đẹp nhất của loại hình “đấu chiêng”. Và giờ đây, ông đã, đang đem những gì học được truyền lại cho thế hệ trẻ ở xã Trà Kót, Trà Nú, huyện Bắc Trà My, nơi có hơn 5000 đồng bào Cor sinh sống.

          Trần Thị Liễu, một cô gái còn rất trẻ ở thôn 3, xã Trà Kót  nói:

         “ Có chú Dương Lai đã tận tình giúp đỡ bọn em trong việc tập luyện từng điệu múa theo đúng y phong tục tập quán trước đây của người Cor chúng em, riêng em cũng rất tự hào vì được tham gia đội múa. Và hôm nay thêm tiết mục đấu chiêng của xã. Em thấy rất là hấp dẫn, vui, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Cor và thể hiện sức mạnh của người đàn ông khi thể hiện trước đám đông.

           Ông Dương Lai trăn trở:

            “Bản thân tôi biết nhưng nếu đơn thân độc mã thì tôi không thể làm được, cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của các cấp chính quyền. Theo tôi nên đưa múa, đấu chiêng, bản sắc văn hóa dân tộc Cor vào các trường học. Để ngay từ mái trường, ngay từ các em nhỏ đến lớn các em mới hiểu được chứ nếu không giáo dục từ thế hệ nhỏ trong trường học thì sau này các em lớn lên sẽ có mặt cảm khác”

            Có thể nói, diễn tấu đấu chiêng của đồng bào Cor ở xã Trà Nú, Trà Kót huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam là một loại hình nghệ thuật đặc sắc. Với những kỹ năng và kỹ thuật điêu luyện trong cách chơi, cách trình diễn là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, nổi bật góp phần vào sự đa dạng phong phú của văn hóa cồng chiêng nói riêng và nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói chung. Và hơn lúc nào hết, để loại hình nghệ thuật này trường tồn theo thời gian, cần lắm sự vào cuộc của chính quyền các địa phương trong công tác sưu tầm, phục dựng, bảo tồn, nhất là nơi có đông đồng bào dân tộc Cor sinh sống. Để tiếng trống, tiếng chiêng ngày càng vang xa, bay cao hơn nữa./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC