Bơơn lêy râu liêm choom tơợ tơơm chứa Kayen, c’moo 2017, anoo Lê Minh Hoà cóh vel Ta Rung, chr’val Hương Sơn, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế pa dưr pa xớc bh’rợ chóh chứa nâu đhị k’tiếc bhứah 2 sào k’tiếc bha đưn âng pr’loọng đông. Anoo Hoà đoọng năl, xang 2 c’moo chóh lâng zư lêy, bhươn chứa âng pr’loọng đông nắc ơy choom bơơn bhrợ, p’lêê ga mắc, hi lêệng mơ 3-5 ký, đha hưm yêm. Lấh mơ pa câl đoọng ha pêê câl cóh chr’hoong, anoo Lê Minh Hoà dzợ ta luôn p’cắh ooy zâp trang mạng xã hội cơnh Zalo, Facebook... tu cơnh đêếc, bhiệc pa câl chứa âng pr’loọng đông têêm ngăn, bấc bêl nắc cắh zâp pr’đươi âng đơơng pa câl cóh thị trường. tơợ râu liêm choom tr’nơợp, anoo Hoà nắc t’bhlâng bhrợ t’bhứah dzoọc tước 4 sào lâng k’noọ 3 r’bhâu t’nơơm. Lâng zên pa câl chứa cóh thị trường Nam Đông tơợ 60-100 r’bhâu đồng đhị mưy p’lêê, zâp c’moo pr’loọng đông anoo vêy pa chô lấh 100 ực đồng. ting cơnh anoo Lê Minh Hoà, tơơm chứa Kayen buôn chóh, zên k’rong bhrợ doọ bấc, bh’rợ zư lêy cung doọ lấh bấc zr’nắh cơnh zâp râu tơơm chr’nóh lơơng, xang 2 c’moo chóh nắc ơy đơơng chô bh’nơơn lâng pr’đơợ k’tiếc cóh Nam Đông. Hân đhơ cơnh đêếc, anoo Hoà p’ghít moon đắh bhiệc chóh lâng zư lêy: “Bêl chóh tơơm chứa lêy bhrợ pa liêm đhị zr’lụ chóh bhrợ, lêy pay tơơm m’ma k’rơ. Lêy chóh mơ glặp, oó lấh tr’đăn ta têện, pếch boọng đhộ mơ 20-30 phân, bón phân NPK lâng phan Quế lâm nắc ơy bơơn hr’lục đh’rứah, đợ mơ phân mơ mưy cr’puốt têy lâng ga lấp k’tiếc 5-10 phân, xang nặc lêy chóh. Xang bêl chóh tơợ 2-3 c’xêê, tơơm chứa chặt váih hi la t’mêê nắc bhrợ bhơi k’tang lâng bón phân thúc g’lúh tr’nơợp. Chứa choom bơơn bhrợ ooy c’xêê 7, 8 nắc k’dâng mơ c’xêê 4, 5 l’lăm đêếc nắc lêy bón phân đoọng tơơm dưr váih k’rơ, p’lêê cung ga mắc.”
Zên pa chô têêm ngăn đắh tơơm chứa, anoo Hoà vêy pr’đơợ k’rang zư lêy đoọng ha k’coon, câl pr’đươi pr’dua cóh đông lâng k’rong bhrợ pa xoọng zâp bh’rợ lơơng cơnh chóh píh, cao su... Cắh mưy t’bhlâng k’rang pa dưr pr’ắt tr’mung ha pr’loọng đông, anoo Lê Minh Hoà dzợ liêm ta níh xay moon, pa choom đoọng ha đhanuôr cóh vel đông đh’rứah pa dưr pa xớc bh’rợ chóh chứa Kayen. Zâp c’moo, anoo âng đơơng tơợ 5-6 r’bhâu tơơm chứa Kayen m’ma đoọng ha đhanuôr cóh zr’lụ. Amoó Trần Thị Mỹ Hinh cóh vel Ta Rung, chr’val Hương Sơn, chr’hoong Nam Đông đoọng năl: “Lâng đhanuôr zi, anoo Hoà liêm ta níh moon pa choom đắh bhiệc chóh chứa, đh’rứah lâng nâu nắc zooi zúp tơơm m’ma. Ha dợ pr’loọng đông zi, anoo zooi zúp lấh 500 tơơm m’ma chứa kayen lâng chóh ting bh’rợ âng đông anoo Hoà. Xoọc, bh’rợ chóh chứa âng zi xoọc dưr váih liêm choom.”
Ting cơnh t’coóh Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, nắc vel đông k’coong ch’ngai vêy bấc đhanuôr Cơ Tu nắc vel đông k’rang bhlâng tước bhiệc bhrợ pa dưr zâp bh’rợ pa dưr pa xớc kinh tế, pa xiêr đha rứt nhâm mâng đoọng ha đhanuôr. cr’chăl hanua, chr’hoong Nam Đông p’ghít lêy pa dưr pa xớc bh’rợ bhươn tược, lâng 3 râu tơơm chr’nóh bha lâng nắc píh, prí lâng chứa. Ha dợ chứa Kayen, đhanuôr nắc ơy chóh bơơn lấh 16 hécta. T’coóh Trần Quốc Phụng đoọng năl: “Lâng tơơm chứa kayen Nam Đông nắc ơy đơơng chô bh’nơơn liêm xang, mơ 20-120 r’bhâu đồng đhị mưy p’lêê. Tơợ c’moo 2020 tước đâu, đhanuôr cóh chr’val Hương Sơn nắc ơy bơơn bhrợ bấc tơợ bhiệc chóh chứa. Cơnh pr’loọng đông anoo Lê Minh Hoà tơợ bh’rợ chóh chứa pa chô lấh 100 ực đồng. Ooy nghị quyết đại hội Đảng g’lúh 6 âng chr’hoong Nam Đông cr’chăl c’moo 2020-2025, chr’hoong nắc t’bhlâng bhrợ têng 3 dự án chóh píh, chóh prí, ha dợ chứa nắc chóh t’bhứah lấh 100 hécta.”/.
Phát triển kinh tế từ mô hình trồng dứa
Hôih Nhàn
Trong những năm qua, cùng với các loại cây trồng như keo, cao su, cam, chuối…, bà con Cơ Tu ở xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mô hình trồng dứa Kayen cho hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Lê Minh Hoà, ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn là một trong số các hộ đồng bào Cơ Tu đã thành công từ mô hình trồng dứa kayen cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng.
Nhận thấy tiềm năng kinh tế từ cây dứa Kayen, năm 2017, anh Lê Minh Hòa ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định phát triển giống dứa này trên diện tích 2 sào đất đồi của gia đình. Anh Hòa cho biết, sau hai năm trồng và chăm sóc, vườn dứa của gia đình đã cho quả to, bình quân từ 3-5kg mỗi qua, vị ngọt thanh. Ngoài bán cho thương lái trong huyện, anh Lê Minh Hòa còn thường xuyên quảng bá trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook…, nhờ đó, đầu ra dứa quả của gia đình khá ổn định, nhiều thời điểm không đủ cung ứng ra thị trường. Từ hiệu quả bước đầu, anh Hòa tiếp tục mở rộng diện tích dứa lên 4 sào với gần 3 nghìn cây. Với giá dứa quả tại thị trường Nam Đông từ 60- 100 ngàn đồng/ quả, mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 100 triệu đồng. Theo anh Lê Minh Hoà, cây dứa Kayen rất dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, công chăm sóc ít so với nhiều loại cây trồng khác; sau 2 năm trồng đã cho thu hoạch và sau 4 năm mới phải trồng thay thế. Đặc biệt, cây dứa kayen khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở Nam Đông. Tuy nhiên, anh Hòa lưu ý về kỹ thuật trồng và chăm sóc: “Khi trồng cây dứa cần làm thực bì thật sạch, chọn giống cây khoẻ. Mật độ trồng cây dứa vừa phải, không nên trồng dày quá; đào hố trồng sâu khoảng 20 – 30 phân, bón lót phân NPK và phân Quế lâm đã được trộn với nhau, tỷ lệ phân bằng nắm tay và lấp đất 5 đến 10 phân, sau đó đặt cây dứa lên trồng. Sau khi trồng từ 2 đến 3 tháng, cây dứa phát triển lá mới mới đi làm cỏ và bón phân thúc lần đầu. Dứa cho thu hoạch vào tháng 7, 8 thì khoảng tháng 4, 5 trước đó nên bón phân để cây phát triển mạnh, cho quả to hơn.”
Thu nhập ổn định từ cây dứa, anh Hòa có điều kiện chăm lo cho con cái học hành, mua sắm vật dụng trong gia đình và đầu tư thêm các mô hình kinh tế khác như trồng cam, cao su...Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình, anh Lê Minh Hoà còn nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn bà con trong thôn xóm cùng phát triển mô hình trồng dứa Kayen. Mỗi năm, anh cung cấp từ 5-6 nghìn cây dứa kayen giống cho bà con trong vùng. Chị Trần Thị Mỹ Hinh ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông cho biết: “Đối với bà con chúng tôi, anh Hoà rất tận tình hướng dẫn về kỹ thuật trồng dứa, cùng với đó là hỗ trợ cây giống. Riêng gia đình tôi, anh hỗ trợ hơn 500 cây giống dứa kayen và trồng theo mô hình của nhà anh Hoà. Hiện mô hình dứa nhà tôi đang phát triển rất tốt.”
Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa bàn miền núi có đông đồng bào Cơ Tu nên địa phương rất quan tâm đến việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững cho bà con. Thời gian qua, huyện Nam Đông chú trọng phát triển kinh tế vườn, với 3 loại cây chủ lực là cam, chuối và dứa. Riêng dứa Kayen, người dân đã trồng được trên 16 héc ta. Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Đối với cây dứa kayen Nam Đông đã cho thu nhập khá cao, bình quân từ 20 đến 120 ngàn đồng/quả. Từ năm 2020 đến nay, bà con ở xã Hương Sơn đã có thu nhập rất cao từ trồng dứa này. Như gia đình anh Lê Minh Hoà từ mô hình dứa đã cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XVI của huyện Nam Đông giai đoạn 2020- 2025, huyện tiếp tục thực hiện 3 dự án trồng cam, trồng chuối, riêng dứa sẽ mở rộng trên 100 héc ta.”/.
Viết bình luận