Pân đil Mảng xăm t’bơơi đoọng buôn pay k’díc
Thứ bảy, 00:00, 23/07/2016

         Tơợ ahay ma nứih Mảng pa chắp, cắh âi xăm t’bơơi nắc cắh âi xrôông pậ, đợ apêê ngai cắh âi bơơn xăm t’bơơi nắc tước bêl chêệt buôn cắh bơơn lum c’bhúh xoọng n’đắh tốh. đhr’niêng cr’bưn xăm t’bơơi n’nâu p’têệt lâng muy bh’lô bh’la. Cóh c’nặt t’rúih Văn hoá đhi noo ahêê acoon cóh t’ngay đâu, ahêê đh’rứah chơớc năl n’đắh đhr’niêng cr’bưn xăm ta bơơi âng pân đil Mảng n’nâu ớ!

                     

          Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuý, Bảo tàng Văn hoá apêê acoon cóh Việt Nam, đoọng nưl ma nứih Mảng công dzợ tr’xay moon đh’rứah xơợng muy t’rúih bh’lô bh’la n’đắh đhr’niêng xăm t’bơơi: Bêl ahay vêy muy díc điêl p’niên pa bhlâng cr’er. Bêl âi vêy ca côn nắc k’điêl dưr váih buôn nha nhoó, cắh tộ pa bhrợ, nắc buôn toóh tái k’díc k’coon. Muy t’ngay, k’díc lướt ooy k’ruung ga vớh plêêng k’tiếc zooi đoọng ha k;điêl đoo choom dưr đha nui tr’ut, xay bhrợ cơnh l’lăm. A bhuy tân léh lâng pa choom đoọng ha đoo, nắc moọt ooy crâng chơớc lêy a xôông píh bhung, a xông a tách chô xăm ooy t’bơơi k’điêl. K’điêl xơợng ca ay cắh cơnh. Xang n’nắc a đoo pay ha la ta roọm clóh pị pay đác xut ooy băng ta tắp lâng a xông toor boóp. A đoo bhrợ xang nắc k’điêl choom dưr đha nui tr’út, zay bhrợ.

         Công tơợ đêếc, pân đil pân jứih ma nứih Mảng, bêl tước đha đhâm c’mâr nắc ca conh a căn k’đươi a pêê ma bhô ma dang tước đong, cút a tứch bhuốih crâng ca coong, xang n’nắc brhợ đh’riêng xăm t’bơơi. Pa bhlâng nắc, pân đil bơơn xăm t’bơơi bấc lấh pân jứih đoọng dưr váih ma nứih k’điêl  đha nui tr’ut. R’dợ bh’rợ xăm t’bơơi dưr váih đhr’niêng cắh choom cắh vêy. Bhiệc bhan xăm t’bơơi buôn bơơn bhrợ têng đoọng ha pêê pân đil cóh apêê c’moo 13-15 cóh vel, moọt c’xêê 10 âm lịch, bêl hân noo bhrợ têng âi xang lâng tết cha a vị t’mêê công tước. công ting ma nứih Mảng moon, xăm t’bơơi cắh muy xay moon tước bh’rợ âng ma nứih k;điêl, k;díc nắc dzợ bhrợ chắp lêy cơnh lâng a bhô dang âi ha dưr ha doóc, zooi đoọng acoon ma nưúih mặ zêl đợ râu cắh liêm crêê âng plêêng k’tiếc. nắc râu pa cắh âng dưr xrông pậ cóh  pr’chắp, trách nhiệm lấh đhị bh’rợ trnêng âng zấp cha nắc.

                       

        Ngai cắh vêy ta xăm cóh t’bơơi, bêl chêệt nắc r’vai buôn cắh bơơn moọt ặt đh’rứah lâng c’bhúh xoọng, chấc lướt ding ặt. Bêl moọt ooy c’riing plêêng nắc apêê đoo crêê ta toom. Ha dang pân đil, r’vai buôn guy c’lóh ga mắc; ha dang pân jứih nắc r’vai cúuc ca xanh đhuur lâng lướt z’lấh apêê poong k’tứi ta bhrợ lâng muy p’nong n’loong, ta poong đhị ta huung đhộ cắh vêy cr’đhơợng têy. N’đhơ cơnh đêếc ha dang vêy ta xăm cóh t’bơơi, r’vai vêy lướt z’lấh c’riing plêêng buôn bặ lấh lâng buôn bơơn năl c’bhúh xoọng âng đay. Hình xăm nắc đoo c’léh âi dưr xrông pậ, c’léh đoọng ma nứih chêệt rạch chô lâng c’bhúh xoọng; hình xăm nắc đhị zư đớc c’lâng pr’chắp ooy plêêng k’tiếc âng c’bhúh ma nứih; hình xăm công nắc ta la z’nươu động zư a chăc đợ râu  cắh liêm crêê âng plêêng k’tiếc. bêl moọt ooy crâng nắc hình xăm vêy zooi apêê đoo choom g’đách râu bhrêy hư. Pa bhlâng nắc bêl chêệt, đợ hình xăm n’nắc dzợ zooi r’vaih ma nứih chêệt lướt z’lấh c’riing plêêng lâng bơơn lum c’bhúh xoọng âng đay. Thạch sĩ Thuý moon.

       Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuý đoọng năl: t’ngay bhrợ têng xăm t’bơơi, đong vêy ngai xăm t’bơơi nắc k’đươi đha nuôr cóh vel lâng pa bhlâng nắc apêê đoo k’đươi muy ngai p’căn t’coóh bhlâng vêy kinh nghiệm cóh bh’rợ xăm, ha dang nắc p’căn c’mai k;díc nắc bh’nhăn. Choom vêy bha nuốih cơnh a tứch, muy chai a lắc đoọng bhuốih bhrợ abhuy vel, a bhuy crâng. Apêê đoo chơớih pay t’ngay liêm crêê, buôn nắc đợ apêê ngai cóh c’bhúh xoọng. apêê đoo moon, ngai c’mai k;díc, bêl k’díc lấh chêệt nắc loom luônh âng apêê đoo ta luôn pa chắp tước k’díc,, apêê đoo ting t’ngay ting dưr đha nui lâng vêy kinh nghiệm cóh pr’ặt tr’mông pr’loọng đong.

Pr’đươi đoọng xăm pa zêng vêy muy c’nặt ca chắh, 8 bêệ a xông cắh cậ za rum lâng muy bêệ c’bát đác ta roọm. đhị xăm buôn cóh tang, vêy tr’clá mặt t’ngay. Buôn moọt bêl ra diu, ma nứih bơơn ta xăm t’bơơi nắc t’bếch la lang đhị x’rang. 5-6 cha nắc k’rơ k’đhơợng dzung têy đoọng doó choom p’gớt, tu pa bhlâng ca ay. Bêl xăm, ma nứih a bhô dang c’coóh pa nhưa ga vớh a bhô dang zư lêy đoọng ha ma nứih bơơn ta xăm. Xang n’nắc, ma nứih xăm pay muy cr’liêng ca chắh xrắ đợ c’lâng toor t’bơơi ma nứih n’nắc, xang nắc pay a xông tắp ting c’lâng âi ta xrắ. Xăm xang, pay đác ta roọm xút đoọng đác ta roọm clấp ting boong xăm.

                                

Hình xăm cóh t’bơơi ma nứih Mảng ta luôn ting đươi cơnh pr’đhang. Apêê xăm bơr cha chroóih tơợ mị n’đắh t’bơơi nắc a tếh tước t’boóc. Bơr  c’lâng cha chroóih n’nâu bơơn p’têệt lâng bơr c’lâng ca căl tơợ bưr m’piing lâng a cong móh. N’đhơ pa bhlâng ca ay, n’đhơ cơnh đêếc ma nứih bơơn ta xăm doó vêy đh’oóih rêên,  tu mặ pr’ngâu xơợng cơnh đêếc nắc c’léh apêê đoo âi dưr xrông pâh. Buôn đợ apêê pân đil bơơn ta xăm t’bơơi buôn pay k’díc lấh. xang 1-2 tuần, băng ta xăm âi r’dợ dứah, dưr váih muy c’léh c’lâng cơnh pa liêm. Cóh cr’chăl n’nắc, apêê đoo oó lấh c’chăng pa prá, cắh choom lướt ch’ngai đoọng g’đách đhí brung, cắh brhợ bh’rợ ha lêêng, điêng đắh a tứch, a vị đêệp, prớ. Pr’lứch g’lúh xăm t’bơơi, ma nứih bhuốih xay moon moon lâng c’bhúh xoọng ma nưúih ta xăm lâng plêêng k’tiếc lâng muy râu pa nhưa, nắc ma nứih n’nắc âi ặ xrông pậ, bơơn đha nuôr, tô gộ xay moon a lau.

       Nâu câi, đhr’niêng xăm t’bơơi âng ma nứih Mảng r’dợ bil pật. Apêê vel ma nứih Mảng tơợ đanh cắh dzợ zư đớc đhr’niêng xăm t’bơơi. Muy bơr ngai dzợ apêê hình xăm cóh t’bơơi công hắt. đợ apêê t’coóh t’ha nắc đhôn xăm cóh t’bơơi ting c’moo c’xêê âi lấh u lặ./.

 

PHỤ NỮ MẢNG XĂM CẰM ĐỂ DỄ LẤY CHỒNG 

 

          Từ xa xưa người Mảng quan niệm chưa xăm cằm có nghĩa là chưa trưởng thành, những người chưa được xăm cằm thì đến khi chết sẽ không thể gặp được tổ tiên ở thế giới kia. Tục xăm cằm này gắn liền với một truyền thuyết. Trong tiết mục Văn hoá các dân tộc anh em hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về tục xăm cằm của phụ nữ Mảng này nhé.

        Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, cho biết người Mảng vẫn truyền tai nhau một truyền thuyết về tục xăm cằm: "Ngày xưa có một đôi vợ chồng trẻ rất yêu nhau. Khi có con rồi thì người vợ sinh ra tính nói nhiều, không chịu làm, lại hay chửi bới chồng con. Một hôm, người chồng ra bờ suối kêu trời phật giúp cho người vợ trở nên ngoan hiền như ngày xưa. Bụt hiện lên và bày cho anh cách vào rừng lấy gai bưởi hay gai bồ kết về xăm lên cằm vợ. Người vợ rất đau đớn. Sau đó anh lấy lá chàm giã lấy nước bôi vào những vết gai bưởi xung quanh miệng vợ. Anh làm xong thì người vợ trở nên ngoan hiền, chăm chỉ".

              

         Cũng từ đó, nam nữ người Mảng, khi đến tuổi trưởng thành là cha mẹ mời thầy mo đến nhà, mổ gà cúng thần rừng, thần núi, rồi thực hiện nghi lễ xăm cằm. Đặc biệt, phụ nữ được xăm cằm nhiều hơn nam giới để trở thành người vợ tốt, ngoan ngoãn, hiền từ. Dần dần việc xăm cằm trở thành nghi lễ không thể thiếu. Lễ xăm cằm thường được tổ chức cho các thiếu nữ ở độ tuổi từ 13-15 trong cả bản, vào tháng 10 âm lịch, khi vụ mùa đã xong và tết cơm mới cũng đến. Cũng theo quan niệm của người Mảng, xăm cằm không chỉ nhắc nhở đến bổn phận của người vợ, người chồng mà còn biểu hiện sự tôn kính với thần linh đã che chở, giúp đỡ cho con người chống lại những tai kiếp của thiên nhiên. Nó thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ, trách nhiệm hơn trong hành động của mỗi cá nhân.

         Người không có hình xăm ở cằm, khi chết hồn sẽ không được nhập cùng dòng họ mà phải đi lang thang. Khi vào cổng trời sẽ phải chịu hình phạt. Nếu là nữ, hồn sẽ phải đeo một cái cối giã gạo to; còn nếu là nam, hồn phải đeo con rắn độc quanh cổ và phải đi qua cây cầu nhỏ làm bằng một cây gỗ, bắc qua một khe sâu không có tay vịn. Nhưng nếu có hình xăm ở cằm, hồn sẽ đi qua cổng trời dễ dàng hơn và sẽ dễ dàng nhận biết được tổ tiên dòng họ mình. "Hình xăm là dấu hiệu trưởng thành, dấu hiệu để người chết trở về đoàn tụ với tổ tiên; hình xăm là nơi lưu giữ quan niệm về vũ trụ luận của tộc người; hình xăm cũng là lá bùa để phòng thân trước những hiểm họa từ thiên nhiên. Khi vào rừng thì hình xăm sẽ giúp cho họ tránh được hiểm họa. Đặc biệt khi chết, những hình xăm đó còn giúp hồn người chết đi qua được cổng trời và tìm được dòng họ của mình" – Thạc sĩ Thúy nói.

                     

       Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy cho biết: "Hôm tổ chức xăm cằm, nhà có người xăm cằm sẽ mời bà con trong bản và đặc biệt là họ mời một bà lão cao tuổi có kinh nghiệm trong việc xăm, nếu là bà góa thì càng tốt. Phải có lễ vật như gà, một chai rượu để thầy cúng làm lý xin ma bản, ma rừng. Họ thường chọn ngày giờ tốt, thường là vào ngày con dê, tránh ngày con hổ, tránh ngày sinh, ngày mất của những người trong dòng họ. Người ta quan niệm bà góa, khi chồng mất rồi thì tình cảm của người vợ luôn hướng về người chồng, bà góa ngày càng trở nên hiền từ và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình".

         Dụng cụ để xăm gồm có một hòn than củi, 8 chiếc gai nhọn hoặc kim khâu và một bát nước cốt lá chàm. Địa điểm xăm thường là ở phía sân phơi, có ánh nắng mặt trời. Thường, vào buổi sáng, người được xăm cằm nằm ngửa trên sàn, chân tay buông xuôi. 5-6 người khỏe mạnh giữ chân, giữ tay để người đó không cựa quậy được, vì sẽ rất đau. Trước khi xăm, thầy cúng khấn vái thần linh xin phù hộ chở che cho người được xăm. Sau đó, người xăm sẽ lấy một viên than hoa vẽ những đường mờ xung quanh cằm người nằm đó, rồi lấy kim châm theo hình vẽ. Xăm xong, lấy cốt nước chàm bôi cho nước chàm thấm từng lỗ xăm.

       Hình xăm trên cằm người Mảng luôn tuân theo khuôn mẫu nhất định. Họ sẽ xăm hai cột dọc từ hai bên cằm chạy thẳng lên, dừng ở đỉnh gò má. Hai cột dọc này được nối bằng 2 đường kẻ ngang song song, chạy giữa vành môi trên và cuống mũi. Những vệt xăm khá cân xứng.Mặc dù rất đau xong người được xăm không hề kêu khóc, bởi chịu đau được như thế là bằng chứng họ sẽ trở thành một người trưởng thành. Thường những người phụ nữ được xăm cằm rất dễ lấy chồng. Sau 1-2 tuần, vết xăm nó sẽ khỏi dần, hình xăm nhuộm chàm nổi lên, như điểm trang trí. Trong suốt thời gian đó, họ phải hạn chế nói cười, không đi xa để tránh gió bụi, không làm việc nặng, không ăn thịt gà, cơm nếp, ớt cay. Kết thúc nghi lễ xăm cằm, thầy cúng thông báo với dòng họ người được xăm và trời đất bằng một bài khấn, rằng người đó chính thức trưởng thành, được dân làng, dòng họ công nhận.   

        Hiện nay, tục xăm cằm của người Mảng đã mai một. Các bản người Mảng từ lâu không còn duy trì trì tục xăm cằm nữa. Số người còn các hình xăm trên cằm cũng rất ít. Những người cao tuổi thì vết xăm trên cằm theo năm tháng đã mờ đi./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC