Cóh pr’ặt tr’mông âng ma nứih Việt Nam, muy bơr acoon cóh n’lơơng cơnh Tày, Nùng, Dao, Mường… cóh zr’lụ da ding n’đắh Bắc công cơnh apêê acoon cóh trúih da ding Trường Sơn- Tây Nguyên cơnh Bru- Vân Kiều, Êđê, Chăm… cắh cậ ma nứih Khmer cóh Nam bộ zêng vêy đhr’niêng cha p’nang a bá. Đhr’niêng cha p’nang a bá bhlưa apêê c’bhúh acoon cóh vêy đợ râu mr’cơnh, n’đhơ cơnh đêếc tu bh’rợ văn hóa la lay âng ting c’bhúh acoon cóh nắc vêy bấc râu la lay.
Vêy bêl tước lâng apêê vel bhươl zr’lụ da ding ca coong chr’hoong Nam Trà My, tỉnh Quảng nam, pr’zớc vêy c’jệ bêl đha nuôr Xê-đăng cóh đâu k’đươi pr’zớc cha a bá xăl đoọng k’đươi ộm đác. Ting t’coóh vel Lê Hồng Quang, 73 c’moo ặt cóh vel 3, chr’val da ding ca coong Trà Cang, cơnh lâng ma nứih Xê-đăng, p’nang a bá nắc cắh muy loóih âng đhr’niêng bh’rợ, nắc dzợ râu bhrợ t’váih đợ râu chr’nắp văn hóa ty đanh. P’nang abá nắc đoo râu tr’nơợp âng g’lúh pa prá tr’lum, râu t’méh pa dưr loom luônh bhrợ ha t’mooi lâng c’la đong buôn ặt prá lấh: “T’mooi moọt ooy đong nắc choom vêy p’nang a bá, n’đhơ đhơ đoo đong công cơnh đêếc lứch. P’nang a bá, pr’nung hót nắc râu tơợp ha p’rá. Ha dợ a vị ha dnag pa glúh đoọng nắc cắh vêy ngai công cha, n’đhang p’nang a bá nắc la lay. Ha dang cắh veye p’nang a bá nắc pr’ặt tr’mông xơợng vêy râu cắh pr’hay, tr’lum k’đháp pa prá.”
Ava Nguyễn Thị Kim Thủy, 67 c’moo, ặt cóh vel 3 chr’val Trà Cang xay moon: đhr’niêng cha abá âng ma nứih Xê-đăng cóh Nam Trà My vêy tơợ ahay âi, bấc nắc apêê t’coóh t’ha nắc vêy cha. Đợ apêê t’coóh cơnh ava ha dang cắh vêy abá cha nắc buôn ca ay c’niêng, pa bhlâng cóh bấc t’ngay cha kêệt, cha a bá xơợng ngăn a chắc. Ava Thủy đoọng năl cớ: đhr’niêng ma nứih Xê-đăng tơợ ahây, bêl đong vêy t’mooi n’đhơ cắh vêy râu rí pa glúh đoọng nắc công cắh choom cắh vêy abá k’đươi cha. Công cơnh apêê đhi noo acoon cóh n’lơơng, cơnh lâng đha nuôr Xê-đăng, p’nang a bá nắc râu tr’nơợp cóh zấp đoo bhiệc bhan chr’nắp, cơnh xay xơ, pấh a bhuy, cắh cậ cóh a pướih bhuốih apêê bhiệc bhan bhuốih c’lang đác, đắh t’rí… pa bhlâng nắc, a bá ta luôn vêy cóh bh’rợ xay xơ nắc đoo râu t’méh pa dưr, p’too moon zấp ngai ooy muy loom luônh nhâm mâng, muy pr’ặt tr’mông díc điêl liêm crêê, lâng ta luôn pay râu liêm loom liêm pr’ặt bhrợ bha lâng: “Cóh xa nay xay xơ cắh choom cắh vêy p’nang a bá. Pa bhlâng nắc díc điêl t’mêê xay, ha dum tr’nơợp nắc choom cha muy pr’léh abá đoọng lêy vêy u liêm cắh. Ha dang cha a bá lêy liêm bhrôông nắc a nhi đoo n’nắc ặt ma mông liêm crêê đanh mâng. Tu cơnh đêếc cóh zấp đoo a pướih bhuốih n’đoo, bhiệc bhan n’hâu cắh choom cắh vêy p’nang a bá, râu lơơng choom cắh vêy n’đhang p’nang a bá cắh choom cắh vêy.”
Pân jứih pân đil Xê-đăng 18-20 c’moo nắc âi tơợp cha abá p’nang, pr’nung hót, pa cắh đoọng nắc a đay âi pậ banh, choom ặ chơớc lêy lâng pay k’díc k’điêl. Apêê đha đhâm c’mâr buôn chơơcs lêy pân đil đoọng pay k’điêl, lấh mơ prá c’chăng đha nui tr’út, nắc dzợ lêy ađoo pân đil n’nắc vêy u liêm clệch cắh, bưr vêy bhrông, t’boóc vêy bhrông nắc vêy pay bhrợ k’điêl. T’coóh Lê Hồng Quang, vel 3, chr’val Trà Cang, chr’hoong Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: Ting đha nuôr Xê-đăng moon, đợ pân đil ngai bưr bhrông, t’boóc bhrông nắc đợ ma nứih vêy c’rơ, choom zư x’mir lêy pr’loọng đong. Tu nắc muy bêl apêê đoo năl bhrợ n’dza, năl ộm n’dza, cha a bá nắc a ham vêy choom liêm, lêệ la vêy choom pa bhrông, bhréh k’rơ: “Cơnh apêê pân đil pa đhang moon, bêl cha abá lêy bưr apêê đoo liêm a bhlâng. Đh’rứah lâng cha abá nắc u ngăn, aham liêm n’jứah veye pr’đươi c’chêệt a muốt cóh luônh. Ha dang p’nang n’đoo boọl nắc đoo p’nang n’nắc tiêng choom c’chêệt a muốt. tu cơnh đêếc đha nuôr Xê-đăng doó lấh buôn ca ay luônh.”
Nâu câi, n’đhơ zấp râu âi dưr tr’xăl la lay, n’đhơ cơnh đêếc p’nang a bá công dzợ nắc muy dhdr’niêng bh’rợ liêm, pa cắh râu liêm pr’hay âng ting c’bhúh acoon ma nứih. Bh’rợ cha p’nang a bá âng đha nuôr Xê-đăng công pa bhlâng buôn, nắc muy vêy ha la a bá, ta bóch m’bứi pr’nung hót lâng muy t’clắh p’lêê p’nang t’moọt ooy boóp bh’nhai. Bele bh’nhai, apêê p’nang- abá- pr’nung hót vêy bhrợ ha mứih cha xơợng ahá lâng kiêng boọl. Bêl bh’nhai, đoọng k’tuốih lơi abá tân cham c’niêng, đha nuôr Xê-đăng đươi m’bứi pr’nung hót đoọng k’tuốih c’niêng. A noo Hồ Văn Xiêm, 33 c’moo, vel 3 chr’val Trà Cang xay moon: “Cha nắc đoọng pr’hay, công cơnh ahêê k’đươi ộm đác ậh. tr’nơợp abá p’nang nắc râu tr’nơợp ha bh’rợ pa prá. Bêl t’moói tước đong k’đươi cha a bá, ộm đác nắc đoo bh’rợ bhrợ tr’nơợp, nắc đoo loom luônh liêm, pay pr’đơợ đoọng buôn pa prá, xay moon ooy lang ma nứih, ooy bh’rợ tr’nêng râu đi râu tốh… cắh cậ lum m’pâng c’lâng kiêng tơợp pa prá.bhrợ năl. Pa bhlâng ăncs hân noo cha kêệt, boo cơnh đâu, cha abá xơợng cóh a chắc a zân ngăn. Acu pa bhlâng hâng hơnh bh’rợ n’nâu. Zấp ooy cu lướt acu công bh’nhai cha.”
Cóh apêê vel bhươl âng chr’hoong da ding ca coong Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đợ t’nooi p’nang, x’rang a bá bơơn lêy cóh c’lang đác, đhị c’choor đong âi dưr loóih, nắc râu c’léh âng pr’ặt tr’mông liêm ta níh cơnh loom luônh liêm ta níh, đha nui tr’út âng zấp ngai ma nưuíh Xê-đăng cóh đâu./.
TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO XÊ ĐĂNG
(A lăng Lợi)
Trong đời sống của người Việt Nam, một số dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Mường…. ở vùng núi phía Bắc cũng như các dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn- Tây Nguyên như Bru- Vân Kiều, Ê đê, Chăm... hay người Khmer ở Nam bộ đều có tục ăn trầu cau. Tục ăn trầu cau giữa các dân tộc có những nét tương đồng, tuy nhiên do không gian văn hóa riêng của từng dân tộc mà có những điểm khác biệt.
Có dịp đến với các thôn nóc vùng cao của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, bạn sẽ ngạc nhiên khi bà con Xê-đăng nơi đây mời bạn ăn trầu thay cho mời nước. Theo già làng Lê Hồng Quang, 73 tuổi ở thôn 3, xã vùng cao Trà Cang, đối với người Xê-đăng, trầu cau không đơn thuần chỉ là một thói quen, tập tục mà còn là yếu tố tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau là sự bắt đầu của giao tiếp, ứng xử, sự khơi mở tình cảm khiến khách và chủ gần gũi, cởi mở hơn: “Khách vào nhà thì phải có trầu có cau, bất cứ nhà nào cũng thế hết. Trầu cau, thuốc bột là đầu câu chuyện mà. Còn cơm nếu dọn ra chưa chắc ai đã ăn, nhưng mời trầu cau, thuốc bột thì khác. Nếu không có trầu cau thì cuộc sống cảm thấy thiếu thốn lắm, gặp nhau khó nói chuyện lắm.”
Bà Nguyễn Thị Kim Thủy, 67 tuổi, thôn 3 xã Trà Cang thổ lộ: Tục Ăn trầu cau của đồng bào Xê- đăng ở Nam Trà My có từ xa xưa, đa số người lớn tuổi mới ăn trầu. Những người lớn tuổi như bà nếu không có trầu cau ăn thường bị đau răng, đặc biệt trong những ngày rét buốt, ăn trầu cau cảm thấy ấm người. Bà Thủy cho biết thêm: Tục lệ người Xê-đăng từ xưa, khi nhà có khách ít nhất phải có miếng trầu để mời. Cũng như dân tộc anh em khác, với đồng bào Xê- đăng, trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng, như lễ cưới xin, ma chay, hay các trong các mâm cúng của các lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê… Đặc biệt, miếng trầu nồng thắm luôn có mặt trong hôn lễ là sự khơi gợi, nhắc nhở mọi người về một tình yêu son sắt, một cuộc sống vợ chồng gắn bó, thủy chung và luôn lấy nghĩa tình làm trọng: “Trong cưới hỏi càng không thể thiếu trầu cau. Nhất là vợ chồng mới cưới, đêm đầu tiên phải một miếng ăn trầu cau để xem có duyên hay không. Nếu ăn trầu mà thấy đỏ thì hai người đó có duyên, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, thủy chung. Cho nên trong bất kỳ mâm cúng nào, lễ hội gì, ma chay hay cưới xin không thể không có trầu cau, mấy cái khác có thể không có, nhưng trầu cau thì không thể không có được.”
Trai gái Xê-đăng 18-20 tuổi đã bắt đầu ăn trầu cau, ăn thuốc bột, minh chứng rằng mình đã đến tuổi trưởng thành, có thể tìm hiểu và lập gia đình. Các chàng trai thường đi tìm cô gái để tìm hiểu và lấy làm vợ, ngoài tiêu chí ăn nói nhẹ nhàng, đoan trang, hiền thục còn phải xem cô gái đó có duyên không, môi đỏ, má hồng thì mới lấy về làm vợ. Ông Lê Hồng Quang, thôn 3, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho hay: Theo quan niệm của đồng bào, những cô gái môi đỏ, má hồng là những người có sức khỏe, biết chăm lo gia đình. Bơi chỉ khi họ biết làm rượu cần, biết uống rượu, ăn trầu cau thì máu mới lưu thông, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh: “Như cô gái chẳng hạn, khi ăn trầu môi họ đỏ rất duyên. Đồng thời ăn trầu cau vừa ấm người, máu lưu thông vừa có tác dụng giết chết được các loại giun trong bụng. Nếu cau nào mà say chứng tỏ loại cau đó tốt có thể giết được giun. Chính vì thế đồng bào Xê- đăng ít bị đau bụng.”
Ngày nay, tuy xã hội đã phát triển, nhưng miếng trầu quả cau vẫn là một phong tục đẹp, thể hiện bản sắc riêng của từng dân tộc. Cách thức ăn trầu cau của đồng bào Xê-đăng vô cùng đơn giản, chỉ cần có lá trầu, bỏ một ít thuốc lào kèm theo một miếng cau cho vào miệng nhai nát. Khi nhai, hương vị của hỗn hợp trầu-cau- bột thuốc lào sẽ làm cho người nhai trầu có cảm giá cay cay và hơi say. Lúc nhai trầu, để tẩy cổ trầu và xác trầu bám vào răng, bà con Xê- đăng dùng một nhúm thuốc lào để chà răng. Anh Hồ Văn Xiêm, 33 tuổi, thôn 2 xã Trà Cang bộc bạch: “Ăn chủ yếu để vui thôi, cũng giống như mình mời uống nước. Đầu tiên miếng trầu là đầu câu chuyện. Khi khách đến nhà mời ăn trầu cau, ăn thuốc bột, uống nước là việc làm đầu tiên, đó là tình cảm, lấy cớ để dễ dàng vào câu chuyện, trao đổi về chuyện đời, chuyện làm ăn này kia… hoặc gặp giữa đường muốn làm quen. Đặc biệt nhất mùa lạnh, mùa mưa thế này ăn trầu cau vào cảm thấy sung sướng trong người, ấm áp. Tôi rất tự hào vì điều này. Tôi đi đâu tôi cũng ăn cũng nhai.”
Trên các thôn nóc của huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng, những hàng cau, giàn trầu thấp thoáng bên máng nước hay trước hiên nhà đã trở nên quen thuộc, là hình ảnh giản dị và thân thương như tấm lòng chân chất, hiều hậu của mỗi người dân Xê Đăng nơi đây. ./.
Viết bình luận