PV Nhăn chào amoó Trần Thị Hẹp. Bơơn n’năl amoó năc muy cha năc manuyh ơy vêy kinh nghiệm choh prí lâng zư lêy prí. C’nặt t’ruih pa choom h’cơnh choom ng’bhrợ cha bêl ddaau, amoó xay truih p’xoọng đoọng ha đhanuôr n’năl ooy bh’rợ choh lâng zư lêy tơơm prí ớ.
1 Tr’nơơp, m’ma prí năc ng’lêy pay cơnh ooy?
Amoó Trần Thị Hẹp: Đhanuôr zi coh đâu năc vêy Phòng Nông nghiệp chr’hoong A Lưới đoỌng m’ma prí. Ooy bh’rợ lêy pay m’ma prí năc ng’pay tơợ t’nơơm a căn doọ crêê pr’luh. Lêy pay tơơm ga măc, vêy tơợ 6 tước 9 axậ lâng dal k’dâng tơợ 70 tước 90 cm. Năc pay đợ tơơm tơợ tơơm a căn bêl căh ơy ma p’lêê, cơnh đêêc năc vêy bơơn m’ma ga măc, doọ crêê rau căh liêm tơợ tơơm a căn. Bêl ơy pay m’ma liêm năc đươi cuốc pếch pay đh’leh lưch riah. Cơnh đêêc, t’nơơm doọ buôn bil đác, chất dinh dưỡng. Pa liêm m’ma xang nắc căh ơy đơơng choh, đớc đhị gâm ngút tơợ 1 tước 2 t’ngay năc ha dợ đơơng choh.
2 Xang bêl ơy pay m’ma năc bh’rợ choh lâng zư lêy năc ng’bhrợ cơnh ooy hớ amoó?
Amoó Trần Thị Hẹp: Choh prí avương năc lêy pay đhị k’tiêc liêm, đhị đhăm k’tiêc dal, bhrợ pa liêm bhơi. Xang n’năc năc ng’pếch boọng, boọng pếch đhậu 60, bhưah 60, rau bơr cậ bhlưa âng boọng choh tơợ 2 tước 3 mét m’pâng, bhlưa âng hân luung choh năc 3 mét. Xang bêl pếch boọng năc ng’k’rong êế t’rí c’roóc ơy đơc goóh, xang n’năc bhơi xấc ơy răng đớc ooy boọng chóh, lúc vôi. K’dâng mơ t’pâl t’ngay năc tước choh, bêl choh căh đoọng tơơm prí đa đêng. Xang n’năc ga lấp tơơm prí. Xang n’năc ga lấp , n’jưah đơợ pa nhâm, n’jưah đoọng tơơm prí doọ choom c’lâng bêl vêy đhí.
Tơợ bêl tơơp choh tước mơ 7-8 c’xêê t’tun, coh tơơm prí buôn n’leh váih đhr’năng rơợc axậ, axậ crêê bh’ruy căp cha năc ng’phun z’nươu năc mơ liêm glặp. Liêm choom bhlâng năc đhanuôr đươi dal căt lơi đợ axậ răng, axậ rơợc đoọng tơơm prí doọ crêê pr’luh. Ting n’năc ta luôn ng’bhrợ bhơi lâng ga bur tơơm prí. Ooy đác tưới, mơ tơợ 2 tước 4 tuần tưới muy chu, bêl tơơm prí ơy ga mắc mơ 2 tuần tưới muy chu. Ha dang pleng k’tiếc pa bhlâng puýh cơnh xoọc đâu năc tưới ta luôn lâh mơ. Xang bêl prí vaih adul lâng vaih p’lêê, đhanuôr năc leh lơi adul lâng leh đợ p’lêê t’tứi. Coh dup buôn vaih p’lêê t’tứi năc choom leh lơi đoọng doọ choom bhrợ rau căh liêm ooy c’nuung prí lâng dzom lâng bao bi lông. Lâh n’năc bêl prí vaih c’nuung mơ muy c’xêê, năc tếch am đha lơợc đoọng tơơm prí doọ choom c’lâm bêl vêy đhí boo. Bêl tếch pay prí năc công bhrợ vr’vai, bêl tếch năc vêy bơr cha năc, muy cha năc tếch muy cha nắc đương k’đhơợng, xang n’năc đơc tr’xin ooy zong, đớc crêê liêm đoọng prí doọ choom tr’đeh. Cơnh đêêc prí năc vêy u liêm lâng chr’năp pa câl công bâc lâh mơ.
3 Nhăn ta mooh amoó lâng m’ma prí avương, tơợ bêl choh tước bêl vaih c’nuung prí năc mơ đanh?
Amoó Trần Thị Hẹp: Xoọc đâu acu lêy đhị ooy k’tiêc liêm năc mơ 10 c’xêê u vaih c’nuung prí. Ha dợ lâng k’tiêc căh lâh liêm năc k’dâng 12 c’xêê năc vêy u vaih.
4 XoỌc đâu, muy kg prí pa câl ooy thị trường mơ vêy chr’năp hớ amoó?
Amoó Trần Thị Hẹp: Bhươn prí đong cu mơ 3 sào, choh lâh 300 t’nơơm. Muy kg tơợ 6-7 r’bhâu đồng. Muy c’nuung prí cơnh đêêc clơợng mơ 20 kg. Xoọc đâu acu xoọc pazum đh’rưah lâng Hợp tác xã chr’noh chr’bêệt liêm sạch âng chr’hoong A Lưới, tu cơnh đêêc đhị zr’lụ pa câl lâng chr’năp âng prí công nhâm mâng.
5 Ting cơnh amoó lêy bh’rợ choh prí t’piing lâng choh tơơm chr’noh rau lơơng năc cơnh ooy, vêy đợ rau zr’năh k’đhap căh cậ liêm buôn cơnh ooy?
Amoó Trần Thị Hẹp: Bêl tơớp choh bhrợ năc công zr’năh lâh mơ, năc đoo bêl ơy choh prí dưr vaih liêm, acu lêy doọ dợ zr’năh k’đhap. Choh prí doọ đớc lâh k’đháp, pri vêy bâc ngai đươi, tu cơnh đêêc nhâm mâng ooy rau bơơn pay pa chô. Coh ha y pr’loọng đong cu năc choh bhrợ t’bhưah bhươn prí n’nâu.
PV: Nhăn chăp hơnh amoó Trần Thị Hẹp lâng pazêng xa nay ooy bh’rợ choh bhrợ lâng zư lêy prí avương âng amoó t’mêê xay moon năc ky./.
Trao đổi với chị Trần Thị Hẹp, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế về kỹ thuật trồng chuối ba lùn
PV Hôih Nhàn
Trong những năm qua, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo. Trong đó, mô hình trồng chuối hàng hóa bước đầu thành công đã đem lại nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi, Pahy… Nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc nơi đây nhờ cây chuối ba lùn mà thoát nghèo, nhiều hộ thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng. Nhằm giúp bà con có thêm thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối ba lùn, chúng tôi đã gặp gỡ và trao đổi với chị Trần Thị Hẹp, người dân tộc Pa Cô, một trong những hộ nông dân trồng thành công giống chuối ba lùn tại xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mời bà con và các bạn cùng nghe.
PV: Xin chào chị Trần Thị Hẹp. Được biết chị là một người có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây chuối ba lùn. CM Cùng nhau bàn cách làm ăn hôm nay, chị thông tin thêm cho bà con về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối nhé.
1. Trước hết, giống chuối phải chọn như thế nào ạ?
Chị Trần Thị Hẹp: Bà con chúng tôi ở đây được Phòng Nông nghiệp huyện A Luới, tỉnh Thừa Thiên Huế trợ cấp giống chuối. Về việc chọn giống là phải chọn những bụi chuối không bị sâu bệnh. Phải chọn cây con to, khỏe mạnh, có từ 6 đến 9 lá mầm và chiều cao tầm khoảng 70 đến 90 cm. Nên chọn cây giống ở những cây mẹ khi chưa trổ buồng, như vậy cây giống lớn sẽ không bị ảnh hượng đến sự phát triển cũng như năng suất của cây mẹ. Khi chọn được những cây giống đủ tiêu chuẩn thì dùng cuốc để đào toàn bộ cây và rễ. Trước khi đem trồng dùng dao cắt hết rễ mầm và lá. Như vậy, cây sẽ không bị tiêu hao nước, chất dinh dưỡng. Xử lý cây giống xong không nên đem đi trồng ngay mà phải đưa cây vào bóng râm từ 1 đến 2 ngày để cây liền vết thương rồi mới đem trồng.
2. Sau khi đã chọn được giống thì cách trồng và chăm sóc như thế nào thưa chị?
Chị Trần Thị Hẹp: Trồng chuối ba lùn nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất phù sa hoặc chọn những vùng đất cao, sau đó phát quang cho thật sạch cỏ. Tiếp theo là đào hố, hố đào thì 60x60x60, thứ hai là khoảng cách đào hố cây cách cây từ 2 mét đến 2,5 mét, hàng cách hàng 3 mét. Sau khi đào hố xong thì mình gom phân chuồng đã hoai mục, cùng với một số loại cây cỏ đã khô gom lại để xuống hố, rãi vôi. Khoảng một tuần sau là tiến hành trồng, khi trồng nên để cây thẳng đứng để cây khi sinh trưởng không bị đổ và mọc nghiêng. Tiếp theo lấp đất kín quanh gốc cây. Vừa lấp vừa giậm nhẹ để cố định cây, cây không bị ngã đổ khi có gió.
Từ lúc mới trồng cho đến 7- 8 tháng sau, cây chuối thường xuất hiện vàng lá, đốm lá thì mình phun thuốc trừ sâu ở liều lượng phù hợp, không nên phun quá nhiều. Tốt nhất là bà con phải chú ý dùng dao cắt bỏ hết lá khô, lá vàng để cây chuối không bị sâu bệnh. Cùng với đó là thường xuyên phát cỏ cho cây chuối và lấp quanh gốc. Về tưới nước, cần phải tưới từ 2 – 3 ngày một lần, sau khi cây chuối phát triển tốt thì tưới nước khoảng 2 tuần một lần. Nếu thời tiết quá nắng nóng như hiện nay thì có thể tưới thường xuyên hơn một chút. Sau khi cây chuối trổ hoa và ra nải, bà con nên tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây. Ở đáy buồng chuối thường xuất hiện nải quả nhỏ, nên cắt bỏ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của buồng chuối khi thu hoạch và bọc buồng chuối bằng bao ni long. Ngoài ra khi chuối ra buồng được 1 tháng, ta phải làm cây chống buồng để giữ cho chuối không bị đổ khi trời mưa gió. Khi thu hoạch chuối phải để nhẹ nhàng, khi chặt phải có hai người, một người chặt và một người giữ buồng chuối, sau đó nhẹ nhàng đưa vào gùi hoặc bao, giữ cố định để chuối không bị gãy, bị bầm. Như vậy thì sản phẩm bán sẽ được giá và người cũng rất thích.
3. Thưa chị, đối với giống chuối ba lùn, từ lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoạch khoảng thời gian là bao lâu?
Chị Trần Thị Hẹp: Hiện tại thì tôi thấy chỗ nào đất tốt chuối phát triển rất nhanh, khoảng 10 tháng chuối cha ra buồng. Còn những chỗ đất chưa tốt lắm khoảng 12 tháng cây chuối mới ra buồng.
4. Hiện nay, mỗi kg chuối bán ra thị trường được giá bao nhiêu thưa chị?
Chị Trần Thị Hẹp: Vườn chuối nhà tôi khoảng ba sào, trồng hơn 300 cây chuối. Một kg chuối từ 6- 7 nghìn đồng. Một buồng chuối như vậy trung bình nặng hơn 12 kg. Hiện tay mình kết nối với Hợp tác xã Nông sản sạch của huyện A Lưới, nên đầu ra cho sản phẩm chuối và giá cả rất ổn định.
6. Theo chị việc phát triển vườn chuối so với các loại cây trồng khác thì như thế nào, có khó khăn hay thuận lợi hơn không?
Chị Trần Thị Hẹp: Mới đầu trồng thì cũng vất vả hơn một chút, nhưng khi cây chuối đã phát triển, cho buồng rồi thì mình thấy rất là nhàn về thời gian. Trông chuối không khó lắm, chuối được thị trường ưa chuộng nên ổn định về mặt thu nhập. Trong thời gian tới gia đình tôi tiếp tục mở rộng mô hình cây chuối này./.
PV: Xin cám ơn chị Trần Thị Hẹp với những thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối ba lùn mà chị vừa cung cấp./.
Viết bình luận