-------------
Coh vel đong tỉnh Quảng Nam xooc vêy k’noọ 480 pr’đhang đha đhâm c’mâr pa dưr tr’mông tr’meh, t’đang t’pâh lâh 3.500 cha năc ting pâh. Coh đêêc vêy bâc pr’đhang bh’rợ âng đha đhâm c’mâr đha nuôr acoon coh zr’lụ da ding ca coong Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My,.... T’ruih bh’rợ tơơp bhrợ cha liêm choom âng bâc đha đhâm c’mâr acoon coh âi lâng xooc pa trơơi loom bhr’nhool ha đha đhâm c’mâr da ding ca coong đhị c’lâng bhrợ cha t’vaih bh’rợ tr’nêng. C’năt t’ruih “ Xay moon ng’cơnh choom bhrợ cha” xay truih tươc đha nuôr lâng pr’zơc muy bơr pr’đhang bh’rợ bhrợ cha ca van tơợ tơơm z’nươu lâng tơơm cha p’lêê âng apêê pr’zơc chr’hoong da ding ca coong c’noong k’tiêc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Bha ar xră âng PV Alăng Lợi.
N’niên lâng dưr pâ coh muy đhr’nong đong đha rưt đhị vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, a noo Cơlâu Thái Ngọc ta luôn căh yêm ăt tơt chơơc c’lâng z’lâh đha rưt đhị đhăm k’tiêc vel đong đay. Bơơn lêy pr’đợơ coh da ding ca coong Tây Giang pa bhlâng liêm đoọng choh c’bhuh ba kich, đẳng sâm, apuung el..., xang bêl tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn, Ngọc rach chô lâng vel đong k’rong bhrợ pa dưr tơơm z’nươu. C’moo 2017, tợơ zên vă 50 ưc đồng âng Ngân hàng Chính sách Xã hội, a noo đơc đoọng bâc c’rơ g’lêêh ươm choh đhị 2 sào k’tiêc ươm m’ma sâm ba kích vel đong, đh’rưah lâng choh p’xoọng 3 hecta nang sâm ba kích. Xang 3 c’moo, pr’đhanh bh’rợ n’nâu âi pa dưr bh’nơơn. A noo Thái Ngọc moon, xooc zâp c’moo pr’loọng đong a noo bơơn pa chô dâng 200 ưc đồng tơợ bh’rợ pa câl m’ma sâm lâng a pul sâm. "Acu vêy k’noọ k’rong bhrợ t’bhưah nang ươm m’ma lâng p’têêt pa zum lâng đha nuôr choh sâm. A cu vêy m’ma, dha nuôr vêy k’tiêc. Lâng acu vêy dzoọng k’rong pay câl bh’nơơn sâm tơợ đha nuôr đoọng bhrợ pa dưr muy c’bhuh p’têêt pa zum, bhrợ t’vaih chr’năp la lay ha bh’nơơn âng đay. Xooc đâu, chr’năp pa câl m’ma sâm năc 6 r’bhâu/t’nơơm." Anoo Ngọc moon p'xoọng.
A noo Thái Ngọc đhị nang ươm m'ma sâm ba kích âng đay. Cha nup: Alăng Lợi
Lâh đhị tơơm z’nươu, tơơm pih ngam Tây Giang công tr’haanh zâp ooy tu râu đha hum yêm ngam la lay. Ma nưih vêy c’rơ k’đhợơng bhrợ pa dưr chr’năp pih ngam n’nâu năc đoo a noo Riah Dung ăt coh vel Arooi chr’val Gary. Ch’ol ooy nang pih bhưah lâh 4ha cơnh lâng 2000 bhr’lâng boong trọ k’noọ choom pêêh pay, a noo Riah Dung truih, c’moo a hay muy hecta a đoo bơơn lâh 10 tấn p’lêê. Cơnh lâng zên pa câl năc 25 r’bhâu đồng/1kg, pay lơi luch đợ zên đươi dua vă ma nưih pa bhrợ, a đoo dzợ pa chô dâng 50 ưc đồng/hecta. Tơợ râu liêm choom n’nâu, c’moo đâu a noo vêy choh p’xoọng cớ 2000 t’nơơm. A noo Riah Dung xay moon, coh 4 chr’val da ding ca coong, tơơm pih ngam tỵ l’lăm âi u vêy đanh k’ha riêng c’moo. Đợ tơơm pih ngam coh đâu đanh k’ha riêng c’moo căh muy trọ p’lêê năc dzợ đha hum yêm ngam. Tơợ a hay, đha nuôr Cơ Tu năc muy choh pih đoọng cha ha pr’loọng đong a năm. Bêl dzợ năc sinh viên trường Đại học Quảng Nam, zâp chu chô ooy đong Dung buôn pêêh đơng pih chô đoọng ha pr’zơc lâng thầy cô giáo, zâp ngai zêng moon yêm. Pa bhlâng năc, tơơm pih ngam Tây Giang choh bhrợ ting cơnh âng đha nuôr Cơ Tu: doó vêy hóa chất, doó vêy z’nươu c’chêêt bh’ruy tu cơnh đêêc bâc ngai kiêng. Tơợ đêêc, a noo Riah Dung dưr vaih cr’noọ tơơp bhrợ cha tơợ pih ngam âng vel đong. “Tơợ bêl k’tứi acu lâng pr’loọng đông ơy chóh pa dưr tơơm pih ngam. Bêl học cấp 3 lâng sinh viên nắc lêy choom bơơn zên đắh pih nâu nắc acu moon lâng pr’loọng đông chóh t’bhứah lấh mơ.” Anoo Riah Dung xay moon.
Anoo Riah Dung tơơp pa dưr bh'rợ tr'nêng tơợ tơơm pih ngam vel đong.
Ting a noo Cơlâu Hoài, Bí thư Huyện Đoàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, xooc đâu, coh vel đong chr’hoong Tây Giang vêy lâh 30 pr’đhang bh’rợ bhrợ cha âng đha đhâm c’mâr, coh đêêc 10 pr’đhang đơơng chô bh’nơơn pa bhlâng liêm choom. Pa dhang moon cơnh Hợp tác xã Nông nghiệp Ch’Ơm âng a noo Alăng Lơ; pr’đhang pa dưr tơơm z’nươu sâm bakich đơơng đh’nơc Ánh Dương âng a noo Cơlâu Thái Ngọc; pr’đhang bh’rợ choh pih vel đong âng a noo Riah Dung... A noo Cơlâu Hoài đoọng năl, “Xooc đâu, coh vel đong chr’hoong Tây Giang âi vaih bâc pr’đhang bhrợ cha âng đha đhâm c’mâr. Đoọng bhrợ t’vaih ha đoàn viên đha đhâm c’mâr tơơp bhrợ cha, a zi âi, xooc lâng vêy t’bhlâng pa zum lâng apêê ban ngành đoọng pa choom đoọng n’đăh z’hai bhrợ têng, xay truih pa căh pr’đhang bh’rợ liêm choom đoọng pa trơơi loom bhr’nhool âng apêê pr’zơc n’lơơng. Đh’rưah lâng n’năc bhrợ t’vaih pr’đơợ ha peê pr’đhang bh’rợ bhrợ pa dưr chr’năp bh’nơơn âng đay đoọng ha dưr dal chr’năp. Lâh đhị đêêc, a zi vêy chơơc lêy apêê đại lý, công ty pay câl bh’nơơn bh’rợ, chơơc c’lâng yêm têêm ha bh’nơơn bh’rợ âng đha đhâm c’mâr. Đợ pr’đhang n’nâu căh muy bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng ha đha đhâm c’mâr coh vel đong năc dzợ bhrợ t’vaih râu băr dzang t’đang t’pâh bâc pr’zơc p’niên ting pâh."
Đợ tơơm pih ngam coh vel đong Tây Giang bơơn xay moon đha hum yêm ngam la lay
Cơnh lâng râu bhriêl g’lăng, x’răng đa đơơh, pân k’noọ pân bhrợ, bâc pr’zơc p’niên Cơ Tu âi z’lâh c’la đay, dưr bhrợ cha ca van ca bhố liêm ta nih đhị vel đong da ding ca coong âng đay./.
-----------
Thanh niên Cơ Tu khởi nghiệp từ làng
Alăng Lợi
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có gần 480 mô hình thanh niên phát triển kinh tế, thu hút hơn 3.500 thanh niên tham gia. Trong đó có nhiều mô hình của thanh niên đồng bào các dân tộc thiểu số vùng miền núi Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My,... Câu chuyện khởi nghiệp thành công của nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã và đang truyền cảm hứng cho thanh niên miền núi trên con đường lập thân, lập nghiệp. CM “Bàn cách làm ăn” giới thiệu đến bà con và các bạn một số mô hình làm giàu từ trồng cây dược liệu và cây ăn quả của các bạn trẻ huyện vùng cao biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Anh Thái Ngọc bên vườn sâm ba kích 1 năm tuổi của mình
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở thôn Pr’Ning, xã Lăng, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, anh Cơlâu Thái Ngọc luôn trăn trở tìm hướng thoát nghèo ngay trên quê hương mình. Nhận thấy điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở vùng cao biên giới Tây Giang rất thích hợp để trồng sâm ba kích, đẳng sâm, sa nhân tím.., sau khi tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn, Ngọc trở về quê đầu tư phát triển cây dược liệu. Năm 2017, từ nguốn vốn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội, anh dành nhiều công sức ươm trồng trên diện tích 2 sào đất ươm giống sâm ba kích bản địa, đồng thời trồng thêm 3 hécta vườn sâm ba kích. Sau 3 năm, mô hình này đã phát huy hiệu quả. Đã ở tuổi 28, anh Thái Ngọc khoe, hiện mỗi năm gia đình anh thu được trên dưới 200 triệu đồng từ bán sâm giống và củ sâm. "Tôi sẽ đầu tư mở rộng thêm vườn ươm giống và liên kết với bà con trồng sâm. Tôi có giống, bà con có đất. Và tôi sẽ đứng thu mua lại sản phẩm sâm từ bà con để xây dưng một chuỗi liên kết, tạo ra thương hiệu cho sản phẩm của mình. Hiện nay, giá bán cây giống 6 nghìn đồng/cây." Anh Ngọc chia sẻ thêm.
Cam tuyết Tây Giang có vị thơm ngon đặc biệt
Bên cạnh cây dược liệu, cây cam Tây Giang cũng nổi tiếng khắp nơi với hương vị thơm ngon rất đặc trưng. Người có công duy trì thương hiệu cam Tây Giang là Ríah Dung ở thôn Arooi xã Gary. Chỉ vào vườn cam rộng hơn 4 ha với 2000 cây trĩu quả sắp cho thu hoạch, anh Ríah Dung khoe, năm ngoái, cam được mùa, mỗi hecta cho năng suất hơn 10 tấn. Với giá bình quân 25.000 đồng/1kg, năm ngoái anh thu lãi khoảng 50 triệu đồng/hecta. Từ thành công của năm ngoái, năm nay, anh trồng thêm 2000 gốc. Anh Riah Dung chia sẻ, ở 4 xã vùng cao, cây cam tuyết vốn đã tồn tại hàng trăm năm. Những cây cam bản địa cả trăm năm tuổi ở đây không chỉ sai quả mà còn rất thơm ngon. Lâu nay, bà con Cơ Tu chỉ trồng cam để ăn uống trong gia đình. Khi còn là sinh viên trường Đại học Quảng Nam, mỗi lần về thăm nhà Dung đều hái cam về xuôi làm quà cho bạn bè và thầy cô giáo, mọi người ai cũng khen ngon. Đặc biệt, cây cam Tây Giang canh tác theo kiểu truyền thống: không hóa chất, không thuốc trừ sâu nên rất được ưa chuộng. Từ đó, anh Ríah Dung nảy ra ý tưởng lập nghiệp từ cây cam bản địa. "Từ khi nhỏ, tôi cùng gia đình cũng đã trồng và phát triển cây cam. Đến khi học lên cấp 3 và thời sinh viên thì tôi nhận thấy có thể kiếm tiền từ việc phát triển cây cam là rất lớn. Từ đó, tôi nói với gia đình trồng và mở rộng diện tích vườn cảm của gia đình hơn.” Anh Riah Dung chia sẻ.
Theo anh Cơlâu Hoài, Bí thư Huyện Đoàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, hiện nay, trên địa bàn huyện Tây Giang có hơn 30 mô hình khởi nghiệp của thanh niên, trong đó 10 mô hình đem lại hiệu quả kinh tế khá. Tiêu biểu như mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp Ch’ơm của anh A Lăng Lơ; mô hình phát triển cây dược liệu sâm ba kích mang nhãn hiệu Ánh Dương của anh Cơlâu Thái Ngọc; mô hình phát triển cây cam bản địa của anh Ríah Dung… Anh Cơlâu Hoài cho biết: Những mô hình này không chỉ tạo thêm công ăn việc làm cho thanh niên địa phương mà còn tạo sự lan tỏa, thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia.“Hiện nay, trên địa bàn huyện Tây Giang đã xuất hiện rất nhiều mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên thanh niên. Để tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các ban ngành để tập huấn chuyển giao kỹ thuật, giới thiệu những mô hình thành công để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ khác. Đồng thời tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế xây dựng thương hiệu cho mình để nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tìm mối liên kết với các đại lý, công ty thu mua nông sản, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của thanh niên.” Anh Hoài cho biết thêm.
Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ Cơ Tu đã vượt lên chính mình, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên quê hương miền núi cao./.
Viết bình luận