Bêl ra’diu nắc lêy bhuốih p’loọng vel bhươl, đhanuôr k’rong pazưm lâng t’coóh vel ra’văng pr’đươi pr’dua bhuốih bhrợ. pr’đươi đoọng bhuốih a’bhô dang nắc zâp pr’loọng đông ra’văng pazêng cha’nêếh, pô p’lêê, lêệ lâng búah. Lấh mơ nắc lêy vêy a’vị đêệp âng đợ apêê pân’đil cóh pr’loọng đông bhrợ têng đoọng ha bhô dang.
T’coóh vel Che Uyên, vel Nà Sược, chr’val Ea Huar, chr’hoong Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk đoọng năl, cr’noọ bh’rợ âng bhiệc bhuốih nâu nắc rơơm kiêng vel đông doọ râu lưm cắh liêm crêê, cắh pr’đoọng. bêl bhrợ têng bhiệc bhan nắc zâp ngai cóh vel đông chrooi đoọng câl a’ọc, ha dợ búah lâng zâp râu pr’đươi bhuốih lơơng nắc zâp pr’loọng đông tự ra’văng.
Ting lêy đhr’năng âng zâp pr’loọng đông nắc đợ pr’đươi bhuốih bhrợ lêy bấc hay cắh. lấh mơ, đhanuôr cung ra’văng pr’đươi pr’dua cắh choom cắh vêy nắc nến, ta bhrợ tơợ đông a’mát ơy lứch ta pị pay đác. Xang nặc lêy pay a’ngoọn chọ đhị têy. Zâp pr’loọng đông nắc ra’văng đợc đợ a’ngoọn lêy chọ ma mơ lâng đợ apêê cóh pr’loọng đông đay, đoọng xang bêl bhrợ bhiệc bhuốih liêm xang zâp a’ngoọn chỉ nâu nắc chọ đhị têy âng zâp ngai. Xay moon ooy râu chr’nắp âng bhiệc bhuốih p’loọng vel đông, t’coóh vel Che Phiên đoọng năl: “Nâu đoo nắc bhiệc bhuốih ơy váih tơợ đenh ặ, bơơn bhrợ padưr đoọng rơơm zâp râu liêm crêê ha vel đông, tu cơnh đâu nắc ơy bơơn zư đợc tất lang. vêy đợ j’niêng cr’bưn n’lơơng lêy choom lơi jợ hân đhơ cơnh đêếc, bhiệc bhuốih p’loọng vel nâu cắh choom lơi. Cóh vel bhươl âng zi cắh vêy c’moo n’đoo ta lơi bhiệc bhuốih nâu, c’moo n’đoo cung bhrợ têng liêm ta’níh. Bêl ahay bêl dzợ mamung nắc a’conh a’bhướp cung bhrợ têng bhiệc bhuốih nâu. Hadang zư đợc bhiệc bhuốih vel nắc âng đơơng bấc râu liêm chr’nắp ha vel đông đay, tước ooy k’tiếc k’ruung, đoọng ha k’coon cha’châu đay. Acu băn ta’rí, k’roóc cung ting t’ngay ting padưr pa’xớc liêm choom.”
Đợ pr’đươi âng zâp pr’loọng đông pazưm bhrợ bhuốih zêng ta đợc đhị ta bhuốih bhrợ. đhị đâu, t’coóh vel nắc ơy pa’đhâng cha’nur, mưy pa’pan bhuốih đợc bhuốih. bêl zâp pr’loọng đông cóh vel ơy lêy lướt zâp, t’coóh vel nắc ley plong p’cắh moon bhiệc bhuốih bhrợ p’loọng vel đông nắc tơợp bhrợ. t’coóh vel nắc r’dợ ting đợc zâp râu pr’đươi bh’rợ bhuốih bhrợ cóh bàn thờ, lâng lêy bhuốih bhrợ a’bhô dang.
L’lăm, t’coóh vel nắc lêy hr’lục pazưm a’ham a’ọc lâng búah n’dza, xang nặc cắt 3 c’nắt loom a’ọc, tắc ooy mưy chr’vắc ki’niêng pa’đhâng đhị zợ búah. M’bứi lêệ cha’choóh pa’nhoonh, hr’lục lâng m’bứi lêệ a’ọc đoọng đợc đhị zâp c’toọr âng zợ búah. Đhanuôr cung lêy plăm đợc pr’đươi bhuốih bhrợ âng pr’loọng đông đay ra’văng tơợ l’lăm đợc đănd dhị đêếc. bêl têêm ngăn, t’coóh vel nắc tơợp bhuốih: “Ơ a’bhô dang kruung đác, crâng dading. Ơ a’bhô dang r’vai r’ô âng a’conh a’bhướp, tô bhúh… zước nhăn đoọng ha zâp a’bhô dang nắc lêy zư vel bhươl zi, zooi zúp đoọng ha zâp ngai taluôn k’rơ, g’đéch râu cắh pr’đoọng bhrêy tắh, k’ay k’naanh. Zước nhăn boo đhí liêm crêê, hân noo bhrợ têng váih liêm, ha’roo bịng zơng, a’bhoo cung bịng. băn ta’rí, k’roóc a’ọc dưr váih bấc, cóh đông têêm ngăn, bhui har….”
Zâp ngai nắc dzoọng zr’lụ cha’nur nâu bhrợ bhiệc bhuốih. xang nặc zâp ngai p’cắh mặt đoọng ha zâp pr’loọng đông lêy k’đươi ôộm búah. Apêê nắc mưy đắh lêệ, xang nặc toong búah ooy a’lui đơơng chô. Xang bêl pr’lứch bhiệc bhuốih âng t’coóh vel lâng đhanuôr đhị p’loọng vel, nắc zâp ngai đơơng chô đợ râu pr’đươi bhuốih bhrợ nâu cóh đông, lêy cơnh ngoọ râu pr’đoọng chr’nắp. apêê âng đơơng búah vêy lâng a’ham a’ọc n’jứah xứt cóh p’rang dzoọc cóh đông, lâng nắc đhị p’loọng đông. Bhiệc nâu nắc đoọng c’jơn t’mứt zêl cha’groong râu mốp lết, cắh pr’đoọng cóh vel đông. Apêê ga’rựa t’ha nắc lêy pay a’ngoọn chỉ t’mêê chô đắh bhuốih, p’dzong ooy búah a’ham a’ọc nâu, xang nặc chọ đhị têy đoọng ha zâp ngai, tơợ pậ tước tứi, nâu đoo nắc đoọng a’bhô dang zư lêy. P’căn U Thuyn, cóh chr’val Ra Huar, chr’hoong Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk xay moon: “Bêl pấh bhrợ bhiệc bhuốih vel nắc azi cung zước nhăn, zâp ngai cóh vel pấh bhrợ bấc bhlâng. Bhiệc zư lêy bhuốih nâu nắc liêm crêê, tu nắc ơy bơơn zư đợc tơợ đenh ahay, nắc lêy zư đợc tước lang k’coon cha’châu cung lêy bhrợ padưr. Bêl bhuốih bhrợ xang, apêê t’coóh bhlâng nắc chọ a’ngoọn chỉ ooy têy âng apêê t’coóh thứ 2 cóh pr’loọng đông, xang nặc lêy chọ đoọng ha zâp apêê cóh đông đợ lứch, nắc đoo j’niêng cr’bưn âng acoon cóh M’nông hêê. Bhiệc nâu đoọng ha cr’noọ bh’rợ zư lêy đoọng doọ râu lưm cắh pr’đoọng, ma k’ay k’naanh. Ngai cung bơơn mamung k’rơ.”
Pr’lứch bhiệc bhan đhị zâp pr’loọng đông, zâp ngai nắc âng đơơng ôộm cha zâp râu pr’ôộm ch’na âng đay ơy ra’văng. P’niên nắc cha a’vị đêệp, đắh lêệ, apêê ga’rựa t’ha nắc chấc ôộm búah. Ooy xa’nưl chiing pr’hay, zâp apêê pân’jứih pân’đil, manứih t’coóh t’ha đh’rứah lâng p’niên nắc ting pấh múa hát. đợ pr’múa, đợ pr’hát pr’hay hát toong t’ngay, tước mơ lứch búah, mơ boọl, p’niên bếch đhị toor ta’pêếh cát óih./.
Ý nghĩa tốt đẹp Lễ cúng cổng buôn của người M’nông.
PV H’Thi
Lễ cúng cổng buôn của người M’nông thông thường diễn ra vào khoảng cuối mùa khô, đầu mùa mưa, trước khi bà con chuẩn bị làm nương rẫy. Đây là nghi lễ quan trọng và không thể thiếu trong năm, cầu cho mưa thuận gió hoà, gia đình yên vui, người người khoẻ mạnh, mùa màng bội thù và buôn làng tránh được những rủi ro tai ương.
Vào buổi sáng tiến hành lễ cúng cổng buôn, người dân tập trung cùng già làng chuẩn bị lễ vật. Vật phẩm để dâng lên các vị thần được các gia đình chuẩn bị bao gồm gạo, hoa quả, thịt và rượu cần. Đặc biệt là phải có bánh nếp do tự tay những người phụ nữ trong gia đình làm dâng lên thần linh.
Già làng Che Uyên, buôn Nà Sược, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak, cho biết, mục đích của lễ cúng này là cầu mong buôn làng tránh được tai ương, những điều không may. Khi tổ chức lễ thì cả buôn có thể góp chung vào mua heo, còn rượu và các lễ vật khác thì các gia đình tự chuẩn bị.
Tuỳ theo khả năng của các gia đình mà lễ vật mang đi cúng sẽ có nhiều hay ít. Ngoài ra, bà con cũng chuẩn bị vật dụng không thể thiếu là cây nến, được làm từ sáp ong sau khi đã vắt hết mật. Tiếp theo đó là sợi chỉ cột tay. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị số dây chỉ buộc tương đương với số người trong gia đình mình, để sau khi làm lễ cúng xong các sợi chỉ này sẽ được buộc vào cổ tay của từng người. Nói về tầm quan trọng của việc cúng cổng buôn, già làng Che Phiên, cho biết: “Đây là lễ cúng đã có từ rất lâu đời, được hình thành để mong mọi điều tốt đẹp cho buôn làng, vì vậy nó đã được lưu truyền qua bao thế hệ. Có những phong tục khác mình có thể bỏ được nhưng riêng lễ cúng cổng buôn thì không thể bỏ được. Trong buôn của tôi chưa có năm nào bỏ cái lễ cúng này, năm nào cũng được tổ chức, đã thành thông lệ. Ngày xưa khi còn sống thì cha tôi là người đứng ra chủ trì việc cúng buôn. Nếu duy trì việc cúng buôn nó sẽ đem lại điều tốt đẹp cho buôn làng mình, cho bến nước mình, cho con cháu của mình. Mình chăn nuôi trâu, bò cũng sẽ ngày một phát triển thành bầy thành đàn.”
Lễ vật được các gia đình tập trung tại đầu làng, nơi được chọn để tiến hành lễ cúng. Tại đây, già làng đã dựng sẵn một cây nêu, một cái ndrơng (bàn thờ) để đặt vật tế lễ. Khi các gia đình trong buôn đã đến đông đủ, già làng sẽ thổi một hồi tù và như lời báo lễ cúng cổng buôn được bắt đầu. Già làng lần lượt đặt các vật tế lễ lên bàn thờ, và thực hiện các nghi lễ cúng thần.
Trước tiên, già làng hoà tiết lợn cùng với rượu cần, rồi cắt ba lát gan lợn, xâu vào một chiếc que cắm lên miệng ché rựợu. Một ít cơm kèm thịt băm nhuyễn, trộn một ít tiết lợn để đặt xung quanh các tai của ché rượu cần. Dân làng cũng lần lượt đặt vật cúng do gia đình mình chuẩn bị từ trước ở bên cạnh đó. Khi đã ổn định, già làng bắt đầu bài khấn: “Hỡi thần sông, thần suối, thần núi, thần rừng. Hỡi linh hồn của ông bà tổ tiên… Cầu cho các thần canh giữ buôn làng chúng tôi, phù hộ cho mọi người luôn mạnh khoẻ, tránh được rủi ro tai ương, tránh được bệnh tật. Cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cho lúa đầy kho, cho bắp chắc hạt. Nuôi trâu trâu thành đàn, nuôi bò nuôi heo đầy sân đầy chuồng, nhà nhà yên vui, hạnh phúc…’’
Mọi người sẽ đứng quanh cây nêu cùng làm lễ cúng. Sau đó, mỗi người đại diện cho gia đình sẽ được mời lên uống rượu. Họ chỉ uống nhấp môi, rồi rót rượu vào các quả bầu mang về. Sau khi kết thúc phần cúng của già làng và người dân ở cổng buôn, thì mọi người sẽ mang lễ vật về nhà, coi như là “lộc ban”. Họ đem rượu có hoà tiết lợn vừa hiến tế bôi lên cầu thang hoặc cửa chính ngôi nhà. Điều này nhằm xua đuổi, ngăn những rủi ro đến với gia đình mình. Người lớn tuổi nhất sẽ lấy sợi chỉ vừa đi cúng về, nhúng vào rượu đã hoà tiết lợn, buộc vào cổ tay cho từng người, từ lớn đến bé, với ý nghĩa mọi người đều sẽ được thần linh bảo vệ. Bà U Thuyn, ở xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak, tâm sự: “Khi tham gia lễ cúng buôn thì chúng tôi cũng khấn theo, cả buôn tham gia rất đông đủ. Việc duy trì lễ cúng này là rất tốt, vì nó đã được lưu truyền từ rất lâu rồi cho nên mình phải duy trì nó, đến đời con đời cháu mình cũng phải lưu truyền lại. Khi ở lễ cúng về người già nhất sẽ cột chỉ vào cổ tay của người lớn tuổi thứ hai trong gia đình, sau đó mình lại thứ tự cột chỉ tay cho từ thành viên cho đến hết, đó là phong tục của dân tộc M’nông mình. Việc này nhằm mục đích bảo vệ cho mình khỏi những đau bệnh và rủi ro. Ai cũng được khoẻ mạnh.”
Kết thúc phần lễ tại các gia đình, mọi người sẽ sang phần hội, cùng thưởng thức các món mà mình đã chuẩn bị. Trẻ nhỏ ăn bánh nếp, ăn thịt…, người lớn cùng nhau say sưa bên ché rượu cần. Trong tiếng chiêng ngân dài, các chàng trai cô gái, người già người trẻ cùng tham gia múa hát. Những điệu múa, những bài hát đối đáp nhau kéo dài cho đến hết ngày, tới khi rượu đã cạn, người đã say, trẻ em đã ngủ dài bên bếp lửa./.
Viết bình luận