Nắc muy cóh bấc c’bhúh acoon cóh hắt ma nứih cóh Hà Giang, n’đhơ cơnh đêếc nâu câi ma nứih Lô Lô cóh vel Sảng Pả A , thị trấn Mèo Vạc công dzợ bơơn zư đớc liêm đợ râu chr’nắp văn hoá ty đanh âng acoon cóh đay.
Vel Sảng Pả A vêy 118 pr’loọng đong nắc vêy 63 pr’loọng nắc ma nứih Lô Lô, ma mông bấc nắc lâng bh’rợ ch’chóh b’bêệt, băn rơơi, taanh n’đooh a doóh lâng pa câl la lêếh ta tứi cóh bấc t’ngay chợ phiên. N’đhơ nắc muy vel ặt đhị trung tâm chr’hoong, n’đhơ cơnh đêếc đha nuôr cóh đâu công dzợ bơơn zư đớc dợ râu văn hoá âng ma nứih Lô Lô. Râu đâu nắc pa cắh ghít cóh pr’ặt tr’mông zấp t’ngay, cóh bhiệc bhan lâng cóh xa nập xấp, pa bhlâng nắc xa nập pân đil. C’moo 2007 vel Dảng pả A bơơn xay moon nắc Vel văn hoá du lịch âng chr’hoong Mào Vạc
Đươi vêy râu k’rong bhrợ âng chr’hoong Mèo Vạc, âi vêy vel Sảng pả A đoọng bhrợ têng cr’noọ ặt bhrợ văn hoá za zum. Nâu đoo công nắc đhị c’bhúh văn nghệ dân gian âng vel buôn bhrợ têng cha ớh đợ pr’múa, tr’coó xa nul ty đanh âng ma nứih Lô Lô; đhị đêếc chroi đoọng zư đớc đợ văn hoá ty đanh âng acoon cóh lâng bhrợ đoọng ha pêê c’bhúh t’mooi cóh cr’loọng k’tiếc lâng k’tiếc k’ruung n’lơơng tước la lêy, du lịch; pa bhlâng nắc cóh bêl bhiệc bhan Chợ tình Khau Vai cắh cậ bấc t’ngay bhiệc bhan bơơn bhrợ têng zấp t’ngay đhị chr’hoong, tỉnh….
Vel Sảng Pả A dzợ bhrợ t’váih C’bhúh íh taanh xa nập Lô Lô cơnh lâng 24 cha nắc. a moó Lùng Thị Minh, Trưởng c’bhúh đoỌng năl: Pa zêng pân đil Lô Lô zêng k’đươi pa choom íh taanh bêl dzợ tứi, đoọng bêl dưr pậ nắc vêy choom ma íh bhrợ ha đay đợ xa nập liêm bhlâng. Xa nập âng ma nứih pân đil Lô Lô bơơn bhrợ pa bhlâng k’đháp, pa chăm záp râu x’rắ liêm cơnh hình tam giác, hình vuông, hình p’lêê thảo quả… Khăn poor a cọ bơơn pa chăm lâng apêê c’bhúh x’rắ lâng apêê pa nóh pr’hoọm bhưưng ang. Đoọng mặ bơơn íh bhrợ xang xa nập nắc bil 2 tước 3 c’moo vêy mặ xang.
Bêl íh pân đil Lô Lô cắh đươi pr’đhang nắc muy k’đhơợng bêệ bhai đoọng íh, apêê c’lâng za rum bơơn íh bhrợ liêm z’hai. Bh’nơơn âng c’bhúh bhrợ t’váih bấc nắc đợ xa nập xập, pr’chăm pr’chir… Lấh mơ chóh bêệt băn rơơi, zấp c’xêê apêê ngai cóh c’bhúh íh taanh dzợ vêy thu nhập lấh 2 ức đồng tơợ bh’rợ íh taanh apêê bh’nơơn.
Ma nứih Lô Lô vêy bấc bhiệc bhan, n’đhơ cơnh đêếc tr’haanh bhlâng nắc bhiệc bhan cha a bhoo t’mêê lâng bhiệc bhan ca văr boo. Tu pr’đơợ cắh liêm crêê, ma nứih Lô Lô cóh Sảng Pả A nắc muy choom chóh a bhoo muy hân noo moọt x’ría hân noo ha pruốt dzang tơớp lúh hân noo ch’noọng, lâng bơơn đêếh pay moọt c’xêê 9 lâng 10. Xang bêl đêếh pay xang, đha nuôr nắc tơợp bhrợ bhiệc bhan cha a boo t’mêê. Cóh apêê t’ngay bhiệc bhan buôn vêy apêê bha nuốih cơnh a lắc, a vị đhoóh, a tứch cắh cậ a óc bơơn bhrợ têng đhị muy ta la ha rêê âi đêếh pay xang. Apêê đoo k’ươi ma nứih tước bhuốih bhrợ chắp hơnh a bhô dang ha rêê đhuốch, a dích a bhướp, plêêng k’tiếc lâng ca văr pa nhưa đoọng ha c’moo t’tun boo liêm đhí crêê, bhrợ têng liêm choom. Bhiệc bhan cha a boo t’mêê bơơn k’đhơợng bhrợ zấp c’moo lâng bơơn bhrợ ga mắc n’đhang c’bơớch.
Bhiệc bhan ca văr boo buôn ta bhrợ moọt ha lúh c’xêê 3 (âm lịch) zấp c’moo, cơnh lâng đhr’niêng bh’rợ liêm la lay, bơơn zư đớc tơợ lang n’nâu tước lang n’tốh, ca văr đoọng ha boo liêm đhí crêê, hân noo bhrợ têng choor chấc. Nâu đoo nắc muy bhiệc bhan đhr’niêng cr’bưn tr’mông tr’mêếh, apêê đoo moon, ca văr, xay moon cr’noọ cr’niêng c’moo đâu vêy bấc cr’liêng boo xiêr ha tộ tước ta la ha rêê ting t’ngay t’viêng liêm, đoọng đha nuôr vel bơơn choor, pr’ặt tr’mông ca bhố ngăn. Pr’đươi đoọng bhuốih nắc pa zêng a tứch gôông, a choom bhoọt lâng n’loong cắh cậ lâng nam, c’bát đác, bhôốc a lắc; n’coo hương ta bhrợ alang cram pa cắh đoọng ha 4 n’đắh plêêng k’tiếc, đh’rứah lâng hương, bha ar vàng, bạc. muy pr’đươi bhuốih cắh choom cắh vêy cóh bhiệc bhan ca văr boo âng đha nuôr Lô Lô nắc đoo cha gâr đồng lâng n’jưl nhị. Đhị bh’rợ bhrợ têng bhiệc bhan, đha nuôr acoon cóh Lô Lô dzợ pa choom đoọng ha ca coon cha chau râu hâng hơnh lâng zư đớc đợ râu chr’nắp văn hoá ty đanh, liêm pr’hoọm acoon cóh. Lấh n’nắc, đha nuôr Lô Lô dzợ vêy đợ văn hoá dân gian bấc cơnh pa cắh đhị apêê pr’múa, bhr’ươr pr’hát, t’rúih bh’lô bh’la./.
Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc (Hà Giang)
(VOV4)
Là một trong những dân tộc ít người ở Hà Giang, nhưng đến nay người Lô Lô ở xóm Sảng Pả A (thị trấn Mèo Vạc) vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Xóm Sảng Pả A có 118 hộ gia đình thì có 63 hộ là dân tộc Lô Lô, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, dệt thổ cẩm và buôn bán nhỏ trong những ngày chợ phiên. Tuy là xóm nằm tại trung tâm huyện, nhưng người dân ở đây vẫn giữ được những nét văn hóa của người Lô Lô. Điều này thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, trong lễ hội và trong trang phục, nhất là trang phục phụ nữ. Năm 2007 xóm Sảng Pả A được công nhận là Làng Văn hóa du lịch của huyện Mèo Vạc.
Nhờ sự đầu tư của huyện Mèo Vạc, đã có xóm Sảng Pả A để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Đây cũng là nơi đội văn nghệ dân gian của xóm thường xuyên tổ chức biểu diễn các điệu múa, nhạc cụ truyền thống của dân tộc Lô Lô; qua đó góp phần bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc và phục vụ các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch; nhất là trong dịp Lễ hội Chợ tình Khau Vai hay các ngày lễ lớn được tổ chức hàng năm tại huyện, tỉnh...
Xóm Sảng Pả A còn thành lập Nhóm thêu thổ cẩm Lô Lô với 24 thành viên. Chị Lùng Thị Minh, Trưởng nhóm cho biết: Hầu hết phụ nữ Lô Lô đều phải học thêu thùa, may vá từ khi còn tấm bé, để lúc lớn lên có thể tự tạo cho mình những bộ trang phục đẹp nhất. Trang phục của người phụ nữ Lô Lô được làm rất công phu, trang trí các loại hoa văn tinh xảo như hình tam giác, hình vuông, hình quả thảo quả… Khăn quấn đầu được trang trí bằng các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Để hoàn thiện một bộ trang phục phải mất 2 đến 3 năm mới xong.
Khi thêu phụ nữ Lô Lô không dùng khung mà chỉ cầm miếng vải để thêu, các đường kim mũi chỉ được xử lý rất khéo léo và tinh tế. Sản phẩm mà Nhóm làm ra chủ yếu là hàng lưu niệm như thổ cẩm, trang phục, hàng trang sức... Ngoài trồng trọt và chăn nuôi, hàng tháng các thành viên trong nhóm đều có thu nhập trên 2 triệu đồng từ nghề thêu các sản phẩm.
Người Lô Lô có nhiều lễ hội, nhưng tiêu biểu là Lễ mừng ngô mới và Lễ hội cầu mưa. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người Lô Lô ở Sảng Pả A chỉ trồng được một vụ ngô vào cuối mùa xuân sang đầu mùa hè, và thu hoạch vào tháng 9 và tháng 10. Sau khi thu hoạch xong, người dân tiến hành tổ chức lễ mừng ngô mới. Trong ngày lễ thường có các lễ vật như rượu, xôi, gà hoặc lợn được tổ chức tại một mảnh nương đã thu hoạch xong. Họ mời thầy cúng đến làm lễ cảm tạ thần nông, tổ tiên, trời đất và cầu khấn cho năm sau mưa thuận, gió hoà, làm cho mùa màng tốt tươi... Lễ mừng ngô mới được duy trì hàng năm và được tổ chức trang trọng nhưng tiết kiệm.
Lễ hội Cầu mưa thường diễn ra vào đầu tháng 3 (âm lịch) hàng năm, với những nghi thức độc đáo, được lưu truyền từ đời này tới đời khác, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Đây là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực, họ tâm nguyện, cầu khấn, ước ao năm nay có nhiều hạt mưa rơi xuống tưới cho nương rẫy ngày càng xanh tốt, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm. Đồ để tế lễ bao gồm gà trống, chó, thanh kiếm bằng gỗ hoặc sắt, bát nước, chén rượu; ống hương bằng tre tượng trưng cho 4 phương trời, cùng với hương, giấy vàng, bạc. Một vật tế lễ không thể thiếu được trong lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô đó là trống đồng và đàn nhị. Thông qua việc tổ chức lễ hội, bà con dân tộc Lô Lô còn truyền dạy cho con cháu niềm tự hào và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, đồng bào Lô Lô còn có vốn văn hoá dân gian phong phú, thể hiện qua những điệu múa, làn điệu dân ca, truyện cổ tích./.
Viết bình luận