Cóh cr’chăl n’nâu, a óc 20 p’nong âng pr’loọng đong t’coóh Nguyễn Văn Lập, chr’val Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ dợ k’rơ, hân đhơ apêê pr’loọng đong b’băn đăn đêếc crêê pr’lúh pa zruáh a óc châu phi. T’coóh Lập xay moon, ơy đươi bh’rợ công nghệ vi sinh cóh 1 c’moo n’nâu. A đoo nắc vêy ta zúp zooi tơợ m’ma, bh’năn, a óc băn lâng đhị zr’lụ pa câl nhâm mâng: “C’rơ zâl pazêng rau pr’lúh âng a bóc k’rơ bhlâng, lêy pậ đơớh, cha k’rơ. Acu băn cóh 3 c’xêê nắc clơợng tơợ 90 – 95kg. Êế cloong doọ lấh n’nặ, c’rol băn công doọ váih pr’lúh, c’rơ âng a óc k’rơ, ch’ngaách, cóh toor nắc vêy t’bil độc, vi trùng. Rau liêm choom bấc lấh mơ bh’rợ băn a óc cơnh c’xu.”
T’coóh Tôn Thất Các, Trưởng ban Kỹ thuật Miền Trung, Tập đoàn Quế Lâm xay moon, bh’rợ pa dưr bh’rợ b’băn hữu cớ ting cơnh pr’đươi vi sinh âng Tập đoàn đươi dua tơợ c’moo 2013, lâng bh’rợ pa têết bhrợ đh’rứah lâng apêê hợp tác xã, đhanuôr b’băn. Cóh cr’chăl tr’nơớp nắc đhiệp băn tơợ 20 tước 30 p’nong, tước nâu cơy nắc băn hữu cơ tước k’r’bhâu p’nong, vêy ch’mêết lêy tơợ bêl tơớp băn tước ooy bh’rợ pa câl, nắc vêy ngành nông nghiệp xay moon dal bhlâng lâng xay moon nắc bh’rợ pa bhrợ hữu cơ liêm choom. Tước nâu cơy, Tập đoàn ơy đh’rứah lâng bấc pr’loọng đong, zr’lụ b’băn ga mắc đhị apêê chr’hoong Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà lâng muy bơr chr’hoong âng tỉnh Quảng Trị. Tập đoàn xay bhrợ liêm ghít bhlâng tơợ m’ma liêm, bh’năn băn liêm, c’rol crêê cơnh, êế clong nắc vêy ta u men vi sinh u cloóch crêê cơnh xa nay xay moon… T’coóh Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục b’băn Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế xay moon: đhị đhr’năng pr’lúh pa zruáh a óc châu Phi, bh’rợ nhâm mâng rau liêm crêê sinh học nắc bh’rợ bha lâng, cóh ha y nắc vêy ta bhrợ t’bhứah cóh prang zr’lụ: “Tr’nơớp nắc ooy bh’năn băn, bh’rợ chế biến lâng pa bhrợ đhị đêếc, đươi dua đợ bh’năn đơ xưa, cắh choom đơơng bh’năn tơợ lơơng xoọc vêy pr’lúh. Xa nay rau bơr nắc ooy m’ma, ma pa bhrợ, cắh choom pay tơợ lơơng, nắc bh’rợ chr’nắp pa bhlâng, bh’rợ b’băn cơnh đâu nắc doọ choom nha nhự, tu, cóh đâu vêy men sinh học ta đươi đh’rứah lâng bhr’lếp sinh học bhrợ ha bh’năn buôn u cloóch bil, pa dưr c’rơ, ting n’nắc pa xiêr rau n’nặ mốp âng môi trường.”
T’coóh Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc bhươl cr’noon xay moon, bh’rợ đươi dua pr’đươi vi sinh cóh bh’rợ băn a óc hữu cơ âng Tập đoàn Quế Lâm lâng pazêng pr’loọng đong b’băn n’lơơng nắc bh’rợ liêm choom. Hân đhơ pr’lúh pa zruáh a óc châu Phi trơơi boọ đơớh đhị apêê tỉnh, thành phố miền Trung nắc bh’rợ âng Tập đoàn Quế Lâm đươi dua ooy bh’rợ băn a óc doọ choom crêê tước: “Acu ơy lướt lêy bấc bh’rợ âng Quế Lâm cóh bấc vel đong prang k’tiếc k’ruung. Pazêng bh’rợ n’nâu nắc ắt cóh apêê vel đong vêy pr’lúh pa zruáh a óc Châu Phi nắc xang muy bơr c’xêê, tơợ 01/02/2019 tước nâu cơy, doọ vêy bh’rợ hân đoo âng Quế Lâm băn ting cơnh hữu cơ crêê pr’lúh. Nâu đoo nắc rau liêm choom cóh tr’nơớp vêy ta haanh déh. Liêm choom bhlâng! Lâng bh’rợ n’nâu, ahêê rơơm xang g’lúh pr’lúh pa zruáh a óc Châu Phi n’nâu, nắc pazêng pr’loọng đong b’băn nắc choom bhrợ têng cớ lâng bh’rợ đươi dua crêê cơnh pr’đươi âng tập đoàn Quế Lâm”./.
Khuyến khích chăn nuôi lợn hữu cơ
áp dụng công nghệ vi sinh
PV Lê Hiếu/VOV-Miền Trung
Trong khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại các địa phương thì các gia trại, trang trại áp dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ tại thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn an toàn. Mô hình được áp dụng thành công trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Trong chuyến kiểm tra thực tế mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ khuyến khích mô hình này.
Thời điểm này, đàn heo 20 con của hộ ông Nguyễn Văn Lập, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy vẫn khỏe mạnh, dù các hộ chăn nuôi lân cận bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi. Ông Lập cho hay, đã áp dựng quy trình công nghệ vi sinh 1 năm nay. Ông được hỗ trợ từ con giống, thức ăn, đầu vào và đảm bảo đầu ra ổn định: “Sức đề kháng cao, chống được mọi dịch bệnh, thấy tăng trưởng nhanh, ăn uống khỏe. Em nuôi đây trong vòng 3 tháng được 90kg-95kg. Thức ăn phân ra không bị hôi, trại không bị dịch, sức đề kháng cao, mát, xung quanh tiêu độc khử trùng. Năng suất cao so với nuôi heo trước đây nuôi thường.”
Ông Tôn Thất Các, Trưởng ban Kỹ thuật Miền Trung, Tập đoàn Quế Lâm cho biết, việc phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh của Tập đoàn ứng dụng từ năm 2013, bằng phương thức liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân. Thời gian đầu, chỉ nuôi mô hình 20 đến 30 con, đến nay đã phát triển chăn nuôi hữu cơ lên hàng ngàn con, có sự kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra, được ngành nông nghiệp đánh giá và chứng nhận chuỗi sản xuất chăn nuôi hữu cơ an toàn. Đến nay, Tập đoàn đã liên kết với nhiều hộ/gia trại tại các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà và một số huyện của tỉnh Quảng Trị. Tập đoàn rất chú trọng từ khâu giống sạch, thức ăn chất lượng tốt, chuồng nuôi đảm bảo diện tích, an toàn, chất thải được ủ với men vi sinh phân giải tốt đảm bảo yêu cầu… Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi, giải pháp về củng cố an toàn sinh học là giải pháp duy nhất, sắp tới sẽ nhân rộng trên địa bàn: “Đầu tiên là vấn đề thức ăn, việc chế biến và sản xuất tại chỗ, không tận dụng thức ăn thừa, không đưa thức ăn từ các nơi đang có nguồn dịch. Vấn đề thứ hai là vấn đề con giống, tự sản xuất, không đưa từ ngoài vào, là giải pháp hết sức quan trọng, cách chăn nuôi như thế này là không có vấn đề ô nhiễm, bởi vì, ở đây có men sinh học áp dụng cùng với các đệm lót sinh học làm cho thức ăn dễ tiêu, tăng cường sức đề kháng, đồng thời giảm được mùi hôi của môi trường.”
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá, ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm và những hộ chăn nuôi liên kết là mô hình tốt. Dù dịch tả lợn châu Phi lan nhanh tại các tỉnh, thành phố Miền Trung nhưng mô hình của Tập đoàn Quế Lâm áp dụng vào chăn nuôi lợn không bị ảnh hưởng: “Tôi đã đi xem nhiều mô hình của Quế Lâm, tại nhiều địa phương trong cả nước. Hầu hết các mô hình này đều nằm ở các địa phương có dịch tả lợn Châu Phi nhưng sau mấy tháng, từ 01/02/2019 đến nay, chưa có một mô hình nào của Quế Lâm nuôi theo hướng hữu cơ mà bị nhiễm bệnh. Đây là một hiệu quả bước đầu ghi nhận. Rất tốt! Với mô hình này, chúng ta có thể hy vọng sau đợt dịch tả lợn Châu Phi này, thì các hộ chăn nuôi vẫn có thể tiếp tục được với kết quả ứng dụng công nghệ của tập đoàn Quế Lâm./.”
Viết bình luận